Kim loại nặng trong đất xám bạc màu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 26 - 27)

1.2. Đất xám bạc màu

1.2.3. Kim loại nặng trong đất xám bạc màu

Do áp lực về tăng trưởng kinh tế và dân số ở Việt Nam, kéo theo nó là sự xuất hiện một loạt các khu đô thị và công nghiệp mới cũng như việc

gia tăng năng suất và sản lượng cây trồng nên việc môi trường đất phải

gánh chịu một lượng chất thải cũng như tích luỹ các KLN ngày càng lớn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, đơ thị, ... và sự tích luỹ các chất KLN này thông qua một số con đường cụ thể như: sử

dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nước thải để tưới, sử dụng

rác thải và bùn thải làm phân bón, sự tích đọng từ khói bụi trong khí

quyển,... Hàm lượng KLN trong nhóm đất xám bạc màu ở Việt Nam đa số đều nằm dưới ngưỡng so với QCVN 03:2008/BTNMT (Bảng 1.6) [8].

Bảng 1.7. Hàm lượng trung bình Cu, Pb, Cu và Cd (mg.kg-1 đất) trong đất xám theo các loại đá mẹ khác nhau

Kim loại Đất xám bạc màu trên sản phẩm phù sa QCVN 03:2008/BTNMT Phù sa cổ Phù sa cổ có tầng loang lổ Có thành phần cơ giới nhẹ Cu 9,78 13,32 12,07 50 Pb 15,15 19,39 29,52 70 Zn 19,54 33,81 37,00 200 Cd 0,43 0,43 0,64 2 Nguồn: [8] Mặc dù hàm lượng trung bình KLN của đất xám bạc màu đều ở ngưỡng cho phép, tuy nhiên ở một số khu vực bị ảnh hưởng của nước thải từ các làng nghề truyền thống, nước thải của các khu công nghiệp và đô thị lớn sẽ là nguy

cơ dẫn đến hiện ơ nhiễm mơi trường trong đó có ơ nhiễm KLN. Bên cạnh đó,

do đặc tính của đất xám bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng sét và chất hữu cơ thấp nên KLN dễ bị hút thu vào cây trồng cũng như chúng dễ bị rửa trơi vào nguồn nước, vì vậy cần có các biện pháp cải tạo nhằm tránh KLN tích lũy vào cây trồng và ô nhiễm nguồn nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 26 - 27)