CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Bệnh và tác nhân gây bệnh trên san hô
1.4.1. Một số khái niệm và quan điểm về bệnh
Hầu hết các bệnh trên san hô không thể xác định đƣợc nguyên nhân qua triệu chứng bệnh, bởi bệnh san hô đƣợc cho là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố (Weil, 2004; Willis và cs, 2004) và áp lực từ môi trƣờng (Lesser và cs, 2007). Cho đến nay, sự hiểu biết về các yếu tố cơ bản gây ra các bệnh trên san hơ vẫn cịn rất hạn chế. Trƣớc hết, để xác định đƣợc nguyên nhân gây bệnh cho san hơ thì cần phân biệt rõ ràng đặc điểm của trạng thái
san hô khỏe mạnh và san hô bị bệnh. Theo định nghĩa đƣợc công nhận phổ biến nhất về trạng thái bị bệnh của sinh vật thì bất kỳ sự thay đổi nào của trạng thái sức khỏe bình thƣờng của sinh vật đều đƣợc xem là bị bệnh (Lightner và Redman, 1998). Tuy nhiên đối với san hô, chƣa có một định nghĩa nào về trạng thái san hô khỏe mạnh. Những dấu hiệu biểu hiện bệnh chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng ở giai đoạn cuối của sự tiến triển bệnh (Ainsworth và cs, 2007). Nhƣ vậy, việc xác định tác nhân gây ra các triệu chứng bệnh là rất quan trọng, chúng là cơ sở để cảnh báo và áp dụng các biện pháp hạn chế sự bùng phát và lây lan của chúng. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chƣa có những thơng tin rõ ràng về các tác nhân gây bệnh và các biểu hiện bệnh lý trên san hô, nhất là các bệnh mới xuất hiện (Willis và cs, 2004).
Hiện nay, nhiều bệnh do đa tác nhân đang đƣợc nghiên cứu bằng cách kết hợp nhiều phƣơng pháp. Nhƣ sự kết hợp giữa phƣơng pháp truyền thống theo thuyết Henle-Koch và các phƣơng pháp hiện đại nhƣ các công cụ sinh học phân tử (Richardson và cs, 2001), hay sự kết hợp phƣơng pháp sinh lý bệnh học và các phƣơng pháp mô bệnh học (Work và Aeby, 2006). Việc phân lập đƣợc vi khuẩn gây bệnh là rất thuận lợi cho việc nghiên cứu nguyên nhân bệnh. Tuy nhiên, các kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa đủ cơ sở để lý giải tại sao dịch bệnh có thể bùng phát trong mơi trƣờng này nhƣng lại không bùng phát ở các môi trƣờng khác.
Để hiểu đƣợc sự phức tạp của việc hình thành bệnh, một khái niệm về bộ ba yếu tố hình thành bệnh (disease triad) đã đƣợc đƣa ra (Snieszko, 1974).
Trong đó, bệnh đƣợc ví nhƣ một hình tam giác cân mà ba đỉnh tam giác đại diện cho ba yếu tố hình thành bệnh: mầm bệnh, vật chủ (sự nhạy cảm) và các yếu tố mơi trƣờng (Hình 1.5). Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các bệnh trên san hô đã đƣợc xác định trong ba thập kỷ qua là thông qua quan sát những dấu hiệu biểu hiện bệnh trên các lồi san hơ (dựa trên một yếu tố là vật chủ).
Nhƣng với bệnh tẩy trắng san hơ, vai trị của yếu tố mơi trƣờng nhƣ nhiệt độ và tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng do hoạt động nhân sinh đã đƣợc xem xét (Hoegh-Guldberg, 1999). Chỉ mới gần đây, do lo sợ các bệnh truyền nhiễm ở san hơ có thể lây lan rộng, nên các mầm bệnh đối với san hô đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu, nhƣ nguồn gốc mầm bệnh và sự lây lan của chúng (Rosenberg và cs, 2007a; Sharon và Rosenberg, 2008). Hiện nay, việc xác định các nguyên nhân gây bệnh trên san hô là rất phức tạp, chẩn đoán bệnh của san hô vẫn dựa chủ yếu vào dấu hiệu biểu hiện bệnh có thể nhìn thấy.
VI SINH VẬT GÂY BỆNH
VẬT CHỦ MƠI TRƢỜNG
Hình 1.5. Ba yếu tố hình thành bệnh (Snieszko, 1974)