Lý luận về cơ sở địa lý cho phát triển nông-lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)

8. Cấu trúc của luận án

1.2. LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP

1.2.2. Lý luận về cơ sở địa lý cho phát triển nông-lâm nghiệp

1.2.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN

Các điều kiện địa lý là các yếu tố hình thành cấu trúc CQ và CQ là nơi diễn ra các hoạt động của con ngƣời, trong đó có hoạt động SXNLN nên giữa chúng ln ln có mối quan hệ qua lại với nhau. Mối liên hệ này đƣợc thể hiện sự tƣơng đồng giữa các điều kiện địa lý với cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN (bảng 1.1). Đây chính là cơ sở để có những định hƣớng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN.

Bảng 1.1. So sánh các điều kiện địa lý, cấu trúc CQ và ho t động SXNLN

TT Các điều kiện địa lý Cấu trúc CQ Các yếu tố đầu vào của SXNLN

1 Địa chất Cấu trúc địa chất và nham thạch Đá tạo đất

2 Địa hình-địa mạo Các kiểu và dạng địa hình Mặt bằng SX

3 Khí hậu Các kiểu khí hậu Sinh khí hậu cho NLN

4 Thủy văn Chế độ thủy văn Nguồn nƣớc tƣới

5 Thổ nhƣỡng Các nhóm, loại đất Dinh dƣỡng đất

6 Sinh vật Thảm thực vật Giống cây trồng và vật nuôi

7 Kinh tế - xã hội Hoạt động nhân sinh

Sức lao động, tri thức khoa học và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nơng nghiệp

Qua bảng 1.1. có thể thực hiện 2 phép so sánh sau đây:

- So sánh giữa điều kiện địa lý và cấu trúc CQ cho thấy, ở nhóm tổ hợp các yếu tố tự nhiên thì giữa các điều kiện địa lý tự nhiên và cấu trúc của CQ có sự tƣơng đồng lớn; cịn ở yếu tố KTXH (trong đó có con ngƣời) đƣợc thể hiện ở các

hoạt động nhân sinh sẽ là một hợp phần của CQ, có tác động đến CQ theo các mức độ khác nhau từ yếu đến mạnh và ngƣợc lại, CQ lại là sản phẩm của chính sức lao động của con ngƣời trên lãnh thổ.

- So sánh giữa cấu trúc CQ và các yếu tố đầu vào của SXNLN cho thấy, các hợp phần của cấu trúc CQ là tiền đề cho các hoạt động SXNLN vì nó cung cấp yếu tố liên quan đến đầu vào của SX. Ngƣợc lại, thông qua hoạt động SXNLN, con ngƣời đã tác động đến CQ, làm cho CQ bị biến đổi theo chiều hƣớng tốt lên hoặc xấu đi thông qua các hoạt động thay đổi bề mặt địa hình, kiểu thảm thực vật...

Những tác động của các hoạt động canh tác nơng nghiệp đến CQ cịn đƣợc phản ánh qua mức độ ứng dụng các biện pháp, phƣơng pháp canh tác, phịng chống các q trình tự nhiên khơng thuận lợi, các ứng dụng khoa học cơng nghệ, tính hiệu quả của tập đồn cây trồng, vật ni mỗi vùng [36],...

Nếu trong SXNLN, con ngƣời biết khai thác, sử dụng các điều kiện địa lý một cách hợp lý để biến nó thành tài ngun thì sẽ có những ảnh hƣởng tích cực lên CQ, từ đó dẫn đến việc hình thành các CQ nhân sinh với các loại cây trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái NLKH và các thảm thực vật rừng trong hệ sinh thái lâm nghiệp... Ngƣợc lại, những hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên một cách bất hợp lý nhƣ: chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy làm cho rừng bị mất, trở thành đồi núi trọc, bón phân hóa học nhiều hơn mức cần thiết trong SX nông nghiệp làm cho đất bị rửa trơi, bạc màu, thối hóa, giảm độ phì... dẫn đến thối hóa CQ. Nhiều quần xã thực vật sau những tác động của con ngƣời đã biến thành những trảng cỏ và trảng cây bụi... Các tác động đó sẽ dần dần làm phá vỡ cân bằng sinh học và tuần hoàn vật chất trong CQ.

1.2.2.2. Phân tích và đánh giá cảnh quan - cơ sở địa lý cho phát triển NLN

Cảnh quan học là tên gọi của một ngành khoa học địa lý hoàn chỉnh đƣợc sử dụng để biểu thị tƣ tƣởng chung về tập hợp quan hệ tƣơng hỗ của các hiện tƣợng khác nhau trên bề mặt trái đất [36]. Nó là một bộ phận của địa lý tự nhiên tổng hợp nghiên cứu các địa tổng thể ở quy mô địa phƣơng và khu vực bởi vì các đơn vị CQ là những đối tƣợng lãnh thổ cụ thể. Mỗi một đơn vị CQ hay một tổng hợp thể tự nhiên là một phần của vỏ địa lý - địa tổng thể ở quy mô cấp hành tinh và là đối tƣợng nghiên cứu của địa lý học. Trong các tổng hợp thể tự nhiên, vai trò của các biện pháp kỹ thuật, các tác động nhân tác thông qua các hoạt động SX (trong đó có

NLN) đóng một vai trị quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt tự nhiên theo chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực, tăng cƣờng động lực của CQ, ảnh hƣởng sâu sắc đến cấu trúc và chức năng tự nhiên của chúng.

