Các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 27 - 31)

1.2. Đất xám bạc màu

1.2.4. Các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu

Có nhiều biện pháp cải tạo đất bạc màu đã được triển khai ứng dụng,

mục tiêu của các biện pháp này nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất và làm

tăng năng suất cây trồng.

1.2.4.1. Biện pháp cày sâu

Đất xám bạc màu thường có độ sâu tầng canh tác mỏng và rời rạc, việc tăng dần độ cày sâu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của rễ cây trồng, tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng bị tích lũy ở tầng đế cày. Có thể kết hợp

việc cày sâu cùng với tăng phân bón thì sẽ có năng suất cao hơn. Theo những thí nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1960 -

1965), mức cày sâu thích hợp là lật hết lớp đất vùng đất đế cày lên khoảng 18 cm, nếu nhiều phân bón có thể cày sâu hơn [9].

1.2.4.2. Bón phân hóa học

Hàm lượng dinh dưỡng trong đất xám bạc màu rất thấp. Vì vậy, việc

bón phân hóa học cho loại đất này rất cần thiết. Nghiên cứu về ảnh hưởng của

phân bón đa lượng đến năng suất lúa cho thấy, trong 3 nguyên tố đa lượng đối

với cây lúa, đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa sau đó đến

kali, dinh dưỡng từ lân chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa. Trong khi

các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được nông dân quan tâm sử dụng thường xuyên thơng qua việc bón phân Ure, DAP, KCl, thì ngược lại các nguyên tố

trung lượng như canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), chưa được chú ý và quan tâm đúng mức. Chính tình trạng này làm cho cán cân dinh dưỡng giữa đa lượng và trung lượng trong đất ngày một mất cân đối. Trên đất xám bạc

màu phối hợp bón đồng thời các nguyên tố S, Ca, Mg, Si với N, P, K có tác dụng tốt rõ rệt tới sinh trưởng của cây lúa, làm giảm sâu bệnh và tăng năng suất lúa (14 - 16%), tăng hiệu suất sử dụng phân bón (45 - 70%) ở cả 2 vụ

xuân và mùa [7]. Khi bón phối hợp các chất Ca, Mg, S với N, P, K đã làm

tăng năng suất lúa so với chỉ bón N, P, K từ 5,0 - 25,4% ở vụ xuân và 8,0 -

27,5% ở vụ mùa; 12,9 - 26,2%) ở vụ xuân và tăng 6,4 - 13,8% ở vụ mùa; tăng 16,7 - 25,8% ở vụ xuân và 10,9 - 20,1% ở vụ mùa [15].

1.2.4.3. Bón vơi

Đối với đất bạc màu, nếu bón vơi với liều lượng thích hợp có thể tăng năng suất lúa 8 - 24%. Lượng vơi thích hợp nhằm trung hịa từ 0,15 đến 0,25 độ chua thủy phân tương ứng với 500-1000 kg.ha-1 và có thể tăng 50 - 60 kg thóc. Khi bón cần chọn thời điểm lúc trời lặng gió và bón lót là chính, cần đảo trộn đều vào tầng canh tác, khơng bón lẫn phân chuồng, phân đạm amoni,

nhất 1 tháng để phát huy tác dụng cải tạo đất và tránh ảnh hưởng tới cây trồng

và phân bón. Đối với đất bạc màu bón 3 năm/lần với lượng bón 0,6 - 2,35

tấn.ha-1 [30].

1.2.4.4. Bón phù sa sơng, đất đỏ và tro bay

Bổ sung phù sa sông để cải tạo đất xám bạc màu là một trong những

biện pháp cải tạo đất bạc màu có hiệu nghiệm cao. Khi khai thác phù sa sông sẽ giải phóng được lịng sơng, hạ được mức nước, đỡ cơng đắp đê, mặt khác làm cho đất được bổ sung thêm màu mỡ. Nhưng phương pháp cải tạo này còn phụ thuộc vào điều kiện cơ giới hóa, phương tiện vận chuyển. Theo thí nghiệm của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đất bạc màu bổ sung 10%

đất phù sa sông Hồng cho năng suất tăng 134%, trộn với 10% đất đỏ feralit tăng 138% [30]. Thí nghiệm tại Ba Vì, Hà Nội, bổ sung tro bay của nhà máy

nhiệt điện trên đất xám bạc màu từ 5 - 15% đã cải thiện một số tính chất lý

hóa đất bạc màu, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lạc và đậu

cô ve đồng thời cải thiện hầu hết các nhóm VSV có ích của đất xám bạc màu

(VSV phân giải Cellulose, vi khuẩn, nấm men và xạ khuẩn của đất, ...) [21, 22].

