Một số phương pháp xử lý đấ tô nhiễm KLN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 42 - 45)

1.3. Ô nhiễm kim loại nặng và các biện pháp xử lý

1.3.7. Một số phương pháp xử lý đấ tô nhiễm KLN

1.3.7.1. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm KLN bằng thực vật

Phương pháp làm giảm nồng độ kim loại trong đất bằng cách trồng các

lồi thực vật có khả năng tích luỹ kim loại cao trong thân, chống chịu được với

nồng độ các chất ô nhiễm cao và cho sinh khối lớn. Khi thu hoạch các lồi thực vật này thì các chất ô nhiễm cũng được loại bỏ ra khỏi đất và các kim loại quý hiếm như Ni, Ti, Au, có thể được chiết tách ra khỏi cây.

Phương pháp sử dụng thực vật để cố định kim loại trong đất hoặc bùn bởi

sự hút thu của rễ hoặc kết tủa trong vùng rễ. Quá trình này làm giảm khả năng linh động của kim loại, ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm và làm giảm hàm lượng kim loại khuếch tán vào trong các chuỗi thức ăn.

Một số lồi thực vật có khả năng hút thu KLN trong đất như: cây dương xỉ, vetiver, lau, hoa ngũ sắc, ngải dại, cỏ tre, cỏ gà, mần trầu, cải xanh, cải xoong, rau muống, bạch đàn, keo tai tượng, keo lá chàm…

Công nghệ thực vật xử lý ơ nhiễm có thể dùng để xử lý các chất như KLN, thuốc trừ sâu, dung môi, thuốc súng, dầu mỏ, các hợp chất hữu cơ đa vòng

thơm, nước rỉ rác, nước thải nông nghiệp, chất thải khai khống và các chất ơ

nhiễm phóng xạ….[ 77].

1.3.7.2. Phương pháp đào và chuyển chỗ

Đào và chuyển chỗ là phương pháp xử lý chuyển chỗ đất nhằm di

chuyển các chất độc hại đến một nơi khác an toàn hơn.

Với phương pháp này, các chất ô nhiễm không được loại bỏ khỏi đất ô nhiễm mà đơn giản chỉ là đào lên và chuyển đất ô nhiễm đi chỗ khác với hy

vọng là không bị ô nhiễm ở những nơi cần thiết [79].

1.3.7.3. Phương pháp cố định hoặc cô đặc

Cố định hoặc cô đặc chất ô nhiễm có thể là phương pháp xử lý tại chỗ hoặc chuyển chỗ. Phương pháp này liên quan đến hỗn hợp các chất đặc trưng

được thêm vào đất, hoặc là các thuốc thử, các chất phản ứng với đất ơ nhiễm để làm giảm tính linh động và hồ tan của các chất ô nhiễm.

Các tác nhân liên kết được sử dụng bao gồm tro bay, xi măng hoặc bụi lò đốt. Mặc dù quá trình này đã được chứng minh là hiệu quả với chất ô

nhiễm là KLN nhưng lại có khả năng là tác nhân liên kết hoặc thay đổi pH đất. Phương pháp cố định hoặc cô đặc không xử lý được chất ô nhiễm ra khỏi

cấu trúc đất nhưng nó có thể nén các chất ô nhiễm lại trong môi trường đất

1.3.7.4. Phương pháp thuỷ tinh hoá

Phương pháp thuỷ tinh hoá là quá trình xử lý bởi nhiệt, có thể được sử

dụng để xử lý đất tại chỗ hay chuyển chỗ. Đây là quá trình chuyển chất ô

nhiễm thành dạng thuỷ tinh cố định.

Đối với phương pháp này, cho dòng điện chạy qua một dãy điện cực

than chì, làm nóng chảy đất ở nhiệt độ rất cao (1500 - 20000C). Thuỷ tinh bền

được hình thành, kết hợp chặt chẽ và cố định kim loại khi đất được làm lạnh.

Một nắp đậy khí thải được nắp đặt trên vùng xử lý. Nắp này được sử dụng để thu nhận và xử lý các khí thải (các kim loại bay hơi) được thải ra trong suốt quá tình xử lý.

Hiện nay phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi nhưng chỉ được áp dụng trên diện tích nhỏ, chi phí giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật hiện đại

nên người ta cần tìm kiếm những phương pháp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, thân thiện hơn với môi trường [78].

1.3.7.5. Phương pháp rửa đất

Rửa đất là cơng nghệ có thể được sử dụng để xử lý đất ô nhiễm KLN. Quá trình này dựa vào cơ chế hút và tách vật lý để loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi đất. Quá trình vật lý loại bỏ những hạt kim loại có kích thước lớn và vận chuyển các chất ô nhiễm vào pha lỏng. Dung dịch làm sạch đất có thể trung tính hoặc chứa các yếu tố hoạt tính bề mặt. Các chất thường dùng trong các dung dịch làm sạch đất là HCl, EDTA, HNO3 và CaCl2. Quá trình này sẽ làm giảm hàm lượng kim loại trong đất và tạo ra một dịch lỏng với hàm lượng kim loại cao và tiếp tục xử lý.

Ở những nơi có nhiều chất ơ nhiễm hỗn hợp, phương pháp này sẽ gặp khó khăn vì khó xác định dung dịch rửa thích hợp. Hơn nữa đối với đất ô

nhiễm với nhiều phức chất khác nhau thì sử dụng phương pháp này sẽ rất tốn kém [65].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 42 - 45)