2. Tổng số nhân khẩu Khẩu
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài và từ những kết quả phân tích tơi xin đưa ra một số kết luận:
- Trên địa bàn xã Hương Tồn thì hệ thống các nguồn tín dụng chính thức đóng vai trị chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho hộ nơng dân, trong đó NH NN&PTNT và NH CSXH huyện Hương Trà đóng vai trị chủ lực, thể hiện ở tỷ trọng nguồn vốn huy động và doanh số cho vay, tổng doanh số cho vay gần 5 tỷ đồng 2010, các nguồn tín dụng phi chính thức hoạt động chưa phổ biến cịn nhỏ lẻ nhưng cũng phần nào đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng.
- Việc cho vay vốn của các nguồn tín dụng thơng qua tổ chức đồn thể địa phương đã đóng vai trị quan trọng và đã mang lại hiệu quả lớn. Thành viên của các tổ chức đoàn thể là người địa bàn nên đóng vai trị là cán bộ tín dụng rất gần gũi với người dân, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vay vốn cũng như việc hoàn trả lãi và gốc vốn vay được thực hiện nhanh chóng hơn.
- Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của người dân là tương đối tốt hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn từ các nguồn tín dụng đang hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ thuộc diện chính sách ưu đãi.
- Tình trạng thiếu kế hoạch sử dụng vốn vẫn cịn: hầu hết các nguồn tín dụng đều ưu tiên vay vốn để đầu tư sản xuất, nhưng nhiều hộ đã sử dụng vốn vay cho mục đích khác. Ngồi ra, vốn vay chưa đáp ứng đúng lúc đã khiến người dân sử dụng sai mục đích nên tình trạng nợ nần vẫn cịn.
- Về các nguồn vốn cho vay thì đa số vẫn chưa đáp ứng được mức lãi suất cho vay, các tổ chức tín dụng chưa chú trọng đến tập huấn kỹ thuật trong sản xuất cho người dân.
5.2. Kiến nghị
Để cho hoạt động vay vốn cũng như sử dụng vốn vay được mang lại hiệu quả thiết thực thì:
- Tăng cường sự tham gia của tổ chức đoàn thể ở địa phương trong hệ thống quản lý tín dụng. Tổ chức đoàn thể địa phương là người thực hiện các
giao dịch trực tiếp với hộ vay vốn, họ phải được trao quyền hạn nhất định trong việc xét duyệt hộ để cho vay vốn và đóng vai trị tích cực trong cơng tác giám sát sử dụng vốn của người dân.
- Nên căn cứ vào chu kỳ của hoạt động sản xuất để quy định thời hạn trả vốn. Phương thức trả lãi hàng tháng và vốn làm nhiều lần được cho là phù hợp nhất. Tuy nhiên, số lần trả vốn trong thời gian vay và số vốn trả ở mỗi lần phải dựa trên các đối tượng vay vốn cụ thể.
- Ngoài ra các chương trình tín dụng cần tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho người dân để cho việc sử dụng vốn của họ có hiệu quả, hạn chế rủi ro trong sản xuất để giúp họ có thể hồn trả vốn, lãi đúng thời hạn. Việc nâng cao năng lực nên tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: tập huấn, hội thảo đầu bờ, hướng dẫn kỹ thuật trên đồng ruộng và sinh hoạt nhóm để chia sẻ kinh nghiệm.
- Các tổ chức tín dụng, cần cố gắng điều chỉnh mức lãi suất món vay đến mức thấp nhất để người dân có đủ khả năng vay vốn.
- Về phía chính quyền địa phương cần quan tâm, giúp đỡ người dân trong khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục cho hộ có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn.
- Về phía hộ cần có sự hoạch tốn đầu tư sử dụng vốn vay rõ ràng, có sự đầu tư nghiêm túc về vốn, thời gian, công sức vào từng hoạt động cụ thể tránh tình trạng sử dụng và phân bổ nguồn vốn vay sai mục đích.