Bệnh dải trắng (White plague) trên san hô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo cát bà và long châu, việt nam (Trang 33 - 34)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Bệnh và tác nhân gây bệnh trên san hô

1.4.3. Bệnh dải trắng (White plague) trên san hô

Bệnh dải trắng (White plague disease) trên san hô là một trong những bệnh gây chết nhiều cho các lồi san hơ phiến và san hơ khối ở phía tây Đại Tây Dƣơng (Miller và cs, 2006). Bệnh này lần đầu tiên đƣợc quan sát thấy ở Florida vào năm 1975 và xuất hiện nhiều vào năm 1995 và sau đó lan rộng ra khắp khu vực, với dịch diễn ra khắp vùng Caribê vào năm 2001. Nó đã trở thành bệnh phổ biến nhất và nguy hiểm nhất đối với san hô, bệnh này đã ảnh hƣởng đến khoảng một nửa số lƣợng lồi san hơ tạo rạn và các lồi san hơ vùng biển Caribê. Bệnh dải trắng ở vùng Caribê đƣợc mô tả với sự gây tổn thƣơng và lan ra ngoại biên của tập đồn san hơ và sau đó tiến triển nhanh (mm đến cm mỗi ngày) trên bề mặt của tập đoàn, dẫn đến chết một phần hay tồn thể tập đồn san hơ (Miller và cs, 2006; Richardson và cs, 2001). Bệnh đƣợc chia thành ba loại (Dustan, 1977; Richardson và cs, 1998; Richardson và cs, 2001): loại I đã đƣợc mô tả đầu tiên vào năm 1970 và 1980, bệnh loại II đƣợc ghi nhận đầu tiên vào giữa những năm 1990, và bệnh loại III đƣợc ghi nhận đầu tiên vào năm 2000. Dấu hiệu của tất cả các dạng của bệnh dải trắng là tƣơng tự nhau, và chúng có khả năng nhiễm trên nhiều lồi san hơ khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa ba loại hình bệnh là tỷ lệ lây lan và mức độ gây thiệt hại cho mô san hô. Mức độ gây hại lớn nhất là ở loại III và ít nhất là loại I: trong loại I có sự phá hủy khoảng 0,3 mm mô san hô mỗi ngày. Loại II gây chết san hô nhiều hơn, với tỷ lệ tử vong 2 cm mỗi ngày. Loại III giết chết mô san hô với tốc độ lớn hơn 2 cm mô san hô mỗi ngày và chủ yếu bắt gặp ở san hô tạo rạn. Vi khuẩn Aurantimonas coralicida gây bệnh truyền nhiễm đã đƣợc cho là nguyên nhân tạo nên bệnh dải trắng loại II trong san hô

Dichocoenia stokesii (Denner và cs, 2003; Richardson và cs, 1998), nhƣng A. coralicida không phải luôn luôn thấy hiện diện khi quần thể san hô bị nhiễm

bệnh dải trắng. Do đó, vi khuẩn A. coralicida có thể có liên quan đến sức khỏe san hô nhƣng không phải là nguyên nhân chính tạo nên bệnh dải trắng trên san hô Montastraea annularis (Pantos và cs, 2003), hoặc có thể chúng

chỉ là nguyên nhân gây bệnh dải trắng ở một số khu vực địa lý nhất định hoặc ở trên một số lồi san hơ nhất định (Cardenas và cs, 2012; Sunagawa và cs, 2009).

Trong san hô bị bệnh dải trắng, xuất hiện một vành trắng đậm giữa danh giới phần mô san hô khỏe mạnh và bộ xƣơng san hô trần (phần đã bị bệnh), nhƣng trong phần mơ san hơ khỏe mạnh thì khơng có biểu hiện gì khác biệt khi nhìn bằng mắt thƣờng. Bệnh dải trắng trên san hơ có thể lây lan dễ dàng từ san hô này tới san hô kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi khuẩn trong chất nhầy san hô ở hai quần đảo cát bà và long châu, việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)