1.1 .2Phân loại nhà ở thấp tầng
1.3 Tổng quan về nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo tại Việt Nam
1.3.3.2 Rào cản và tính ưu việt của thiết kế kiến trúc sử dụng năng lượng tái tạo cho
tái tạo cho nhà ở thấp tầng, những vấn đề nghiên cứu cần đặt ra
• Tính ưu việt trong thiết kế kiến trúc hiệu quả năng lượng tái tạo cho nhà ở thấp tầng
- Nước ta là nước đi sau các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc hiệu quả năng lượng nên chúng ta có những thuận lợi trong việc so sánh, tránh lặp lại các lỗi lầm của các nước đi trước. Qua đó có điều kiện sáng tạo, áp dụng những phương pháp riêng biệt thích nghi với vùng khí hậu đặc trưng.
- Do Hà Nội nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới có một mùa lạnh, lượng nắng và mưa, hằng năm tương đối lớn nên rât thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp khi khai thác nguồn năng lượng tái tạo từ tự nhiên. Đặc biệt với nhà ở thấp tầng càng dễ áp dụng vì ít tốn kém, dễ thay đổi thực nghiệm và có thể áp dụng rộng rãi trong khoảng thời gian không dài.
- Ngày nay các cơng trình được gán mác “ cơng trình xanh” – cơng trình sử dụng năng lương tái tạo đang được rất nhiều người quan tâm và chú ý, dẫn đến các chủ đầu tư bước đầu có những sự chú tâm nhất định về vấn đề này như một tiêu chí tất yếu khi lựa chọn đầu tư.
- Công nghệ sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo ngày càng được cải thiện về chất lượng kiểu dáng và đặc biệt là giá thành sẽ phù hợp với thu nhập của người dân.
• Rào cản trong thiết kế kiến trúc sử dụng năng lượng tái tạo cho nhà ở thấp tầng đối với cùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Szokolay (2000) chỉ ra rằng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất khó khăn cho thiết kế hiệu quả năng lượng vì thơng thường đó là những chiến lược thiết kế cho những vùng khí hậu lạnh hơn hoặc khơ hơn ví dụ như làm mát bằng bay hơi nước, khối nhiệt (thermal mass) không đơn giản khi thực hiện ở đây. Độ ẩm quá cao để có thể làm mát bằng hơi nước, bầu trời quá nhiều mây để có thể sử dụng triệt để, hiệu quả năng lượng mặt trời trong khi giá các tấm panen năng lượng mặt trời tương đối cao. Nhiệt độ ban đêm vào mùa hè cao không đủ cho sự đối lưu làm mát ban ngày.
Những người mua nhà thì chưa quan tâm nhiều đến cơng nghệ tiết kiệm năng lượng, và hiệu quả sử dụng cơng trình. Cịn nhà kinh doanh bất động sản thì mới quan tâm đến lợi ích của mình.
Đối với nhà ở thấp tầng ở Hà Nội:
- Những rào cản về quá trình thiết kế:
Quá trình thiết kế ít quan tâm đến chất lượng sống tiện nghi bên trong cơng trình, mà chủ yếu quan tâm đến hình thức bên ngồi.
- Những rào cản liên quan đến thói quen của người sử dụng:
Qua những phân tích phần trên có thể thấy rõ những thói quen và cách ứng xử bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm là hầu như không phổ biến ở Việt Nam cũng như Hà Nội. Đây là một trong những rào cản khó khăn đối với cơng việc thiết kế kiến trúc bền vững, hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường. Những người sử dụng năng lượng ln nhìn vào cái trước mắt đó là chi phí ban đầu họ phải bỏ ra chứ khơng nhìn thấy cái lợi ích lâu dài.
- Những rào cản liên quan quá trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn:
Mặc dù trên thế giới thị trường nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tái