Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hoạt động Marketing Mix tại Công ty Tư vấn & Trang trí nội thất VIC (Trang 33 - 35)

Mơi trường vi mơ là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó. Mục tiêu cơ bản của mọi cơng ty là thu lợi nhuân. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu. Các lực lượng tác động trong môi trường vi mô của công bao gồm: công ty, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, trung gian Marketing, khách hàng và cơng chúng.

• Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là những cơng ty kinh doanh và những người có thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Các nhà Marketing cần phải đảm bảo các nhà cung cấp này sẽ cung cấp đầy đủ hàng hóa đúng chất lượng, giá cả như thỏa thuận. Sự thành công của người bán hay người mua tùy thuộc vào sự hiểu biết và mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp.

• Doanh nghiệp

Các yếu tố lực lượng bên trong doanh nghiệp là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp. Các bộ phận trong công ty phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và xuyên suốt với nhau mặc dù mỗi bộ phận có chức năng tiêng biệt, nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung của cơng ty đó là phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng, mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận.

• Trung gian Marketing

Là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, hỗ trợ cho công ty đi lên, tiêu thụ

và phổ biến hàng hóa của cơng ty với khách hàng. Ở đây gồm có những người mơi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổ chức tài chính tín dụng…

• Khách hàng

Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng. Tất cả những thị trường này được trình bày dưới đây là những định nghĩa ngắn gọn về chúng.

1. Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.

2. Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.

3. Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.

4. Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ cơng cộng hoặc chuyển giao hàng hố và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.

5. Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dung, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngồi nước.

• Đối thủ cạnh tranh

Mọi cơng ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến tồn bộ chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp: thị trường, nhà phân phối, sản phẩm… nếu đối thủ cạnh tranh hơn chúng ta thì doanh nghiệp cần tìm cho mình một phân khúc thị trường khác hoặc tìm kiếm các sản phẩm khác biệt hóa, có như vậy chúng ta mới có thể tồn tại được.

• Cơng chúng trực tiếp

Cơng chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của nó. Cơng chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại nỗ lực của công ty nhằm phục vụ thị trường. Có 3 nhóm chính sau:

-Cơng chúng tích cực là nhóm quan tâm đến cơng ty với thái độ thiện chí (ví dụ những nhà hảo tâm).

-Cơng chúng tìm kiếm là nhóm mà cơng ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, nhưng khơng phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ các phương tiện thơng tin đại chúng).

-Cơng chúng phản ứng là nhóm mà cơng ty cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (ví dụ nhóm người tiêu dùng tẩy chay)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hoạt động Marketing Mix tại Công ty Tư vấn & Trang trí nội thất VIC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w