1.2.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại [6], [12], [36]
Đầu tư hiểu theo nghĩa chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Đầu tư là một hoạt động cơ bản của mỗi doanh nghiệp. Đầu tư trong doanh nghiệp chính là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại nhằm duy trì, mở rộng sản xuất, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác ở hiện tại nhằm tăng thêm những tài sản của doanh nghiệp, duy trì và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao đời sống của các thành viên trong doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả kinh doanh [36].
Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển, tùy vào nguồn lực, doanh nghiệp thực hiện những hoạt động đầu tư hướng vào các mục đích khác nhau (duy trì sản xuất, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh,…), đầu tư vào các đối tượng khác nhau (tài sản cố định, nguồn nhân lực, dự trữ, tài sản vơ hình,…).
Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hình thành địi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị cơng nghệ, máy móc kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ sẽ cung ứng, tạo lập và tổ chức nguồn nhân lực,… Đó chính là những hoạt động đầu tư phát triển nền móng đầu tiên để tạo dựng doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường, phải tiến hành những hoạt động để duy trì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản sẵn có, và quan trọng hơn nữa là phát triển chúng ở mức độ cao hơn, cải tiến sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trường. Đây cũng chính là những hoạt động địi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và xây dựng chiến lược, kế hoạch phù hợp với yêu cầu của thị trường và điều kiện của bản thân doanh nghiệp. Đó chính là những hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư. Trong môi trường cạnh tranh, để kinh doanh đạt hiệu quả, yêu cầu đặt ra với mỗi ngân hàng phải liên tục có những sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu ngày một cao và đa dạng của khách hàng, yêu cầu phải cải tiến chất
lượng phục vụ, phải nâng cao năng lực quản trị điều hành,…Những điều đó chỉ có thể đạt được thơng qua đầu tư. Đó chính là những hoạt động đầu tư nhằm giúp ngân hàng có được năng lực cạnh tranh cao hơn.
Ngân hàng tiến hành nhiều hoạt động đầu tư, nhưng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phải tác động đến những nhân tố giúp cho ngân hàng đạt được những lợi thế cao hơn ngân hàng khác, chiến thắng trong việc chiếm lĩnh thị phần, doanh số, lợi nhuận. Do đó, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phải mang lại những kết quả là tiềm lực tài chính vững mạnh hơn, năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn, năng lực công nghệ, năng lực quản trị điều hành, năng lực đội ngũ cán bộ,…được nâng cao hơn.
Tùy vào từng giai đoạn, NHTM có các mục tiêu cạnh tranh khác nhau. Ở giai đoạn thâm nhập thị trường, NHTM có xu hướng đạt mục tiêu gia tăng thị phần. Ở giai đoạn phát triển, NHTM thường hướng đến mục tiêu gia tăng lợi nhuận hoặc chiếm lĩnh thị phần (nắm giữ thị phần chủ chốt) hoặc hướng đến mục tiêu củng cố thương hiệu. Tùy thuộc vào mục tiêu từng giai đoạn, NHTM có thể sử dụng các cơng cụ cạnh tranh khác nhau, có thể là giá cả, kênh phân phối, chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc qua công cụ khuếch trương, quảng bá và ở các mức độ khác nhau, tính chất khác nhau. Ví dụ cùng là đầu tư cho hệ thống kênh phân phối nhưng tùy từng mục tiêu, tùy từng giai đoạn, ngân hàng có thể chỉ là đầu tư mở rộng mạng lưới nhưng cũng có thể ngân hàng không đầu tư mở rộng mà sẽ tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cấp cho hệ thống kênh phân phối trở nên hiện đại hơn, thuận tiện hơn, hiệu quả hơn. Và như vậy, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua kênh phân phối đã được cải thiện để giúp cho ngân hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, thâm nhập thị trường sâu hơn.
Dựa trên mục đích mà hoạt động đầu tư hướng đến, có thể rút ra khái niệm về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM:
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM là việc ngân hàng sử dụng các nguồn lực ở hiện tại (tiền và các nguồn lực khác) để tiến hành các hoạt động nhằm liên tục tăng cường và cải thiện những lợi thế cạnh tranh của mình.
