0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 -27 )

2. Tổng số nhân khẩu Khẩu

4.2.1. Tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng

Trên địa bàn xã Hương Tồn trong những năm trở lại đây có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cụ thể là: Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, các dự án: Rell II (thay trụ điện cao áp và đường dây dẫn có vỏ bọc), dự án WB3 (xây dựng đường nhựa)... ngồi ra cịn có một số tư nhân cho vay vốn. Hiện nay chỉ còn hai tổ chức hoạt động mạnh nhất đó là Ngân hàng NN&PTNT huyện Hương Trà, Ngân hàng CSXH Huyện Hương Trà và một số tư nhân cho vay khác.

- Ngân hàng NN&PTNT và Ngân hàng CSXH là hai tổ chức dược thành lập và hoạt đông dựa trên những quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật.

- Ngân hàng CSXH trước đây còn gọi là Ngân hàng Người nghèo, Ngân hàng này được tách ra từ Ngân hàng NN&PTNT từ năm 1995 với mục đích là phục vụ người nghèo, Ngân hàng không huy động tiết kiệm mà chủ yếu dựa vào Chính phủ và các Ngân hàng quốc doanh để có nguồn vốn cho vay. Ngân hàng CSXH tham gia vào giảm nghèo đói bằng cách cấp Tín dụng cho những ai khơng đủ điều kiện vay từ NH NN&PTNT do khơng có tài sản thế chấp.

- Một loại hình Tín dụng nữa mà khơng thể khơng nói đến ở hầu hết các nông thôn hiện nay là tư nhân cho vay vốn, đây là do một số hộ có tài sản đứng ra cho vay vốn. Họ thường cho vay những món vay ngắn hạn (theo vụ hay theo ngày...).

- Ngồi ra trên địa bàn xã cũng có một hình thức Tín dụng khác mà một số nhóm nhỏ người dân tham gia đó là chơi hụi. Mỗi nhóm hụi tham gia từ 5 – 20 thành viên, mức đóng góp hụi là từ 50.000 – 100.000/người/lần bốc, mỗi tháng tiến hành bốc hụi một lần, hình thứ bốc hụi tùy theo điều kiện và quy định của các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm hụi thường hoạt động độc lập, mỗi nhóm huy động tiết kiệm từ hội viên và chỉ cho thành viên trong hội rút. Đây là hoạt động mà được ít người dân biết đến, nó chỉ phổ biến ở khu vực chợ, vì đây là những người thương lái tin tưởng nhau, cùng thành lập nhóm để tương trợ nhau về tài chính.

Đặc biệt trên địa bàn xã cũng có 2 Hợp tác xã hoạt động rất mạnh mẽ. Hai HTX này chủ yếu là làm công tác hổ trợ cho người dân vay chịu (nợ): phân, giống, thuốc bảo vệ thực vật, sức kéo thủy lợi... đến cuối vụ người dân sẽ thanh toán bằng sản phẩm hoặc bằng tiền mặt.

Hộp 1: Người dân khắc phục tình trạng khó khăn trong sản xuất

Ơng N X C, nơng dân ở xã Hương Tồn cho biết “Gia đình tơi đầu mỗi vụ

sản xuất thường đến Hợp tác xã để đăng ký giống, phân bón, thuốc BVTV...vì đầu vụ sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn nên Hợp tác xã cho vay chịu để về sản xuất đến cuối vụ gia đình thanh tốn cho HTX bằng sản lượng lúa hoặc tiền. Việc này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho gia đình khắc phục được những khó khăn ban đầu trong sản xuất”

(Nguồn: PV sâu người am hiểu, 2011 )

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 -27 )

×