thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [18], [19]
(1) Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trước đây là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập chính thức ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau nhiều bước đi quá độ, VCB đã từng bước tiếp cận và thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước và tạo những ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu. Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại hệ thống Doanh nghiệp nhà nước, VCB là NHTM Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Năm 2007 VCB đã thực hiện thành cơng cổ phần hố theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Ngày 02/06/2008, VCB chính thức chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với tên gọi mới: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 30/06/2009, VCB niêm yết cổ phiếu trên sản giao dịch chứng khốn Tp Hồ Chí Minh. Tháng 9/2011, VCB ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank, tạo điều kiện phát huy lợi thế của mơ hình hoạt động mới.
Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, VCB được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính ngân hàng khác. Trải qua 50 năm phát triển, đến nay, VCB đã lớn mạnh với mạng lưới gồm Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, gần 400
chi nhánh và phòng giao dịch, 1 Trung tâm đào tạo, 4 công ty con bao gồm 3 công ty trong nước và 1 cơng ty tài chính tại Hồng Kơng, 4 cơng ty liên doanh, 2 cơng ty kiên kết, 1 văn phịng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó, VCB cịn phát triển một hệ thống ngân hàng tự động (Autobank) với 1.835 ATM và POS. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.700 ngân hàng đại lý tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
VCB có đội ngũ hơn 13.600 cán bộ giỏi nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.
(2) Những hoạt động kinh doanh chính
Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường, VCB đã thành công trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ ngân hàng bán buôn thành ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân hàng, VCB cịn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, chứng khoán… Các lĩnh vực kinh doanh của VCB phân theo các nhóm chính như sau:
- Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng; vay vốn của NHNN và các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN.
- Hoạt động tín dụng: bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, các hình thức bảo lãnh ngân hàng, cho th tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh tốn trong và ngồi nước; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ; thực hiện dịch vụ thu và phát tiền
mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
- Các hoạt động khác: bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thưc hiện nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam; kinh doanh ngoại hối và vàng; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; kinh doanh các nghiệp vụ chứng khốn thơng qua các công ty trực thuộc, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ, két, cầm đồ và các dịch vụ gia tăng tiện ích hiện đại khác.
(3) Mơ hình hoạt động và bộ máy tổ chức
VCB tiến hành các hoạt động của một ngân hàng TMCP đồng thời là công ty mẹ nắm giữ cổ phần và phần vốn góp trong các cơng ty con hiện nay của VCB.
Trải qua nhiều lần cơ cấu lại các phịng ban, hiện VCB đã áp dụng mơ hình hoạt động và bộ máy tổ chức theo hướng tách riêng khối bán lẻ, khối bán buôn, tách bạch giữa bộ phận chính sách, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý giám sát.
(4) Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Với định hướng đúng đắn, chỉ đạo tài tình của các thế hệ đội ngũ lãnh đạo cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, VCB luôn đạt được những kết quả cao trong kinh doanh. Lợi nhuận của VCB luôn trong xu thế tăng trưởng. Mặc dù năm 2010 - 2012 là những năm ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng lợi nhuận VCB đạt được vẫn rất khả quan. Các chỉ tiêu ROA, ROE, CAR đều phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt, an toàn, lành mạnh.
2.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh [2] [18], [19], [20] - [27]
Đặc điểm của VCB bao gồm những đặc trưng của mơ hình và cơ chế hoạt động; đặc thù kinh doanh; vị thế cạnh tranh hiện tại của ngân hàng. Những đặc điểm này ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu cực và quyết định tới đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh. Vì vậy, từ việc xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư đến việc triển khai thực hiện, VCB phải đặc biệt lưu ý đến các yếu tố này để lựa chọn được phương án tối ưu phù hợp nhất.
2.1.2.1. Đặc điểm mơ hình và cơ chế hoạt động:
- VCB mặc dù đã chính thức hoạt động theo mơ hình ngân hàng cổ phần nhưng Nhà nước vẫn là cổ đông chi phối nắm giữ hơn 77% cổ phần. Do đó, các hoạt động của VCB mặc dù tuân thủ theo cơ chế ngân hàng cổ phần nhưng vẫn mang những đặc trưng của một ngân hàng quốc doanh. Đặc điểm này chi phối đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:
+ Chiến lược, mục tiêu cạnh tranh của VCB không chỉ được xác định dựa hoàn tồn trên thế mạnh và các tín hiệu thị trường mà với vai trò của một ngân hàng đi đầu mang tính định hướng cho hệ thống, mục tiêu cạnh tranh của VCB cịn phải đáp ứng các chính sách, chủ trương của Nhà nước.
