Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 31 - 33)

1.3. Ô nhiễm kim loại nặng và các biện pháp xử lý

1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất

1.3.1.1. Nguồn gốc tự nhiên

Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định KLN, trong điều kiện bình thường một số KLN là những nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất. Tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm.

Bảng 1.8. Thành phần kim loại vết trong một số khoáng vật điển hình

Trạng thái

phong hố Khống vật Hiện diện

Thành phần kim loại

Dễ bị phong hoá

Olivine Đá macma Mn, Co, Ni, Cu, Zn Anorthite Mn, Cu, Sr

Augite Đá siêu bazơ và bazơ núi lửa

Mn, Co, Ni, Cu, Zn, Pb

Hornblende Phân bố rộng trong đá

macma và biến chất Mn, Co, Ni, Cu, Zn Albite Đá nham thạch Cu

Biotit Mn, Co, Ni, Cu, Zn Orthoclase Đá macma axít Cu, Sr

Muscovite Granite, phiến thạch,

thuỷ tinh Cu, Sr Khả năng ổn

định khoáng tăng

Magnetite Đá mácma và biến

chất Cr, Co, Ni, Zn Nguồn: [6] .

1.3.1.2. Nguồn gốc nhân tạo

Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn thế

giới cũng như ở Việt Nam.

+ Ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp:

Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ơ nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Q trình phát triển cơng nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến tính chất lý và hóa học đất. Những tác động về vật lý đất như: gây xói mịn, nén chặt và phá hủy cấu

trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ.

Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến

đất.

+ Ơ nhiễm đất do sản xuất nơng nghiệp:

Sử dụng phân bón và thuốc BVTV có hai mặt của một vấn đề: tích cực và tiêu cực. Tích cực là góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nông sản;

tiêu cực là gây ô nhiễm mơi trường. Trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(BVTV) thường có sẵn KLN và chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới

hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 31 - 33)