B. NỘI DUNG
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh vàng của tổng công tyvàng
3.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm hướng tới xuất khẩu
Việt Nam chính thức gia nhập khối thương mại mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), như vậy đối với ngành sản xuất, kinh doanh vàng đương nhiên cũng sẽ phải tham gia quá trình hội nhập. Việc tham gia vào tiến trình hội nhập của các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là cơ hội rất lớn cho việc phát triển vàng, nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức đối với họ. Nếu khơng có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ về cơng nghệ sản xuất hiện đại, phương pháp tổ chức sản xuất cơng nghiệp, thơng tin đầy đủ kịp thời… thì ngành kim hồn khơng thể cạnh trạnh với những hàng hóa nước ngồi ngay ở thị trường trong nước, chứ chưa nói gì tới xuất khẩu.
Tổng cơng ty vàng Agribank Việt Nam được thành lập sau khi cổ phần hóa Cơng ty MNVBĐQ NHNo - PTNT Việt nam và đi vào hoạt động được gần 2 năm
nay. Giống như những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng
AJC cũng đứng trước những thách thức và khó khăn trước xu thế hội nhập. Để tận
dụng những cơ hội và hạn chế tối đa thách thức Tổng công ty cần đầu tư và triển
khai những kế hoạch như sau.
3.1.1.1. Đầu tư cho khâu tinh luyện vàng.
Đầu tư cho khâu tinh luyện vàng xây dựng và phát triển sản phẩm vàng đúc loại 1Kg; 0,5Kg thương hiệu Tổng công ty hướng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên thế giới, nguồn nguyên liệu vàng cho sản xuất hàng trang sức, cho nhu cầu công nghiệp và đầu tư hàng năm không phải hoàn toàn do các mỏ vàng cung cấp mà được cung cấp bởi 3 nguồn chính:
¾ Khai thác mỏ - chiếm 60%, khoảng 2.200 tấn/năm.
¾ Nguyên liệu tái thu hồi – chiếm 28%, khoảng 1.000 tấn/năm. ¾ Nguồn do các Ngân hàng, quỹ bán ra – 12%, khoảng 450 tấn/năm.
Trong khi nguồn từ khai thác mỏ ln khơng ổn định và có xu hướng giảm trong các năm gần đây, thì nguồn nguyên liệu tái thu hồi phục vụ cho các nhu cầu càng trở nên quan trọng, đặc biệt cho nhu cầu sản xuất hàng trang sức (chiếm 68% tổng nhu cầu). Hiện tại trên thế giới đã hình thành các cơng ty chuyên tinh luyện,
sản xuất kinh doanh vàng khối, thỏi cung cấp cho thị trường, được đầu tư các
xưởng tinh luyện hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn của hiệp hội kinh doanh vàng thế
giới; Còn lại đa số các công ty nhỏ hoặc chuyên sản xuất hàng trang sức, việc đầu tư xưởng tinh luyện đạt tiêu chuẩn còn hạn chế; Do vậy, đã hình thành các cơng ty chuyên làm dịch vụ tinh luyện vàng tái thu hồi các loại, kể từ bụi, nước thải … có hàm lượng vàng cực thấp. Tại Việt nam, một số công ty lớn đã bắt đầu quan tâm đầu tư khâu tinh luyện vàng để phục vụ cho nhu cầu của bản thân nội công ty, nhưng với quy mơ cịn hạn chế và công nghệ chưa thực sự ổn định; trong khi đó đa số các xưởng sản xuất trang sức vẫn cịn áp dụng cơng nghệ thu hồi thủ cơng, lạc hậu hình thành từ nhiều năm trước. Riêng đối với các cơng ty nước ngồi đầu tư tại Việt nam, vẫn phải tái xuất phế liệu, phế thải về nước để tinh luyện. Nhìn tồn cảnh, Việt Nam thực sự chưa tổ chức được khâu tái thu hồi phế liệu, phế thải một cách công nghiệp để tái cung cấp nguyên liệu đủ tiêu chuẩn cho ngành vàng, trong
khi đó theo đánh giá chung, với lượng vàng cho nhu cầu hàng năm hiện nay, lượng nguyên liệu cần tái thu hồi ước tính 10-15 tấn/năm.
