Hoạt động nhân sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 72 - 78)

8. Cấu trúc của luận án

2.1.8. Hoạt động nhân sinh

2.1.8.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội

a. Dân số - lao động

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số trung bình ở các huyện ven biển

tỉnh Quảng Nam là 847.600 ngƣời, chiếm 58,5% tổng dân số Quảng Nam. Mật độ trung bình là 534 ngƣời/km2. Tuy nhiên, dân cƣ phân bố không đều, tập trung

nhiều nhất ở các thành phố Hội An (1.491 ngƣời/km2), Tam Kỳ (1.192 ngƣời/km2); nơi có mật độ dân số thấp nhất là Núi Thành (263 ngƣời/km2). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 10,3‰. Trong tổng dân số của khu vực nghiên cứu, dân cƣ thành thị chiếm 25,1 và dân cƣ nông thôn chiếm 74,9%.

Dân số đông sẽ là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn cho các mặt hàng NLN, kích thích SX phát triển. Tuy nhiên, nó cũng gây sức ép lên các vấn đề KTXH và MT.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 58,8% tổng dân số khu vực nghiên cứu. Tổng số ngƣời có khả năng lao động ở khu vực nông thôn ở khu vực nghiên cứu là 307.410 ngƣời, trong đó lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngƣ chiếm 74,5%. Trong lực lƣợng lao động nông - lâm ngƣ trong độ tuổi lao động, lao động chƣa qua đào tạo chiếm đến 97,4 , lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 2,6%.

Nhìn chung, nguồn lao động dồi dào là một thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo chun mơn hiện nay cịn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Số ngƣời ở độ tuổi lao động nhƣng không làm việc chiếm tỉ lệ 1,8%.

b. Kinh tế

Với những nguồn lực về tự nhiên và lao động, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, chú trọng chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế của từng ngành đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của lãnh thổ phát triển mạnh mẽ hơn so với các khu vực khác trong Tỉnh. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 trên địa bàn (tính theo giá so sánh năm 1994) là 23.310,3 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2010, trong đó ngành cơng nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, dịch vụ chiếm 48,4%, nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 13,4% tổng giá trị sản xuất.

* Nông, lâm, ngư nghiệp

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp 2713,4 tỷ đồng (2011). Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 78.000 ha (2012). Trong đó diện tích lúa là lớn nhất, 45.746 ha. Các loại cây hàng năm nhƣ ngơ, khoai, sắn, đậu mè, lạc, rau có diện tích dao động từ 1.500 đến 9.000 ha. Các loại cây hàng năm khác có diện tích nhỏ, dƣới 200 ha. Diện tích cây lâu năm lớn nhất là cao su: 1.167 ha và đang có xu hƣớng tăng, cịn diện tích điều có xu hƣớng giảm, chỉ cịn 693 ha (2012). Diện tích rừng hiện có là 39.951 ha (2011), trong đó diện tích rừng trồng mới tập

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Giá trị SX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (giá so sánh năm 1994) thực hiện 10.813,4 tỷ đồng (2011). Một số nhà máy mới đi vào hoạt động nhƣ nhà máy Cồn nhiên liệu, nhà máy kính nổi Chu Lai, Cơng ty may Con Đƣờng Xanh, Valley View…đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trƣởng. Một số các sản phẩm tăng nhƣ: gạch men cao cấp; quần áo may sẵn; thủy sản chế biến...

Các địa phƣơng có giá trị sản xuất cơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao (trên 50% trong tổng giá trị SX của địa phƣơng), đóng góp phần lớn vào sự phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam là Núi Thành, Điện Bàn, Duy Xuyên.

* Dịch v

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 9.783,5 tỷ đồng (2011). Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là thƣơng mại và du lịch. Với các công tác xúc tiến quảng bá du lịch và hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch trên địa bàn đƣợc đầu tƣ và cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở Hội An. Toàn lãnh thổ hiện có 105 cơ sở lƣu trú du lịch đang hoạt động với hơn 4.000 phịng, trong đó cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng từ 1 đến 5 sao là 88 cơ sở với 3.463 phòng. Lƣợng khách tham quan và lƣu trú ngày càng tăng, đặc biệt là ở Hội An. Ở đây có mơ hình phát triển du lịch cộng đồng với việc tổ chức các tour du lịch đến làng rau Trà Quế và du khách cùng tham gia các hoạt động nơng nghiệp với nơng dân. Tuy nhiên, chƣa có sự chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các các bên cùng tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.