Vì vậy, việc nghiên cứu CQ cho phát triển NLN cũng đƣợc coi là cơ sở địa lý học cho phát triển NLN bởi vì hƣớng nghiên cứu CQ là hƣớng nghiên cứu một cách hệ thống, tổng hợp và toàn diện nhất về đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên và nhân văn, giữa các địa tổng thể trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ NLN.

Hƣớng tiếp cận nghiên cứu CQ để xác lập cơ sở địa lý cho phát triển NLN đƣợc xác định nhƣ sau:

- CQ là nơi cung cấp tài nguyên, là nơi diễn ra các hoạt động SXNLN và là khơng gian gian sinh sống của con ngƣời. Vì vậy, khi phân tích các nhân tố thành tạo CQ, cần phân tích cả về các đặc điểm tự nhiên cũng nhƣ vai trị của nó trong hoạt động sản xuất NLN với tƣ cách là tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động của con ngƣời ở trên lãnh thổ.

- Nghiên cứu sự phân hóa CQ với việc thành lập bản đồ CQ và phân vùng CQ nhằm xác định chức năng của các tiểu vùng trong phát triển NLN.

- Phân nhóm loại CQ theo khả năng sử dụng cho NLN để từ đó đánh giá CQ theo hƣớng tiếp cận KTST - một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lý ứng dụng có vị trí và vai trị rất quan trọng trong định hƣớng quy hoạch phát triển các loại cây trồng trên từng lãnh thổ cụ thể.

- Đề xuất định hƣớng quy hoạch bố trí các loại cây trồng hoặc nhóm cây trồng chính theo lãnh thổ và áp dụng một số mơ hình hệ KTST ở các TVCQ cho phát triển NLN.

1.2.2.3. Thực trạng khai thác và sử dụng cảnh quan cho nông - lâm nghiệp

Việc khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng và bảo vệ CQ cho NLN là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN. Thực tiễn phân bố các tập đồn cây trồng, vật ni của ngƣời dân là một quá trình chọn lọc lâu dài theo kinh nghiệm. Vì vậy, khi phân tích thực trạng khai thác, sử dụng CQ cho NLN cần tập trung vào những vấn đề sử dụng tài nguyên khí hậu, đất, nƣớc, dân số - lao động, các hoạt động phân bố SX, bố trí cơ cấu cây trồng, vật ni, mùa vụ trong NLN, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Đây chính là kết quả so sánh thực tiễn khai thác và sử dụng CQ với tiềm năng vốn có của nó (đã đƣợc xác định thơng qua đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái CQ cho các loại hình SXNLN), nhằm rút ra đƣợc các vấn đề còn bất hợp lý cần giải quyết trong định hƣớng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng CQ là một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất định hƣớng tổ chức không gian, đồng thời, nó cịn là cơ sở để đƣa ra các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất, phát triển các mơ hình hệ KTST ở các tiểu vùng CQ, bảo vệ MT và đề xuất những kiến nghị phù hợp với thực tiễn.

1.2.2.4. Xác lập các mơ hình hệ KTST phù hợp với sinh kế của người dân và hướng tới sự phát triển bền vững ở các tiểu vùng cảnh quan

Mỗi TVCQ có một đặc thù riêng về các điều kiện sinh thái tự nhiên và nhân văn, tạo nên không gian sống, không gian sinh tồn và phát triển riêng của mỗi tiểu vùng trong toàn bộ hệ thống. Trong mỗi tiểu vùng vừa có những cơ hội cho sự phát triển đồng thời cũng có những khó khăn, hạn chế cần có những giải pháp hữu hiệu, khả thi để biến các hạn chế, thách thức đó thành tài nguyên và tái sử dụng chất thải thành nguồn lực cho phát triển NLN. Sự phát triển NLN ở địa bàn nghiên cứu có những điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi nhƣ có diện tích đất cát rộng lớn (chiếm 20,6% diện tích tự nhiên), hàng năm đều chịu ảnh hƣởng của các tai biến thiên nhiên (bão, lũ, hạn hán, nƣớc bị nhiễm mặn, xói lở bờ biển, sạt lở bờ sơng…). Vì vậy, ngồi việc xác lập đƣợc các hợp phần chính của mơ hình hệ KTST phù hợp với sinh kế chính trong SXNLN của ngƣời dân phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển là sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt (lúa nƣớc, hoa màu), chăn ni gia súc (bị, lợn) và gia cầm; ngƣ nghiệp (đánh bắt và NTTS) kết hợp với lâm nghiệp (trồng và khai thác rừng SX, bảo vệ rừng) thì còn phải xác lập đƣợc những luận cứ khoa học cho tổ chức lãnh thổ theo không gian và diễn biến theo thời gian hợp với quy luật.