Từ việc chưa tinh luyện được vàng đảm bảo tiêu chuẩn thương mại quốc tế, nên trên thị trường cũng chưa lưu hành những mác vàng thỏi có uy tín đảm bảo
được thị trường nội địa và các nước lân cận chấp nhận; Đồng thời trong thời gian
qua, việc gia công vàng miếng SJC đều phải dùng các dạng nguyên liệu vàng thỏi “không nhãn mác”, nhưng thực chất là vàng đạt tiêu chuẩn 999.9 nhập từ nhiều nước xóa dấu hiệu xuất xứ và các loại vàng miếng có uy tín về chất lượng như AAA…
Từ những nhận định ở trên, có thể thấy Tổng cơng ty cần định hướng cho
chiến lược lâu dài và ổn định, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực tinh luyện, đúc vàng thỏi với cơng nghệ đón đầu. Đầu tư cho tinh luyện và đúc vàng thỏi sẽ đạt được các lợi ích sau:
¾ Tạo dựng mác vàng thỏi chất lượng 999.9 Au lưu hành trên toàn quốc
đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trang sức, kinh doanh và cho đầu tư. Đây là sản phẩm chủ đạo sẽ chiếm lĩnh thị trường, là đối trọng với vàng miếng SJC.
¾ Làm dịch vụ tinh luyện các loại vàng tái thu hồi bất kể dạng nào và hàm
lượng nào.
¾ Làm dịch vụ đúc lại các loại vàng thỏi khơng nhãn mác, đóng dấu để lưu
hành (như SJC nhận gia công vàng miếng từ các loại vàng miếng và nguyên liệu khác như hiện nay).
¾ Từng bước tạo uy tín vươn ra thị trường các nước lân cận.
3.1.1.2. Cải tiến và phát triển thêm các sản phẩm vàng miếng mang tính
sưu tập, lưu niệm và quà tặng.
Song song với việc tiếp tục duy trì các sản phẩm vàng miếng AAA, cần nghiên cứu phát hành một số loại vàng miếng khối lượng thấp (0,5 và 1 chỉ) với
bao bì bảo hành tương đương một số sản phẩm quốc tế. Cần cải tiến nội dung 2
phù hợp với người tiêu dùng về mặt giá trị, đồng thời mang tính mỹ thuật cao, kết hợp quảng bá thương hiệu AJC của Tổng công ty vàng AGRIBANK Việt Nam.
3.1.1.3. Đầu tư sản xuất vàng dây theo công nghệ Italia.
Đây là dự án mà Tổng công ty đã quan tâm nhiều năm nay. Hàng vàng dây là mặt hàng không thể thiếu và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thể hàng trang sức. Nhưng do lượng vốn cần để đầu tư đồng bộ tương đối lớn nên chỉ có các cơng ty
có năng lực tài chính mạnh mới có cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ
và kỹ thuật cũng là rào cản cho việc sản xuất mặt hàng này. Hiện nay tại khu vực phía Bắc, chưa có cơng ty nào triển khai sản xuất vàng dây theo công nghệ máy đồng bộ.
3.1.1.4. Sản xuất hàng trang sức.
Tổng cơng ty hầu như khơng có tiếng nói trên thị trường trong lĩnh vực hàng trang sức và hiện nay cũng chưa có động thái nào đáng kể trong việc gây dựng thương hiệu từ các sản phẩm hàng trang sức.
Việc duy trì một đơn vị chuyên chế tác như hiện nay là điều kiện tốt cho
triển khai các hoạt động sản xuất của Tổng công ty. Tuy nhiên trong các năm qua, các sản phẩm của đơn vị chưa có chỗ đứng trên thị trường do nhiều nguyên nhân,
trong đó cơ bản là chưa chọn được cho mình một loại gam sản phẩm mang tính
chủ đạo có thế mạnh hơn các đơn vị khác. Chi nhánh chế tác hiện đang sản xuất theo lối thủ công cho tất cả các đơn hàng với bất kỳ chủng loại nguyên liệu nào, kể từ vàng, đến bạc và đơi khi cả đồng…, do vậy khơng có sản phẩm nào để lại trong tiềm thức của khách hàng.
Điều cần thiết trước mắt là chọn thời điểm thích hợp về nhu cầu thị
trường, tập trung sản xuất một đến hai loại gam chất lượng chủ đạo, ví dụ như
vàng tây 18K cho các sản phẩm nhẫn, bông tai… và bạc 925 cho tất cả các sản phẩm bằng bạc. Việc tổ chức sản xuất sẽ được bố trí lại căn cứ hai loại nguyên liệu
trên đi đôi với chọn công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất ưu việt nhất. Đó
sẽ là hai loại sản phẩm mang mác AJC đầu tiên đưa ra giới thiệu với thị trường và tập trung mọi điều kiện có thể để giới thiệu cho người tiêu dùng. Đấy là cách chọn sản phẩm chuyên biệt để tạo thế cạnh tranh. Tuy nhiên việc lựa chọn cụ thể sẽ do xí nghiệp thực hiện trên cơ sở các đề án được duyệt.