Vai trị của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTM
Mỗi ngân hàng khi đi vào hoạt động, muốn tồn tại và phát triển phải tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh nhất định. Để phản ứng lại, các ngân hàng khác cũng sẽ cố gắng tạo ra những lợi thế tương tự hoặc tốt hơn, đặc biệt trong điều kiện cơng nghệ ln ln có những bước phát triển mới. Khi đó, nếu khơng có những hoạt động nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, ngân hàng sẽ khó có thể tồn tại.
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cải thiện tiềm lực tài chính của ngân hàng vì khi năng lực cạnh tranh nâng lên, ngân hàng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn, do đó lợi nhuận mang lại ngày cao hơn, càng có điều kiện bổ sung vốn.
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp ngân hàng cải thiện năng lực công nghệ, năng lực hoạt động thông qua việc đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu sản phẩm, hệ thống mạng lưới, các biện pháp khuếch trương thương hiệu.
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp ngân hàng cải thiện năng lực quản trị điều hành thông qua việc đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, đầu tư nghiên cứu quy trình quản lý rủi ro, quy trình nghiệp vụ và mơ hình tổ chức,…
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp ngân hàng cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng môi trường làm viêc, …
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại
Ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tài chính tiền tệ và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh hướng vào những nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh nên ngoài những đặc điểm như các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nói chung, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng còn mang những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong NHTM cần sử dụng
một lượng vốn lớn. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể hiện ở nhiều yếu tố, do đó muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải tác động tích cực vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng khang trang, hệ thống công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ với quy mô
lớn, tiêu chuẩn cao,… đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Chính vì vậy, huy động vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề trọng tâm đối với ngân hàng. Ngân hàng phải bỏ ra những chi phí lớn để có được nguồn vốn này. Khơng chỉ huy động vốn mà quá trình sử dụng vốn (xây dựng cơ cấu sử dụng vốn, quản lý quá trình sử dụng vốn) cũng là những cơng việc hết sức quan trọng đối với ngân hàng để đầu tư mang lại hiệu quả mong muốn.
Thứ hai, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng diễn ra khá thường xuyên do năng lực cạnh tranh là một yếu tố động, địi hỏi phải được duy trì và quan trọng hơn là phải được liên tục tăng cường. Trong điều kiện khoa học cơng nghệ ln có những bước tiến mới, một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong hiện tại khơng có nghĩa là sẽ tiếp tục giữ được vị thế của mình nếu ngân hàng khơng có những biện pháp để liên tục tăng cường các lợi thế đó và tạo ra các lợi thế mới. Do đó, một ngân hàng mới đi vào hoạt động hay một ngân hàng đã hoạt động ổn định lâu dài đều phải thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Với đặc trưng là cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp khác, ngân hàng ln phải đa dạng hóa và cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu hết sức phong phú và luôn luôn phát triển của khách hàng.
Thứ ba, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTM bao gồm nhiều
nội dung nhưng địi hỏi phải có cơ cấu hợp lý tùy thuộc vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh đưa ra trong chiến lược. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng có được từ nhiều nhân tố: tiềm lực tài chính, tiềm lực cơng nghệ, năng lực quản trị điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ,…Đồng thời, để có thể cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng sản phẩm, bằng hệ thống phân phối, khuyến mại hay thương hiệu, ngân hàng phải cải tiến công nghệ, mở rộng mạng lưới, phải nghiên cứu phát triển sản phẩm,…nghĩa là phải có một sự đầu tư tổng thể, tác động đến nhiều mặt.
Tuy nhiên, tùy vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh áp dụng trong mỗi giai đoạn mà mỗi ngân hàng có sự chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, tạo nên cơ cấu đầu tư. Cơ cấu đầu tư là một trong những nhân tố quyết định tính
hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, là một nội dung các nhà hoạch định chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư phải quan tâm hàng đầu.
Thứ tư, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng chịu
tác động của nhiều yếu tố bên ngồi: mơi trường pháp lý, các quy định của nhà nước liên quan đến chính sách tài chính tiền tệ; sự phát triển của kinh tế xã hội; trình độ và mức sống của người dân, thói quen tập quán của dân cư; lịch sử, văn hoá; đối thủ cạnh tranh….Các nhân tố này tác động đến việc ngân hàng lựa chọn đầu tư vào những hạng mục nào, mức độ ra sao, nó tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả đầu tư của ngân hàng. Do đó, khi tiến hành các hoạt động đầu tư, ngân hàng phải xem xét, đánh giá và dự tính các nhân tố ảnh hưởng này.Dự báo giúp ngân hàng chủ động đối phó với những biến động của các nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mình.