+ Việc sử dụng các công cụ cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh bằng giá không chỉ nhằm mục tiêu cạnh tranh mà còn phải đảm bảo nằm trong các giới hạn quy định của Nhà nước, đảm bảo tính định hướng cho hệ thống.
+ Việc triển khai các hoạt động đầu tư cũng phụ thuộc vào các giới hạn như một ngân hàng quốc doanh. Đây cũng chính là yếu tố hạn chế sự linh hoạt, tự chủ, nắm bắt cơ hội trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB.
- Với cơ chế hoạt động của một ngân hàng cổ phần, ngồi cổ đơng Nhà nước, VCB còn thuộc sở hữu của các cổ đơng khác, cả trong nước và nước ngồi, trong đó có những cổ đơng nắm giữ một phần vốn đáng kể như cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank (nắm 15% cổ phần). Sự tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi trong cơ cấu sở hữu vốn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của VCB. Mọi hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phải cân đối đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên.
- VCB là một ngân hàng lớn, không chỉ ở quy mơ vốn mà cịn có hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước (47/63 tỉnh thành) đỏi hỏi đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phải tính đến yếu tố vùng miền, vị trí địa lý. Tại một
chi nhánh này có thể phát triển mạnh về hoạt động thanh tốn quốc tế nhưng khơng phát triển các dịch vụ bán lẻ và tại chi nhánh khác thì ngược lại. Do đó, định hướng cạnh tranh, cơng cụ cạnh tranh và các biện pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh bên cạnh đảm bảo mục tiêu chung của ngân hàng cịn phải đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với từng khu vực, địa bàn, chi nhánh.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VCB có sự thay đổi mạnh mẽ theo từng giai đoạn với những đặc trưng xuyên suốt, mang tính định hướng, chi phối tồn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
- Giai đoạn ngân hàng chuyên doanh (1990 trở về trước): VCB là ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam. Đặc trưng cơ bản và xuyên suốt trong giai đoạn này là tập trung vào lĩnh vực ngoại hối với các hoạt động cơ bản: nắm giữ ngoại hối quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu.
- Giai đoạn Ngân hàng thương mại Nhà nước đa năng (từ 1991 đến 2007): Hoạt động kinh doanh của VCB không chỉ tập trung vào hoạt động ngoại hối mà bắt đầu phát triển đa dạng sang các lĩnh vực khác: đầu tư, tài trợ dự án, bán lẻ, thanh toán,…
- Giai đoạn ngân hàng thương mại cổ phần (từ 2007 đến nay):
Đặc trưng hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn này là phát triển theo định hướng tập đồn tài chính – ngân hàng với ngân hàng thương mại là cốt lõi. Theo đó, VCB tiếp tục đẩy mạnh, củng cố các thế mạnh vốn có trong ngoại hối và bán buôn, đồng thời tập trung phát triển các hoạt động bán lẻ. Hiện tại, VCB vẫn có thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối, thanh tốn quốc tế, tài trợ dự án, có quan hệ tốt với nhiều đối tác, tổ chức quốc tế nhưng lĩnh vực bán lẻ dù đã phát triển vẫn chưa thực sự có nhiều thế mạnh.
Vị thế độc quyền diễn ra trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tư duy và phương thức bán hàng của VCB. VCB còn thụ động trong bán hàng, gây hạn chế cho việc phát triển lĩnh vực bán lẻ. Trong điều kiện cạnh tranh, phương thức bán
hàng chính là một điểm yếu của VCB. Điều này đòi hỏi VCB phải cải thiện theo hướng chủ động thông qua việc phát triển mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng.
Với những đặc điểm về hoạt động kinh doanh trên, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB cần phải tập trung duy trì và phát huy những thế mạnh sẵn có trong lĩnh vực bán buôn, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên lĩnh vực bán lẻ đảm bảo xu thế phát triển bền vững, tận dụng được lợi thế trong các mối quan hệ quốc tế để thu hút sự tài trợ, giúp đỡ, hợp tác trong nhiều hoạt động.
