Sự khác biệt của quần xã vi khuẩn trong lớp chấtnhầy giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo cát bà và long châu, việt nam (Trang 114 - 115)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

3.3.1. Sự khác biệt của quần xã vi khuẩn trong lớp chấtnhầy giữa các

san hơ

Tất cả các đặc điểm của quần xã vi khuẩn đã đƣợc nghiên cứu đều cho thấy có sự khác biệt giữa các lồi san hô và giữa các chi san hô (ANOVA, p < 0,05; Bảng 3.2). Kết quả này phù hợp với một số kết quả đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây: cấu trúc quần xã vi khuẩn có sự khác nhau giữa các lồi san hơ (Lee và cs, 2012; Morrow và cs, 2012; Rohwer và cs, 2002; Tremblay và cs, 2011), mật độ vi khuẩn và vi rút có sự khác nhau giữa các lồi san hơ (Leruste và cs, 2012b; Nguyen-Kim và cs, 2014). Sự khác biệt trong quần xã vi khuẩn và vi rút giữa các lồi san hơ có thể là do: (1) sự khác nhau về thành phần hóa học của chất nhầy trên các lồi san hơ khác nhau (Ducklow và Mitchell, 1979; Krediet và cs, 2013b; Meikle và cs, 1988; Tremblay và cs, 2011). (2) Sự khác nhau lớn về khả năng sản sinh chất nhầy giữa các lồi san hơ, dẫn đến việc pha loãng / nồng độ của các vi sinh vật trong chúng sẽ khác nhau (Coddeville và cs, 2011; Naumann và cs, 2010). (3) Khả năng kháng khuẩn bởi chính chất nhầy của san hô (Kvennefors và cs, 2012b) cũng có thể dẫn đến việc điều chỉnh sinh học mạnh mẽ trong sự phát triển của vi khuẩn, và có thể khác nhau giữa các lồi san hơ (Krediet và cs, 2013c; Shnit-Orland và Kushmaro, 2008). (4) Độ nhớt khác nhau của chất nhầy giữa các lồi san hơ sẽ tác động tới sự chuyển động của vi rút, tới cơ hội gặp vật chủ của chúng và tới sự nhiễm vi khuẩn trong chất nhầy san hô (Brown và Bythell, 2005).

Ngoài ra, chúng ta đã biết rằng, san hơ có thể kiểm sốt số lƣợng vi khuẩn của chúng bằng cách đào thải các tế bào từ lớp chất nhầy trên bề mặt ra môi trƣờng xung quanh, đây là cơ chế đã đƣợc ghi nhận trong nghiên cứu của Garren và Azam (2012a); mà có thể cũng có sự khác nhau giữa các lồi san hô về sự đào thải này. Cuối cùng, tất cả những yếu tố chi phối số lƣợng của vi

khuẩn trên san hơ đều đƣợc cho là có liên quan tới sự ảnh hƣởng gián tiếp của vi rút với sự phát triển và phát tán của vi khuẩn (là vật chủ chính của chúng).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo cát bà và long châu, việt nam (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)