- Nhược điểm:
c) Tìm đối tác bán hàng:
3.1.3.2 Những hạn chế trong hoạt động phân phối dự án BĐS
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động phân phối các dự án BĐS của công ty còn có một số hạn chế sau :
Đầu tiên,sau giai đoạn phát triển quá nóng sốt từ năm 2007 đến hết năm 2009
BĐS bắt đầu rơi vào thời kỳ trầm lắng, các chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu có hiệu lực, nguồn vốn từ ngân hàng trước kia vẫn rất dễ đối với các doanh nghiệp khi cho vay đầu tư BĐS này gần như bị cắt đứt hoàn toàn, thiếu vốn dẫn đến tình trạng tháo chạy hàng loạt từ các nhà đầu tư kéo giá BĐS trên thị trường giảm liên tục. Điều này dẫn đến một vài dự án mà công ty phân phối giao nhà không đúng thời gian đã cam kết khi
kí hợp đồng mua bán với khách hàng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty.
Thứ hai, trong điều kiện thị trường BĐS “đóng băng” công ty phải gánh chịu sức ép
rất lớn từ thị trường. Thị trường khó khăn giao dịch ít trong khi chi phí cho quảng cáo, PR, marketing lại đội lên rất nhiều, áp lực doanh số từ chủ đầu tư khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, thu hẹp bộ máy nhân sự. Dẫn đến nhiều nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm bị sa thải hay tự động nghỉ do không đảm bảo được doanh số mà công ty giao.
Thứ ba, tuyển CTV có chọn lọc nhưng không có khoảng hỗ trợ thêm về tài chính
làm cho CTV không mấy mặn mà với việc hợp tác. Việc tổ chức, quản lý CTV được giao cho một nhân viên kinh doanh là chưa thật sự hợp lý khi mà công ty không có bất cứ một chính sách hay sự hỗ trợ nào về tài chính cho hoạt động chăm sóc CTV. Tuy vậy do mức phí mà công ty đưa ra đối với đại lý là CTV là khá thấp chỉ 0,3 trên lợi nhuận mà công ty đem về, mức phí này được tính toán dựa trên cơ sở nếu CTV là nhân viên cho một công ty BĐS là sàn đối tác với Nam Việt, phí hoa hồng cho việc liên kết giữa hai sàn với nhau là 1% trên giá trị giao dịch, sau khi trừ tất cả các chi phí marketing, chi phí cố định thông thường công ty sẽ trích lại 30-40%/lợi nhuận đem về trả lại cho nhân viên kinh doanh vơi mỗi giao dịch thành công tùy theo từng dự án. Vì vậy mức phí đưa ra cho CTV gần tương đương với mức mà họ sẽ nhận được nếu công ty của họ liên kết với Nam Việt.
Tuy nhiên đây chỉ là tính toán chủ quan của Nam Việt, còn thực tế các sàn có thể sẽ trả cao hơn để khuyến khích nhân viên của họ bán hàng. Do đó mức phí khá thấp như vậy cũng là một lý do mà mặc dù sản phẩm tốt nhưng số lượng đại lý là cá nhân vẫn chưa nhiều và đối tượng tham gia lúc này chỉ giới hạn là môi giới có khách quan tâm đến dự án hoặc phân khúc thị trường của dự án.
Hơn thế nữa với hình thức hợp tác theo kiểu về lâu dài lại hầu như không thể kiểm soát được khối lượng giao dịch sẽ phát sinh, bởi lẽ không có sự rằng buộc nào giữa hai bên vì vậy rất khó có thể biết chắc được là CTV có chuyên tâm bán hàng của công ty hay không. Đây là vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp khi muốn phát triển hệ thống CTV cá nhân hoạt động bên ngoài công ty.
Thứ tư, so với việc hợp tác với các nhân thì liên kết sàn có vẻ dễ dàng và thuận lợi
hơn so việc phải chăm sóc từng đại lý cá nhân. Tuy vậy không có nghĩa là cách thức này không có chỗ bất lợi. Bất lợi sẽ đến cho Nam Việt khi mà công ty đối tác bán tốt hơn hoặc chấp nhận chiết khấu thêm cho khách hàng vào phần phí hoa hồng của mình được hưởng để lôi kéo và thu hút khách hàng mà vẫn không vi phạm hợp đồng liên kết đã ký. Hoặc rủi ro đến từ phía chủ đầu tư khi họ thấy sàn đối tác bán tốt hơn Nam Việt thì khả năng với những dự án tiếp theo họ sẽ chủ động kí hợp đồng trực tiếp với sàn bên đó.