0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Các giải pháp giúp hộ nông dân sử dụng vốn có hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 52 -54 )

2. Tổng số nhân khẩu Khẩu

4.4.2. Các giải pháp giúp hộ nông dân sử dụng vốn có hiệu quả hơn

* Đối với các cấp chính quyền

- Trước tiên chính quyền cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để giúp các hộ nơng dân làm ăn có hiệu quả. Chỉ đạo các ban ngành, các cơ quan chuyên trách phát huy vai trò, phối hợp với nhau để phục vụ tốt cho người sản xuất kinh doanh.

- Tìm hiểu nắm bắt thơng tin thị trường và kịp thời có những định hướng đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương. Khuyến khích và ưu tiên những hộ gia đình có điều kiện mạnh dạn phát triển sản xuất quy mơ lớn. Hỗ trọ những gia đình khó khăn làm ăn vượt khó.

- Tích cực thực hiện cơng tác phịng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi cần thực hiện đồng đều, kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

* Đối với các tổ chức tín dụng

- Cần thiết phải có sự lồng ghép việc cho vay với những hoạt động hỗ trợ những biện pháp đi kèm như: tập huấn kỹ thuật sản xuất, tập huấn kỹ năng quản lý vốn vay, tổ chức sinh hoạt phổ biến, hướng dẫn công nghệ sản xuất mới… Đây thực sự là những hoạt động hỗ trợ bổ ích cho hộ vay vốn, giúp hộ có thể quản lý và sử dụng vốn quản lý và sử dụng vốn sản xuất nói chung, vốn vay nới riêng một cách khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao.

- Hiện nay trên địa bàn xã Hương Tồn nói riêng và huyện Hương Trà nói chung có nhiều nguồn vốn vay dang hoạt động nhưng cần phải xem xét kỹ tránh tình trạng có hộ được vay nhiều nguồn, có hộ thì khơng tiếp cận được với nguồn vốn. Việc cho vay thơng qua các tổ chức đồn thể đang phát huy vai trị tốt nên cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ về tín dụng, nhanh nhẹn, nhiệt tình, am hiểu kiến thức sản xuất nông nghiệp, sâu sát với hộ để làm tốt hơn nữa công tác đưa vốn về cho các hộ nơng dân sản xuất.

- Cán bộ tín dụng cần phải điều tra thẩm định một cách kỹ lưỡng trước khi cho vay đến hộ nông dân để biết được khả năng vốn tự có, mức độ sử dụng vốn vào sản xuất, khả năng sản xuất của hộ từ đó quyết định số vốn cho vay đúng đắn và mang lại hiệu quả cao.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các khoản vay, việc kiểm tra này cần được tiến hành cẩn trọng qua ba giai đoạn: trước cho vay, trong khi cho vay và sau khi vay. Mục đích của cơng tác này là nhằm cho vay đúng đối tượng, đầu tư hợp lý và kịp thời cho các hoạt động sản xuất, kịp thời phát hiện những vi phạm, vướng mắc để giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng sử dụng vốn vay tùy tiện, sai mục đích.

- Về lãi suất cho vay, đây là yếu tố được các hộ quan tâm nhiều nhất. Lãi suất cho vay sẽ tác động trục tiếp đến lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất mà hộ đã đầu tư vốn vay. Do đó cac tổ chức tín dụng cần điều chỉnh mức lãi suất hợp lý, thu hút người đông đảo người dân mạnh dạn vay vốn, vừa tăng số hộ vay, tăng doanh số cho vay và giúp người dân vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả.

* Đối với hộ nông dân

Để nâng cao hiệu quả của đồng vốn nói chung, vốn vay nói riêng, các hộ cần phải có những hoạch định, kế hoạch sử dụng vốn.

- Hộ vay vốn cần nhìn nhận rõ nhưng lợi thế và hạn chế của mình. Trước khi vay vốn mỗi hộ cần vạch ra cho mình mục đích sản xuất,tức cụ thể là làm gì? Trồng cây gì? Ni con gì?... sau đó cần tính tốn kỹ lưỡng những cho phí cần thiết để thực hiện các phương án đó và kiểm tra vốn tự có của mình trong tổng chi phí phương án và xác định rõ số vốn cần vay.

- Khi vay được vốn rồi cần sử dụng đúng vào mục đích đã hoạch định, phải tiến hành dự án sản xuất ngay. Bởi vì vốn vay là vốn phải chịu lãi, nếu chậm trễ có thể nguồn vốn sẽ bị phân tán, sử dụng cho các mục đích khác làm vốn vay bị tổn thất và khơng đảm bảo được khả năng thanh tốn. Đặc biệt phải có kế hoạch đầu tư vốn có trọng điểm tránh phân tán nhỏ lẻ.

- Sau một năm hoặc một chu kỳ sản xuất các hộ nên hoạch toán để xác định lỗ, lãi và rút ra kinh nghiệm cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Các hộ nghèo cần mạnh dạn vay vốn, vay với số lượng phù hợp với điều kiện và khả năng trả của mình, trước hết hãy dầu tư sản xuất theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”.

Phần 5

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 52 -54 )

×