1.2.4.5. Biện pháp thủy lợi

Do đất có thành phần cơ giới nhẹ nhưng lại chặt nên độ ẩm tối đa đồng

ruộng thấp so với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, độ ẩm hữu hiệu lại tương đối cao, độ ẩm cây héo cũng thấp, do lượng nước khuếch tán khá nhiều, đặc điểm này nói lên khả năng huy động nước của cây tương đối lớn song mặt

khác, khả năng giữ nước lại rất hạn chế. Tầng canh tác trong mùa khô luôn bị thiếu ẩm. Ở tầng đất nền, độ ẩm tương đối khá nhưng hoa màu ít tận dụng được vì sức hút bề mặt các phân tử nước rất cao (nước hấp ẩm lên tới 12 -

Một trong những nguyên nhân làm cho những tính chất nước của đất

bạc kém là do tưới tiêu không hợp lý, khơng có nước tưới vào mùa khơ hạn,

khơng thốt được nước tưới khi gặp mưa to, kéo dài. Vì vậy, xây dựng mạng lưới thủy lợi để điều hòa chế độ nước là biện pháp hữu hiệu.

1.2.4.6. Luân canh tăng vụ cây trồng

Đây là biện pháp kĩ thuật nhằm đạt hiệu quả thu nhập cao trên cùng

một đơn vị diện tích canh tác, góp phần bảo vệ và cải tạo đất bằng cách trả lại

độ màu mỡ lâu dài cho đất bạc màu thông qua hệ thống cây trồng được bố trí

hợp lý và có đầu tư thâm canh. Ln canh cây họ đậu cịn giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất do sự cố định đạm của nhiều vi khuẩn nốt sần từ bộ rễ của cây.

Một số cơng thức trồng trọt có thể áp dụng trên đất bạc màu như:

+ Công thức 2 vụ: 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô, lạc, đậu đỗ xen với rau.

+ Công thức 3 vụ: 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân.

1.2.4.7. Tăng cường bón chất hữu cơ

Trong đất xám bạc màu hàm lượng mùn rất thấp, việc bón phân hữu cơ trên đất xám bạc màu có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều nghiên cứu đã chỉ

ra rằng bón phân hữu cơ có thể tăng năng suất 21,5 - 32,8% [11].

- Phân chuồng: Trong phân chuồng chứa trung bình: 0,35% N, 0,15% P2O5, 0,62% K2O. Bón 1 tấn phân chuồng bình quân tăng được 52 kg thóc, liều lượng bón có thể thay đổi 10 - 30 tấn.ha-1.

- Phân xanh: Bón kết hợp với phân chuồng. Cây phân xanh được sử dụng như: điền thanh, muồng sợi, cốt khí, đậu chiều…

- Phân hữu cơ vi sinh: Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ được nghiên cứu và đề xuất sử dụng nhiều, sau vụ gặt nông dân chỉ cần thu gom rơm rạ vào một góc ruộng, hịa chế phẩm vi

sinh cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ, che phủ bằng ni lơng hoặc trát bùn kín, chỉ sau 17 - 25 ngày rơm rạ sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Nếu dùng bón lót, loại phân này giúp giảm 20 - 30% lượng phân hóa học và làm tăng năng suất cây trồng 5 - 7%. Biện pháp vùi phụ phẩm cây lúa: giúp trả lại chất dinh dưỡng cho đất, bổ sung dinh

dưỡng cho cây vụ sau. Chẳng hạn, rơm rạ có khoảng 0,6% N, 0,1% P, 1,5%

K, 5% Si, 0,1% S, 40% C do đó khối lượng rơm rạ khoảng 3 - 10 tấn.ha-1 là nguồn dinh dưỡng đáng kể. Lượng rơm rạ vùi vào đất trả lại cho đất khoảng 8 - 12 kg P/ha/1 vụ. Hàm lượng N trong thân lá lạc vùi vào đất 30 - 44 N kg làm

tăng năng suất lúa 1 - 2 tấn.ha-1. Vùi 9 - 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 - 90 kg N.ha-1 [17].

Với những đặc tính nghèo dinh dưỡng, đất chua, khô kiệt, khả năng hấp phụ cation thấp, khả năng giữ dinh dưỡng và nước kém vì vậy, việc nghiên

cứu tìm kiếm phương pháp cải tạo đất xám bạc màu cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm nâng cao tính chất vật lý, hóa học của đất phù hợp với hiện trạng

môi trường, những thay đổi trong hoạt động canh tác và tập quán sinh hoạt

của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu (Trang 27 - 31)