Hệ KTST phản ánh mối liên hệ giữa hoạt động NLN gắn với điều kiện địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn. Kinh nghiệm cho thấy, các mơ hình hệ KTST đã và đang phát huy vai trị tích cực trong q trình phát triển NLN gắn liền với bảo vệ MT ở các địa phƣơng, đặc biệt là những khu vực có điều kiện khắc nghiệt nhƣ ở khu vực ven biển miền Trung. Vì vậy, khi xác lập mơ hình hệ KTST, cần phải giải quyết đƣợc bài toán KTST sau đây:

- Phải ổn định tổ hợp các điều kiện sinh thái ở mỗi tiểu vùng có vật ni, cây trồng với quy mô không vƣợt quá tiềm năng tự nhiên của địa phƣơng.

- Tại nơi nuôi trồng cần phải tôn tạo điều kiện sống của các đối tƣợng sản xuất nhằm giảm bớt tính cực đoan vốn có của CQ.

- Phải biết tận dụng thế mạnh nhƣ bức xạ, nền nhiệt, dự trữ nƣớc ngầm,… cho mỗi tiểu vùng.

- Phải đủ tầm văn hóa để biết sử dụng và điều khiển 2 thành phần trong cấu trúc CQ: Địa hình và thảm thực vật - là hai nhân tố chi phối xu hƣớng vận hành của chu trình vật chất và năng lƣợng; cụ thể ở đây là chu trình Sinh - Địa - hóa: Một chu trình liên kết giữa các thành phần vơ sinh với cấu trúc sinh vật: Cơ cấu cây - con, thông qua một lƣới thức ăn để tạo ra nguồn hàng hóa, chuyển tiềm năng tự nhiên thành “chu trình kinh tế tài ngun” hay cịn gọi là “chu trình vật chất - năng lƣợng - tiền tệ” 3].

1.2.2.5. Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá cảnh quan

Cơ sở khoa học quan trọng nhất của việc sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển NLN trƣớc hết phải đƣợc lựa chọn từ các đặc điểm đặc trƣng của tự nhiên, các điều kiện MT - sinh thái lãnh thổ. Trên cơ sở nắm bắt, hiểu biết một cách hệ thống, có quy luật các đặc điểm đặc trƣng của tự nhiên, kết quả nghiên cứu các đơn vị CQ, các quy luật phân hóa chúng theo khơng gian và đặc biệt là động lực phát triển của chúng theo thời gian, trong đó có tính đến những tác động cả chủ quan và khách quan của các quá trình tự nhiên cũng nhƣ của con ngƣời, sẽ có thể hoạch định đƣợc một chiến lƣợc lâu dài và đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở lãnh thổ nghiên cứu, đồng thời bố trí hợp lý nhất các ngành sản xuất NLN theo lãnh thổ. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng cần chú trọng đến yếu tố con ngƣời và các đặc điểm chung của các điều kiện KTXH và nhân văn, vì ngồi việc xem xét, đánh giá đúng tiềm năng các nguồn lực tự nhiên thì yếu tố con ngƣời ln có ý nghĩa hết sức to lớn, là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển xã hội, khống chế và tác động lên các quá trình tự nhiên và đặc biệt vai trò con ngƣời trong điều tiết, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho NLN [36]. Vì vậy, định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN là kết quả của việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận

cứu theo các đơn vị CQ. Công tác này không chỉ dựa vào kết quả đánh giá CQ theo hƣớng tiếp cận KTST mà còn cẩn trọng xem xét, đối chứng với hiện trạng phân bố và phát triển NLN để tránh chuyển đổi mục đích sử dụng đất NLN một cách tràn lan, không phù hợp với quy hoạch phát triển NLN theo ngành và theo vùng của địa phƣơng (tỉnh, huyện). Vì vậy, việc đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho NLN vừa tiếp cận quy hoạch từ trên xuống (tức là phân nhóm loại CQ theo khả năng sử dụng đất cho NLN) vừa từ dƣới lên (tức là nhóm gộp các đơn vị CQ có cùng chức năng để đề xuất biện pháp sử dụng) theo mối quan hệ liên vùng. Mỗi đơn vị CQ có thể thích hợp với nhiều loại hình SXNLN thì việc lựa chọn bố trí loại hình nào phải trên cơ sở xem xét đầy đủ các yếu tố sau:

- Phù hợp về mức độ thích nghi sinh thái. - Đảm bảo nhu cầu xã hội.

- Có hiệu quả kinh tế cao nhƣng bảo vệ đƣợc MT.

- Phù hợp với trình độ ngƣời lao động, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và phong tục, tập quán SX ở địa phƣơng;…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)