c. sở h tầng

- Hệ thống giao thông đƣờng bộ đƣợc phân bố đều khắp và rất hợp lý với

các tuyến chính là quốc lộ 1A, các tuyến ngang từ Đông sang Tây kết hợp với hệ thống mạng lƣới đƣờng huyện, đƣờng xã và đƣờng thơn xóm đã tạo đƣợc sự giao lƣu thuận tiện cho hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn. Bên cạnh đó cịn có tuyến đƣờng sắt chạy gần nhƣ song song với quốc lộ. Có 74/77 xã có đƣờng đến trụ sở UBND xã đƣợc nhựa hóa và bê tơng hóa với tổng chiều dài đƣờng trục xã và liên xã là 1.152km, tỷ lệ đƣợc bê tơng hóa đạt 74,5%. Có cảng biển Kỳ Hà (Núi Thành) với 3 bến và 2 kho chứa hàng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thơng qua cảng 400.000 - 450.000 tấn/năm. Sân bay Chu Lai đƣợc xây dựng đƣa vào khai thác hoạt động dân sự với diện tích 2.700 ha.

- Hệ thống thủy lợi gồm có 13 hồ chứa nƣớc lớn nhỏ khác nhau, 121 trạm

Tổng chiều dài kênh mƣơng thủy lợi là 2.385km, trong đó tỷ lệ kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa đạt 22,9%. Ngồi việc cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, hệ thống thủy lợi cịn có tác dụng điều tiết chế độ thuỷ văn và cân bằng hệ sinh thái của vùng. Trong tổng số 77 xã ở khu vực nghiên cứu, có 36 xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu SX và dân sinh [28].

- M ng lưới thông tin liên l c trên địa bàn đƣợc đầu tƣ mở rộng, góp phần

giải quyết nhanh chóng nhu cầu liên lạc và thu thập thông tin của ngƣời dân. Bên cạch đó dịch vụ viễn thơng di động cũng phát triển rất nhanh. Hầu hết các xã đều có điểm bƣu điện văn hóa. Bên cạnh đó, đƣờng truyền ADSL trên địa bàn nghiên cứu cũng đã đƣợc phủ kín, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của ngƣời dân.

d. Giáo d c - y tế

Đến nay, ở khu vực nghiên cứu có 02 trƣờng đại học, 06 trƣờng cao đ ng, 02 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 05 trƣờng trung cấp nghề... đã tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn kỹ thuật cho các ngành kinh tế. Hầu hết các xã đều có trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học và trung học cơ sở; ở các huyện, thành phố đều có ít nhất 01 trƣờng trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Hiện nay có 7 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa, trong đó có bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Quảng Nam, 1 trung tâm chuyên khoa; các trạm y tế xã và một số bệnh viện tƣ nhân. Ngồi ra, cịn có mạng lƣới y tế và các trung tâm y tế chuyên ngành.

2.1.8.2. Ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh đến sự phát triển cảnh quan

Hoạt động nhân sinh của con ngƣời là nhân tố quan trọng trong hình thành và phát triển CQ. Các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam có lịch sử khai thác lâu đời, dân cƣ tập trung đông đúc. Dân số ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam ngày càng gia tăng, từ 820.700 ngƣời (năm 2005) lên 847.600 ngƣời (năm 2012). Khi dân số ngày càng tăng lên thì đất ở cũng ngày càng đƣợc mở rộng, từ 11.645,7 ha (2005) lên 12.406,3 ha (2010). Bên cạnh đó, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng với sự nâng cấp 2 thị xã lên thành 2 thành phố là Tam Kỳ (2006) và Hội An (2008), 4 thị trấn ngày càng phát triển với định hƣớng nâng cấp huyện Điện Bàn lên thị xã Điện Bàn vào năm 2015. Dân số đô thị cũng tăng từ 178.616 ngƣời (2005) lên 212.400 (2012) nên đã mở rộng thêm diện tích đất để xây dựng các khu đơ thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở. Năm 2010, tổng diện tích đất đơ thị là 9612.32 ha và nhu cầu cần

Ngành công nghiệp phát triển mạnh với tốc độ tăng trƣởng TB của giá trị SX cơng nghiệp ngồi nhà nƣớc TB theo giá so sánh 1994 giai đoạn 2005 - 2010 khoảng 36 /năm nên địi hỏi một diện tích khá lớn đất đai cho xây dựng các khu cơng nghiệp, xí nghiệp cơng nghiệp, bãi thải...

Ngành du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ nên đã hình thành một loạt các khu du lịch dọc theo bờ biển từ Điện Ngọc đến Cửa Đại (1.892 ha) thuộc 2 huyện Điện Bàn và Hội An, khu nghỉ dƣỡng Nam Hội An (1.555 ha) thuộc 2 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình và phát triển du lịch ven biển trong khu kinh tế mở Chu Lai với tổng diện tích 2.000 ha...

Dọc theo các sông Hội An, Thu Bồn, Trƣờng Giang và xung quanh vũng An Hịa... phát triển các hình thức ni trồng thủy sản (NTTS) nƣớc lợ và nƣớc ngọt cũng ảnh hƣởng đến sử dụng đất.