2.1.2.3. Đặc điểm về vị thế cạnh tranh
Đặc điểm này phản ánh rõ nhất sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tác động trực tiếp đến chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư của VCB. Để xác định được vị thế của VCB trên thị trường cần xem xét việc sử dụng các công cụ cạnh tranh và đánh giá những nhân tố của năng lực cạnh tranh.
Các công cụ cạnh tranh VCB sử dụng trong thời gian qua:
Với thế mạnh về vốn và lịch sử phát triển lâu dài, cạnh tranh bằng chất lượng và giá là 2 công cụ cạnh tranh hiệu quả của VCB trong suốt những năm vừa qua. Chất lượng sản phẩm của VCB được ghi nhận không chỉ trong nước mà cả quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống. Cạnh tranh bằng giá được thiết lập trên cơ sở khai thác nguồn vốn lớn, chi phí vốn hợp lý, duy trì lượng khách hàng lớn, sử dụng công nghệ giúp tiết giảm các chi phí vận hành. Cơng cụ này phát huy hiệu quả đối với tín dụng và các dịch vụ khác nhưng với huy động, ở một số thời điểm lại là điểm yếu do cơ chế lãi suất của VCB ln phải tn thủ cơ chế hạch tốn kế toán, nghiêm túc thực hiện các chính sách về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Công cụ kênh phân phối cũng được VCB chú trọng thông qua việc không ngừng mở rộng các chi nhánh, điểm giao dịch và kênh phân phối tự động.
Sở hữu một thương hiệu lớn, lâu năm nhưng VCB chưa thực sự khai thác hết cơng cụ này để làm tăng uy tín, tính hấp dẫn cho các sản phẩm của mình. Hệ thống nhận diện thương hiệu, các hoạt động quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm gắn liền với thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức cả ở trong nước và quốc tế.
Về tổ chức bán hàng, bên cạnh phát triển kênh phân phối đa dạng, cải thiện cách thức tiếp cận khách hàng, VCB thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động xúc tiến bán hàng như chính sách chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mại, ưu đãi,… coi đây là một công cụ cạnh tranh làm tăng thêm tính hấp dẫn cho sản phẩm. Tuy nhiên hoạt động xúc tiến bàn hàng của VCB chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn, cịn thiếu tính chun nghiệp nên chưa phải là một công cụ cạnh tranh mang lại hiệu quả cao cho VCB.
Trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng tỏ ra quyết liệt trong việc thu hút khách hàng, liên tục tung ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ mới với nhiều tính năng, tiện ích, đồng thời xu hướng cạnh tranh bằng thương hiệu, các biện pháp xúc tiến bán hàng được sử dụng ngày càng mạnh mẽ, chuyên nghiệp đòi hỏi VCB phải sử dụng hợp lý các công cụ cạnh tranh.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của VCB (1) Năng lực tài chính
VCB là một trong bốn ngân hàng thương mại có quy mơ vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, so với các ngân hàng trong khu vực, thì quy mơ vốn của VCB cịn hết sức khiêm tốn.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VCB luôn chỉ đạt mức tối thiểu quy định. So với khối ngân hàng TMCP và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hệ số CAR của VCB cịn thấp cho thấy vấn đề đảm bảo an tồn vốn đang là một hạn chế của VCB, đòi hỏi phải gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng của quy mô hoạt động.
Tổng tài sản của VCB đứng thứ 4 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng chênh lệch không nhiều so với các ngân hàng cổ phần có quy mơ tổng tài sản nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ các ngân hàng cổ phần đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của VCB đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép nhưng so với một số NHTM khác và so với mức chung của tồn ngành (2.5%) tỷ lệ nợ xấu của VCB cịn ở mức cao.
Về khả năng sinh lời: lợi nhuận đạt được của VCB ở mức cao, luôn là một trong những ngân hàng có lợi nhuận dẫn đầu trong hệ thống NHTM. VCB có các chỉ tiêu sinh lời khá cao so với các ngân hàng TMCP và so với mức trung bình của ngành (ROA là 1.32, ROE là 8.57), cũng như so với các nước trong khu vực (ROE khoảng trên dưới 15%, ROA trên dưới 1%).
Như vậy, tiềm lực tài chính của VCB được đánh giá là một trong những nhân