Thực trạng nhà ở thấp tầng tại Việt Nam và Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nhà ở thấp tầng sd năng lượng tái tạo ở HN (Trang 28 - 29)

1.1 .2Phân loại nhà ở thấp tầng

1.3 Tổng quan về nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo tại Việt Nam

1.3.2 Thực trạng nhà ở thấp tầng tại Việt Nam và Hà Nội

Từ năm 1954 đến năm 1965 ngành xây dựng Việt Nam góp phần đáng kể trong xây dựng nói chung trong đó có nhà ở mới cho cơng nhân viên chức nhà nước. Sau khi chiến tranh kết thúc(1975) công cuộc tái thiết đất nước, mở rộng đô thị diễn ra nhanh

chóng. Nhà ở ln là nhu cầu cấp bách đối với đời sống cán bộ công nhân viên và nhân dân tại các đô thị. Bước sang cơ chế thị trường xóa bỏ bao cấp về nhà ở với phương thức ban đầu là " nhà nước và nhân dân cùng làm", nhà nước

cấp đất từ 45-60m2 cho một hộ để dân tự xây. Kết quả là kiến trúc hỗn tạp của các khu nhà chia lơ khơng những chưa đóng góp vào vẻ đẹp đơ thị mà đồng thời với sự thiếu đồng bộ của hạ tầng kĩ thuật gây ra sự ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây sự xây dựng các khu nhà ở mới, các khu đô thị mới phát triển. Khu đơ thị mới được xây dựng hồn chỉnh đồng bộ về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội trong một mơi trường tự nhiên tốt đó là các khu ở hiện đại có tiện nghi sinh hoạt cộng đồng tốt. Các căn hộ độc lập khép kín đảm bảo thơng thống, chiếu sáng tự nhiên. [1]

Cùng với nhịp độ phát triển nhà ở thấp tầng, cao tầng trên cả nước. Hiện nay ở Hà Nội đã và đang triển khai tới 60 dự án các khu nhà ở mới hỗn hợp từ nhà cao tầng đến thấp tầng như khu nhà Bắc Linh Đàm, khu đô thị mới Định Cơng, Đại Kim, Khu Trung Hịa Nhân Chính, Trung n, Pháp Vân Tứ Hiệp, Thanh Trì... tuy nhiên cùng với sự phát triển trên là những ảnh hưởng môi trường gây ra bởi lĩnh vực xây dựng ngày càng nghiêm trọng. Phần lớn nhà ở được xây dựng bằng kết cấu không thân thiện với môi trường gây ra những sự lãng phí rất lớn về mặt năng lượng. Quy hoạch tổng thể thiếu tính bền vững. Các giải pháp về tổ chức mặt bằng, nội thất, mặt đứng, tổ chức khơng gian, hình thức kiến trúc chưa chú ý nhiều đến tính bền vững, thích ứng khí hậu và hiệu quả về mặt năng lượng. [14]

Một phần của tài liệu Giải pháp nhà ở thấp tầng sd năng lượng tái tạo ở HN (Trang 28 - 29)