Quy chế hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của người dân tại xã hương toàn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 36)

2. Tổng số nhân khẩu Khẩu

4.2.4. Quy chế hoạt động tín dụng

Mỗi tổ chức tín dụng tuy hoạt động độc lập, riêng lẻ nhưng cùng hướng tới một đặc điểm chung là hoạt động tín dụng:

* Đối tượng cho vay

Bảng 3: Đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng

Nguồn tín dụng Đối tượng Tiêu chí xác định

NH NN&PTNT Tất cả các hộ dân trong xã - Có nhu cầu vay vốn - Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã > 3 năm - Có tài sản thế chấp khi đi vay

NH CSXH - Hộ nghèo, hộ cận nghèo - Sinh viên

- Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

Theo xác nhận của xã

Tư nhân cho vay Tất cả người dân Có nhu cầu vay vốn

Từ bảng 3, ta thấy NH NN&PTNT là tổ chức hoạt động mang tính chất kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn được đề cao do vậy đối tượng cho vay là tất cả các hộ dân trong xã đều có thể vay vốn và cần có tài sản thế chấp, có sức lao động và có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã trên 3 năm. Đối với NH CSXH thì hoạt động với mục tiêu quốc gia nên đối tượng vay vốn chỉ được giới hạn theo sự phân loại của địa phương, các hộ thuộc diện chính sách, những hộ nghèo hoặc trên nghèo, các hộ có con em đang theo học các trường Đại học, cao đẳng thì mới đủ điều kiện được vay. Nhưng, các đối tượng vay từ NH CSXH không cần tài sản thế chấp và chỉ cần thơng qua các tổ chức đồn thể ở địa phương. Đối với các tư nhân cho vay vốn hoạt động cũng mang tính kinh doanh và vì mục tiêu lợi nhuận nên đối tượng cũng là tất cả các hộ dân có nhu cầu vay vốn, khi đi vay chỉ cần có uy tín hoặc có những sự thỏa thuận giữa hai bên đơi lúc cũng phải thế chấp tài sản.

* Mức vay, thời hạn, lãi suất và hình thức đảm bảo của các tổ chức tín dụng

Mỗi tổ chức tín dụng đều có quy định về mức vay, thời hạn, lãi suất và hình thức vay cho đối tượng tham gia vay vốn được thể hiện ở bảng sau

Bảng 4: Mức vay, thời hạn, lãi suất và hình thức đảm bảo của các tổ chức tín dụng Nguồn tín dụng Mức vay (Tr.đ) Thời hạn (Tháng) Lãi suất (%/tháng) Hình thức Đảm bảo NH NN&PTNT

Theo nhu cầu

(<50) 12 – 60 1,03 – 1,18 Thế chấp NH CSXH 2 – 20 12 – 36 0,5 – 0,9 Tín chấp Tư nhân cho

vay

Theo nhu cầu (<20)

Tự thỏa thuận

(36) 1 – 3 Tín chấp

(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2011)

Từ bảng 4 ta thấy:

- Mức vay: Đối với NH NN&PTNT và tư nhân cho vay là các tổ chức mang tính kinh doanh, theo nhu cầu. Trong khi đó mức vay của NH CSXH dao động từ 2 – 20 triệu đồng/hộ, tùy thuộc vào đối tượng và mục đích cho

vay vốn mà mức vay thường được ấn định bởi các chương trình và nội dung vay vốn. Tư nhân cho vay với mức vay theo nhu cầu vay và sự đáp ứng của bên cho vay.

- Thời hạn vay: NH NN&PTNT cho vay dao động từ 12 – 60 tháng. NH CSXH cho vay từ 12 – 36 tháng, đây là khoảng thời gian khá dài đủ cho các hộ vay vốn đầu tư sản xuất, quay vòng vốn, tạo giá trị mới. Đối với tư nhân cho vay thời hạn theo sự thỏa thuận của hai bên có thể theo ngày, tuần, tháng...

- Lãi suất vay: NH NN&PTNT là Ngân hàng cho vay với tính chất thương mại với mức lãi suất cho vay dao động từ (1,03 – 1,18%/tháng) lãi suất này được áp dụng cho mọi đối tượng tham gia vay vốn, với mức lãi suất này thì Ngân hàng mới có đủ điều kiện trả chi phí huy động vốn, chi phí vận hành bộ máy... Ngân hàng CSXH cho vay với mức lãi suất thấp dao động từ (0,5 – 0,9%/tháng) tùy thuộc vào từng đối tượng vay. Lãi suất là 0,5%/tháng cho đối tượng là sinh viên, còn cao nhất là 0,9%/tháng cho đối tượng là hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn, thương nhân vùng khó khăn. Cịn đối với tư nhân cho vay thì lãi suất rất cao từ 1 - 3 %/tháng, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng vốn nên một số đối tượng vẫn tiếp cận với nguồn vốn này.

- Hình thức đảm bảo: mỗi tổ chức tín dụng đều có những hình thức đảm bảo khi cho vay. NH NN&PTNT các đối tượng vay phải có tài sản thế chấp như: bìa đỏ đất hay các vật dụng có giá trị khác... mức cho vay nhỏ hơn tài sản đem thế chấp. Nhưng NH CSXH cho vay thơng qua tín chấp là các hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ) chứ không cần tài sản thế chấp. Tư nhân cho vay thì đơi khi dựa vào uy tín tin tưởng nhau mà cho vay tín chấp, một số trường hợp cần thế chấp tài sản khi vay.