Hoạt động nông nghiệp gắn liền với việc xây dựng hệ thống thủy lợi, hồ đập chứa nƣớc ở Cao Ngạn, Phƣớc Hà, Đơng Tiễn (Thăng Bình), Vĩnh Trinh (Duy Xuyên). Việc xây dựng các hồ chứa giúp điều tiết dòng chảy, chủ động nƣớc tƣới vào mùa khơ, tiêu thốt nƣớc vào mùa mƣa, làm thay đổi cán cân nhiệt - ẩm cũng nhƣ nhịp điệu phát triển của CQ; nhiều tuyến đƣờng liên xã, liên thôn đƣợc bê tơng hóa và mở rộng. Việc thực hiện chủ trƣơng “dồn điền, đổi thửa” cũng góp phần vào việc hình thành các trang trại với quy mơ diện tích rộng lớn, giải quyết cơ bản tình trạng phân tán và manh mún ruộng đất, hình thành các vùng chuyên canh SX lúa ở xã Bình Tú (Thăng Bình), hoa màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày ở xã Duy Châu (Duy Xuyên). Việc hình thành các mơ hình kinh tế trang trại vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ MT. Trong q trình canh tác, nơng dân làm tăng độ phì cho đất bằng cách bón phân, cải tạo đất, xây dựng các đập ngăn mặn nên đã đẩy lùi xâm nhập mặn ở các sông Thu Bồn, Tam Kỳ...

Những hoạt động của con ngƣời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực, làm thay đổi CQ theo chiều hƣớng xấu đi nhƣ canh tác khai thác bừa bãi trên vùng đồi núi phía Tây lãnh thổ các huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình làm suy thối CQ rừng tự nhiên, hình thành các CQ rừng thứ sinh (trảng cỏ, cây bụi) và CQ nhân tác (nƣơng rẫy, lúa nƣơng, hoa màu). Nhiều nơi, lớp phủ thực vật bị mất, xói mịn rửa trơi diễn ra mạnh, đất giảm độ phì. Dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, phân bón hóa

học, trong đất nông nghiệp, thức ăn trong các đầm NTTS đƣa ra sông, biển có nguy cơ làm ơ nhiễm đất, ơ nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn... Việc khai thác khống sản, mở đƣờng giao thơng, xây dựng các cơng trình thủy điện ở vùng thƣợng lƣu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn... làm thay đổi địa hình; phá vỡ cân bằng trọng lực của CQ, làm di chuyển khối lƣợng vật chất lớn trong CQ; tăng xói mịn; sạt lở bờ vùng cửa sơng ven biển; bồi tụ và lắng đọng vật chất ở lịng sơng, cửa biển...

Nhƣ vậy, với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, con ngƣời làm biến đổi địa hình, xây dựng các quần thể kiến trúc, CQ đô thị, CQ cơng nghiệp... có cấu trúc, chức năng đặc thù riêng. Ở một số nơi, những CQ tự nhiên đƣợc dần dần thay thế bởi CQ nhân sinh, các hệ sinh thái nông nghiệp với nhiều loại cây trồng vật ni có giá trị cao, hình thành các đơ thị,... Qua đó, con ngƣời đã can thiệp vào chu trình chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, tác động tích cực vào CQ tự nhiên, làm chúng thay đổi theo chiều hƣớng có lợi cho mục đích sử dụng của mình nhƣng cũng gây ra những tác động tiêu cực, phá vỡ cân bằng vật chất và năng lƣợng trong CQ, làm thay đổi CQ theo chiều hƣớng xấu. Với việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho mục đích SX và sinh hoạt, con ngƣời tác động mạnh mẽ và làm thay đổi bộ cấu trúc CQ nhƣ thay đổi lớp phủ thực vật, biến đổi chất lƣợng đất... Những tác động của con ngƣời có thể gây ra phản ứng dây truyền trong hệ thống CQ. Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của con ngƣời đến CQ cho phép tìm ra mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội để tạo tiền đề cho việc đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN.

Qua phân tích các nhân tố thành tạo CQ ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam cho thấy rằng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất, tạo nên sự phân hóa CQ. Lãnh thổ nghiên cứu thuộc hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa bị chi phối bởi các quy luật địa đới và phi địa đới. Sự phân hóa về địa chất, địa hình, khí hậu (đóng vai trị chủ đạo); sự đa dạng về thổ nhƣỡng, sinh vật... (đóng vai trị là nhân tố bổ trợ) đã tạo ra phân hóa CQ với sự hình thành nhiều đơn vị CQ khác nhau. Bên cạnh đó, dân cƣ với các hoạt động KTXH cũng là những nhân tố song song cùng tồn tại, tác động qua lại với các thành phần tự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)