2. Tổng số nhân khẩu Khẩu
4.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình vay vốn và sử dụng vốn
* Tham khảo ý kiến khi vay vốn
Biểu đồ 4: Thông tin ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Theo số liệu điều tra, đối tượng mà các hộ dân thường tham khảo ý kiến nhiều nhất là cán bộ tín dụng với 56,67% so với tổng số ý kiến, tiếp đến là phương tiện thông tin với 23,33% so với tổng ý kiến, bởi vì người dân thường quan tâm khi vay vốn thường là lãi suất, lượng vốn, thủ tục… mặt khác cán bộ tín dụng và phương tiện thơng tin là những nguồn kiến thức chính xác và đáng tin cậy nhất nên người dân thường tìm đến để được tư vấn. Người thân trong gia đình là yếu tố ảnh hưởng thứ ba đến quyết định vay vốn của hộ nông dân với 10% chứng tỏ số ý kiến trong gia đình vẫn có mức ảnh hưởng khơng nhỏ, bởi vì những người trong gia đình sẽ cùng nhau sử dụng vốn nên hộ sẽ biết được lượng vốn mình cần, nên đầu tư vào mục đích gì để đạt hiệu quả cao. Nhóm đối tượng tham khảo ý kiến từ trưởng thơn, hàng xóm chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong quyết định vay vốn của hộ, bởi vì trưởng thơn và hàng xóm khơng phải là cán bộ tín dụng nên khơng nắm bắt rõ các thủ tục cũng như quy chế tín dụng.
Về bản thân người đi vay cũng có những mối quan tâm đến khi tham gia vay vốn điều này cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định vay vốn của hộ
* Mối quan tâm của hộ khi tham gia vay vốn.
Biểu đồ 5: Mối quan tâm của hộ khi tham gia vay vốn
Qua phân tích số liệu từ biểu đồ thì ta thấy rằng vấn đề mà người dân quan tâm nhất khi tham gia vay vốn đó là lãi suất với 56,67% so với tổng số, tiếp đến là lượng vốn chiếm 16,67% tổng số. Theo điều tra thì người dân ở đây có hoạt động xuất chủ yếu là nơng nghiệp, mặt khác gia đình cịn có con em theo học các trường Đại học và Cao đẳng nên người dân thường quan tâm đến lãi suất và lượng vốn khi đi vay để chủ động trong việc sử dụng vốn và quyết định vay vốn. Mối quan tâm tiếp theo là được tập huấn và tăng thời gian cho vay có tỷ lệ ngang nhau và đều chiếm 10% so với tổng số bởi vì trình độ kỹ thuật của người dân cịn hạn chế, q trình sản xuất có chu kỳ nhiều lúc sản phẩm chưa thu hoạch mà phải lo trả tiền vay nên người dân không thể xoay sở được nên đây là hai vấn đề mà người dân có mối quan tâm ngang nhau. Vấn đề mà người dân ít quan tâm nhất khi vay vốn đó là hổ trợ khi gặp rủi ro, đa số đều cho rằng rủi ro là điều bất ngờ và không thể lường trước được nên các tổ chức cho vay không thể đáp ứng.
* Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn của nơng hộ
- Mục đích sử dụng vốn của các hộ nơng dân: Qua tìm hiểu thì khi người dân vay vốn đều theo đuổi một mục đích nào đó để đạt được kết qủa sản xuất kinh doanh cao nhất. Các nguồn tín dụng chính thức cho hộ vay cũng với mục đích phát triển trồng trọt chăn ni và các hộ sử dụng đúng mục đích vay vốn
thì mới đem lại hiệu quả cao. Nhưng một số hộ đã không sử dụng đúng mục đích vay vốn trong khế ước nên dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.
- Các nhân tố về điều kiện thời tiết, khí hậu: sản xuất nơng nghiệp phải chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện tự nhiên đây là nhân tố khách quan con người khơng thể kiểm sốt được. Trước đây người dân ở xã chủ yếu sử dụng vốn cho sản xuất nông nghiệp nhưng trong những năm gần đây người dân có xu hướng đầu tư sang các lĩnh vực chăn nuôi và ngành nghề dịch vụ khác.
- Biến động thị trường: xu thế gần đây trong cơ cấu sản xuất của hộ là căn cứ vào thị trường để cơ cấu sản xuất. Trước đây người dân thường ồ ạt đàu tư trồng lúa, chăn nuôi lợn. Sản phẩm làm ra năng suất cao nhưng tiêu thụ không hết dẫn đến làm ăn thua lỗ. Gần đây người dân đặc biệt chú trọng đến thị hiếu của thị trường để cơ cấu sản xuất cho phù hợp.
Tóm lại kết quả sử dụng vốn của hộ cao hay thấp phụ thộc nhiều vào tính linh động trong sản xuất và kế hoạch sử dụng vốn.