Thứ năm, giống như các hoạt động đầu tư khác, mỗi hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng diễn ra theo tiến trình và trong một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào quy mơ, tính chất đầu tư. Chính vì vậy, quản trị thời gian, tiến độ, kế hoạch giúp hoạt động đầu tư trong ngân hàng được kiểm soát và tác động tích cực nhất đến năng lực cạnh tranh.
Với những đặc điểm như vậy, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng đòi hỏi phải được quản trị chặt chẽ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Việc quản trị phải được tiến hành ngay từ khi xây dựng chiến lược đầu tư cho đến khi thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả của đầu tư.
1.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại
Ngân hàng tiến hành các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở chiến lược cạnh tranh, các công cụ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh được xác định tùy thuộc vào từng giai đoạn. Mỗi một công cụ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh không chỉ chịu tác động của một hoạt động đầu tư mà chịu tác động của nhiều hoạt động đầu tư. Mặt khác, mỗi hoạt động đầu tư không chỉ tác động đến một lợi thế cạnh tranh, một cơng cụ cạnh tranh mà có thể tác động đến nhiều lợi thế, công cụ
cạnh tranh. Do đó, khơng thể tách bạch hoạt động đầu tư nào cho công cụ cạnh tranh nào, cho lợi thế cạnh tranh nào. Mỗi công cụ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh đều được hình thành từ tổng thể các nội dung đầu tư sau:
(1) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (không bao gồm hoạt động đầu tư cho công nghệ) là những hoạt động sử dụng vốn để mở mang, nâng cấp cơ sở vật chất gồm: mua, thuê, xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc,... Các hoạt động đầu tư này tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng qua việc góp phần mở rộng hệ thống phân phối, tạo cơ sở vật chất, diện mạo khang trang cho ngân hàng, tạo môi trường làm việc cho cán bộ, tạo địa điểm giao dịch thuận tiện, hiện đại cho khách hàng.
(2) Đầu tư nâng cao trình độ cơng nghệ bao gồm các hoạt động sử dụng vốn nhằm ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh như cải tiến công nghệ, mua mới, nhận chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, mua sắm trang bị máy móc, trang thiết bị đi kèm…Hoạt động đầu tư này tác động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua việc làm nền tảng tạo ra các sản phẩm hiện đại, hỗ trợ phát triển kênh phân phối, hỗ trợ công tác quản trị điều hành,…
(3) Đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực: là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích người lao động đóng góp tốt hơn kiến thức, kỹ năng cho công việc, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc.
(4) Đầu tư phát triển thương hiệu và xúc tiến bán hàng:
Đầu tư phát triển thương hiệu và xúc tiến bán hàng là một hoạt động quan trọng của ngân hàng nhằm đưa hình ảnh ngân hàng đến với cơng chúng, hỗ trợ bán hàng hiệu quả. Xúc tiến bán hàng là những hoạt động hỗ trợ bán hàng bao gồm các chương trình khuyến mãi, tổ chức tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm. Hoạt động này bao gồm:
- Đầu tư cho đổi mới, khuếch trương hệ thống nhận diện thương hiệu (tên thương hiệu, logo, màu sắc, website, đồng phục, cách bài trí văn phịng trụ sở, chi nhánh,…),
- Đầu tư cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đầu tư cho các hoạt động hướng tới cộng đồng,
- Tổ chức tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm, - Thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mãi.
Về bản chất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một bộ phận của đầu tư phát triển. Nhưng không phải hoạt động đầu tư phát triển nào cũng là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu kết quả của đầu tư phát triển là tăng thêm những tài sản thì kết quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra và tăng cường các nhân tố của năng lực cạnh tranh, củng cố các công cụ cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu cạnh tranh theo từng giai đoạn.
1.2.4. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại [6]
Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, có những nguồn vốn khơng sử dụng cho mục đích chính là kinh doanh và đầu tư, mà chủ yếu để đáp ứng cho nhu cầu dự trữ, thanh khoản như nguồn vốn vay NHNN, vay tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Vốn đầu tư nói chung, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng cần quy mơ