Phương pháp nghiên cứu thành phần loài cây xanh và cấu trúc quần xã

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho định hướng quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông hồng (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài cây xanh và cấu trúc quần xã

cây xanh trên các tuyến quốc lộ giao thông vùng nghiên cứu

2.4.5.1. Phân tích thành phần lồi

Thống kê chi tiết tất cả các loài cây xanh trên các tuyến QL nghiên cứu gồm tất cả các loài cây trồng cho mục đích sử dụng trang trí hoặc thực hiện các chức năng mơi trƣờng nhƣ che bóng, giảm ồn, chắn bụi, ... Số lƣợng các loài đƣợc căn cứ vào:

- Mẫu vật thu thập đƣợc tại thực địa.

- Kết quả quan sát trực tiếp tại thực địa xác định thành phần loài theo phƣơng pháp chuyên gia.

- Tham khảo một số dẫn liệu về sự phân bố và nơi sống của thực vật trong một số tài liệu có uy tín khoa học đƣợc cơng bố. Tất cả các lồi trên đƣợc phân tích sắp xếp vào Taxon bậc cao hơn (chi, họ, ...) theo quan điểm của vƣờn thực vật Kiw, liên hiệp vƣơng quốc Anh và Bắc Ai Len (Brummitt, 1992). Tên tác giả các Taxon viết theo Brummitt và Powell (1992). Các ngành thực vật đƣợc xếp theo sự tiến hoá của thực vật, từ phát tán bằng bào tử (Khuyết lá thông, Thông đất, Dƣơng xỉ) đến các ngành thực vật có hạt (Thơng, Ngọc lan). Các họ trong từng ngành (riêng ngành Ngọc lan thì xếp các họ trong từng lớp), các chi trong từng họ và các loài trong từng chi xếp theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái ABC theo tên khoa học. Dẫn liệu này cung cấp thông tin cơ bản cho những phân tích thực trạng cây xanh, cấu trúc cây xanh theo tuyến giao thông và là cơ sở cho lựa chọn cây xanh trong quy hoạch [5, 23, 24, 25, 68, 85, 86].

2.4.5.2. Phân tích cấu trúc quần xã cây xanh

Tiếp cận các phƣơng pháp nghiên cứu thảm thực vật nhiệt đới trong lĩnh vực lâm nghiệp (trong đó thảm thực vật trồng tại các khu vực nhân tác) của UNESCO – 1979 (Báo cáo của UNESCO về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới), Rollet (1974), Oldeman (1974) đã đƣợc Pascal J.P. 1988 tổng kết trong nghiên cứu rừng ở Ấn Độ [105], những đặc trƣng cấu trúc quần xã cây xanh vùng nghiên cứu đƣợc phân tích thơng qua các thơng số về chiều cao, đƣờng kính thân cây, độ che phủ kết hợp với cấu trúc thành phần lồi.

- Cấu trúc khơng gian: Tất cả các cây gỗ có đƣờng kính trên vùng DBH của cây (đƣờng kính khoảng ngang ngực – có độ cao 1,37cm) từ 10cm trở lên đều đƣợc thống kê, đo đạc chiều cao, DBH, mật độ che phủ tán, phân bố thành phần loài trong tầng tán, tên khoa học, …. nhằm đánh giá thực trạng quần xã trong khu vực nghiên cứu. Phân bố tất cả các dạng cấu trúc này đƣợc đặt trong mối liên hệ chức năng giữa chiều cao/đƣờng kính thân cây dao động xung quanh đƣờng đồ thị H = 100D ( Chiều cao gấp 100 lần đƣờng kính thân vùng DBH). Thông số này cho thấy những cá thể có H>100D thƣờng đang ở dạng tái sinh hoặc cịn non, những cá thể dao động quanh tỷ lệ H = 100D đang ở giai đoạn trƣởng thành trong khi những cá thể có H<100D đang tiến tới giai đoạn đạt kích thƣớc tối đa, hoặc ở dạng già cỗi hoặc ở dạng bị hƣ hỏng bệnh tật Pascal J.P, 1988 [69].

- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: Tập trung khảo sát các nội dung sau: Chủng loại cây phổ biến trên các tuyến đƣờng; Cây bóng mát, cây ăn quả, hoa, ...; Số lƣợng các loại cây phổ biến và các cây khác; Hiện trạng cây: phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu; không phù hợp: cong, nghiêng, mối đục thân, cây bị đóng đinh treo biển quảng cáo, chăng dây đèn, sử dụng cho các mục đích khác, ... [3 - 6, 62, 63].

- Phƣơng pháp đo đạc, kiểm đếm: Sử dụng công cụ hỗ trợ là thƣớc dây, máy GPS cầm tay, ... nhằm xác định: Kích thƣớc các loại cây: đƣờng kính cây, chiều cao cây, độ rộng của tán, ...; Vị trí trồng cây: phù hợp khoảng cách tới cột điện, hố ga, hộ dân cƣ, dải phân cách, ...

2.4.5.3. Nguyên tắc thu mẫu và định danh tên khoa học

- Mỗi mẫu đƣợc thu có đầy đủ các bộ phận cành, lá và hoa hoặc quả hoặc cả hoa và quả( đối với cây gỗ lớn) hoặc cả cây đối với cây thảo

- Mỗi cây thu từ 3 mẫu, các mẫu thu trên cùng một cây đƣợc đánh cùng một số hiệu mẫu. Đối với mẫu cây thảo chỉ có 1 mẫu cho một số hiệu.

- Xử lý mẫu trong phịng thí nghiệm: Sử dụng phƣơng pháp so sánh hình thái để giám định tên khoa học cho các loài thực vật. Các sách chun khảo chính dùng để giám định lồi và tên khoa học loài bao gồm: Cây cỏ Việt Nam (3 tập) của Phạm hồng Hộ, Thực vật chí đại cƣơng Đông dƣơng (1907 - 1921) do H. Lecomte chủ

biên, Thực vật chí Trung quốc, Thực vật chí Malaixia, Thực vật chí Ấn độ, ... [23, 70, 71-84].

Đối với những lồi khó định loại do thiếu các bộ phận cây, sử dụng phƣơng pháp so mẫu với các mẫu gốc lƣu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VNMN) và bảo tàng Sinh học – Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên (HNU).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho định hướng quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông hồng (Trang 47 - 49)