* Quy trình cho vay của các nguồn tín dụng

Mỗi nguồn tín dụng khi cho vay đều theo quy trình và tuân thủ những thủ tục nhất định nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Tuy nhiên, đối với mỗi nguồn tín dụng thì quy trình cho vay lại có những điểm riêng và điểm khác biệt nhất định được thể hiện qua sơ đồ

Hộ nông dân Viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng vay vốn Tổ vay vốn - Tổ trưởng tiến hành họp tổ, bình xét và lựa chọn hộ được vay vốn - Lập danh sách vay vốn gửi UBND xã UBND Xã Xác nhận và phê duyệt danh sách vay vốn NH CSXH - Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của danh sách vay vốn

- Giám đốc xem xét và phê duyệt cho vay

Sơ đồ 2: Quy trình vay vốn của NHCSXH

Ngân hàng giải ngân vốn

Hộ vay vốn

Làm thủ tục vay

Thủ quỹ ngân hàng

Giải ngân vốn

Kế toán ngân hàng

- Lưu hồ sơ vay vốn - Hoạch tốn kết tốn

Cán bộ tín dụng - Thẩm định dự án - Kiểm định các yếu tố hợp pháp hồ sơ vay vốn - Mở sổ theo dõi Giám đốc

Duyệt cho vay, số tiền, lãi suất, thời hạn

Trưởng phịng tín dụng – Tổ trưởng

- Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Đề nghị duyệt cho vay hay khơng

Sơ đồ 3: Quy trình cho vay NH NN&PTNT

1 5 8 7 6 4 3 2 Tiền mặt Giải ngân bằng tiền mặt Nộp danh sách Hướng dẫn tín dụng

Quy trình cho vay của các tổ chức tín dụng là khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là nhằm phục vụ cho các đối tượng vay và thu lại lợi nhuận.

Sơ đồ 2 cho thấy quy trình cho vay của NH CSXH là tương đối đơn giản, đầu tiên người dân viết giấy đề nghị xin vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn gửi tổ tiết kiệm tiến hành tổ chức họp bình xét cho vay, tiếp đến tổ vay vốn lập danh sách các hộ được vay đến UBND xã xác nhận, sau đó tổ vay vốn gửi danh sách và hồ sơ vay vốn cho NH CSXH nơi cho vay để làm thủ tục phê duyệt kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Cuối cùng là Ngân hàng phê duyệt cho vay và gửi kết quả phê duyệt cho tổ tín dụng hướng dẫn người dân lập sổ vay vốn. Việc giải ngân vốn sễ được Ngân hàng thông báo cho UBND xã và các tổ chức đồn thể sẽ thơng qua các tổ vay vốn thông báo cho các hộ vay vốn đến điểm giao dịch nhận tiền vay.

Sơ đồ 3, quy trình cho vay của NH NN&PTNT rất phức tạp phải thông qua nhiều bước. Hộ vay vốn tiến hành làm thủ tục vay gửi cán bộ tín dụng sẽ xét các yếu tố hợp pháp trong hồ sơ vay, cán bộ tín dụng gửi hồ sơ vay lên trưởng phòng tiến hành kiểm tra đề nghị duyệt cho vay sau đó gửi lên giám đốc sẽ duyệt cho vay, số tiền, thời hạn lãi suất. Sau đó cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ và hướng dẫn người dân làm sổ vay vốn. Cuối cùng thủ quỹ Ngân hàng sẽ giải ngân vốn cho hộ vay bằng tiền mặt người vay sẽ trực tiếp đến Ngân hàng để nhận tiền. Tuy quy trình vay vốn của NH NN&PTNT là phức tạp nhưng việc giải ngân vốn rất nhanh chóng nên tạo điều kiện kịp thời về vốn cho các hộ vay.

* Hoạt động hỗ trợ, quản lý sử dụng vốn tín dụng

Bảng 5: Hoạt động hỗ trợ trong quá trình vay và sử dụng vốn

Nguồn tín dụng Tập huấn TD Tập huấn KT Tham quan

NH NN&PTNT Có Khơng Khơng

NH CSXH Có Khơng Khơng

Tư nhân cho vay Khơng Khơng Khơng

Để cho người dân biết cách vay vốn, tiếp cận các thủ tục vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả thì các tổ chức tín dụng đều chú trọng đến việc tập huấn tín dụng cho người dân. Cụ thể trên địa bàn xã từ năm 2008 trở lại đây đã có hai đợt tập huấn do NH CSXH tổ chức lần gần đây nhất là đợt tập huấn cho các tổ trưởng tổ vay vốn về những thay đổi mới những quy định trong công tác vay vốn. NH NN&PTNT cũng là một nguồn vốn hoạt động mạnh ở địa phương và Ngân hàng này đã áp dụng hình thức tập huấn tín dụng cho những người dân trong xã, các hộ có nhu cầu vay thì trực tiếp làm việc với cán bộ tín dụng địa bàn. Các tư nhân cho vay thì mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận là chủ yếu nên không chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ cho người dân trong quá trình vay và sử dụng vốn.

* Hoạt động quản lý vốn vay

Với NH CSXH là Ngân hàng được ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức đồn thể xã hội mọi hoạt động quản lý và thu hồi vốn, lãi suất món vay đều chủ yếu thơng qua tổ chức đoàn thể. Các tổ chức đoàn thể sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các thành viên trong tổ, phối hợp với cán bộ Ngân hàng và chính quyền địa phương để xử lý những trường hợp vi phạm quy tắc sử dụng vốn. Cịn đối với NH NN&PTNT thì phương thức vay là trực tiếp giữa người dân với Ngân hàng nên việc quản lý vốn do Ngân hàng trực tiếp đảm nhiệm bằng cách điều động một cán bộ Ngân hàng làm cán bộ tín dụng địa bàn, cán bộ này sẽ về địa bàn nơi có các hộ vay vốn từ Ngân hàng để xem xét tình hình sử dụng vốn, giải đáp thắc mắc và theo giõi tình hình sản xuất của các hộ vay.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của người dân tại xã hương toàn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w