Đặc điểm và chức năng của lớp chấtnhầy trong đời sống của san hô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo cát bà và long châu, việt nam (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Đặc điểm và chức năng của lớp chấtnhầy trong đời sống của san hô

Sinh học dịch nhầy

Các quá trình trong HST

Sinh học San hơ

Vi sinh vật cộng sinh san hơ

S ng b à i b á o đ ăn g h à ng n ăm

Hình 1.3. Số lƣợng bài báo ISI có liên quan tới san hơ và chất nhầy san hô (Bythell và Wild, 2011)

Công bố của Bythell và Wild (2011) - Hình 1.3 cho ta thấy, số lƣợng các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế ISI (Institute for Scientific Information) có liên quan tới san hơ nói chung và lớp chất nhầy san hơ nói riêng đã có từ những năm 1906 tới nay. Số lƣợng bài báo có liên quan tới vi sinh vật cộng sinh san hô ngày càng nhiều, đặc biệt là vài năm gần đây. Điều này cho thấy, có thể cùng với những vấn đề nhƣ dịch bệnh trên san hô, suy

giảm san hô….đang gia tăng mạnh mà các vi sinh vật cộng sinh san hơ cũng có chiều hƣớng gia tăng.

Mặt khác, lớp chất nhầy là một bộ phận của cơ thể san hơ [Hình 1.4; Rosenberg và cs (2007b)], đƣợc tiết ra từ các tế bào lớp biểu mô của chúng. Lớp chất nhầy này đƣợc cấu thành từ hỗn hợp của các poly - glycoprotein gọi là mucin và các dịch tiết khác nhƣ các chất béo, chúng cung cấp một nguồn dinh dƣỡng quan trọng cho hệ sinh thái rạn san hô (Brown và Bythell, 2005). Theo Crossland (1987), polysaccharide trong chất nhầy chỉ chiếm khoảng 20 - 30% trong tổng số các hợp chất carbon đƣợc tiết ra, phần còn lại bao gồm các chất hữu cơ hòa tan dạng lipid (DOC-lipid), chủ yếu là các este. Ngồi ra, có sự biến động về thành phần và sự sản sinh chất nhầy giữa các lồi san hơ (Crossland, 1987; Ducklow & Mitchell, 1979; Meikle và cs, 1988).

Nƣớc biển

Miệng

Lớp chất nhầy

Vi khuẩn

Hình 1.4. Cấu trúc lát cắt dọc một polyp san hô (Rosenberg và cs, 2007b)

Nƣớc biển

Miệng

Vi khuẩn

Đặc biệt, lớp chất nhầy đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự sống của san hô, với hàng loạt các chức năng khác nhau nhƣ cung cấp các chất dinh dƣỡng hữu cơ, bảo vệ cho san hô và vận động của san hô (Denny, 1988). Chất nhầy san hơ cịn đóng vai trị trong hạn chế và chống lại các tác động xấu từ môi trƣờng xung quanh, nhƣ vi sinh vật gây bệnh, lắng đọng trầm tích, tia cực tím từ mặt trời, chống khô khi bị nhô lên mặt nƣớc và các chất ô nhiễm (Brown và Bythell, 2005).

Có thể nói, lớp chất nhầy san hơ là cửa ngõ trao đổi giữa san hô với môi trƣờng xung quanh. Do vậy, khi điều kiện môi trƣờng sống của san hô bị xáo trộn, lớp chất nhầy là nơi bị tác động đầu tiên. Đặc biệt, trong holobiont san hơ thì hệ vi sinh vật trên lớp chất nhầy là nhóm sinh vật đầu tiên phản ứng lại với các tác động của mơi trƣờng, chúng là nhóm sinh vật có một số lợi thế về khả năng phát triển nhanh, trao đổi chất mạnh hơn so với san hô và vi tảo cộng sinh zooxanthellae (Rohwer và cs, 2010). Nhƣ vậy, dịch bệnh trên san hô và nguyên nhân gây bệnh cho san hơ là có tiềm năng liên quan tới hệ vi sinh vật trên lớp chất nhầy của san hô, sự thay đổi các đặc điểm về thành phần, cấu trúc và hoạt động của chúng có thể là biểu hiện cho sự thay đổi sức khỏe của san hô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo cát bà và long châu, việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)