Qua thực tế giảng dạy tơi có một số đề xuất sau:
1.Sở Giáo dục – Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Cần cung cấp thường xuyên sách, tài liệu tham khảo về biển đảo tới giáo viên và học sinh tiểu học.
- Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về dạy tích hợp lồng ghép giáo dục biển đảo để giáo viên có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và nâng cao vốn kĩ năng sư phạm của mình.
2. Trường:
a. Ban giám hiệu:
- Luôn ủng hộ giáo viên về mọi mặt khi giáo viên thực hiện đề tài: Tổ chức các hội thi cấp trường với chủ đề: “Chúng em hướng về biển đảo quê hương” cho học sinh các khối lớp. Tổ chức cho học sinh các khối lớp thăm hỏi các gia đình tại địa phương có người làm nhiệm vụ nơi hải đảo nhân dịp 22/12 và Tết Nguyên Đán….
- Cần thường xuyên dự giờ các tiết dạy tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về biển đảo, đóng góp ý kiến đối với giáo viên để giáo viên có thể nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho mình.
b.Các giáo viên trong trường:
- Cần luôn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao nghiệp vụ chun mơn cho mình.
- Phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội, các bậc phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương nơi công tác để cùng giáo dục các em học sinh của mình ln làm việc tốt hướng về biển đảo.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn
hết lịng vì học sinh, là người có năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo mối quan hệ tốt với học sinh, với phụ huynh học sinh.
· 3.Các bậc phụ huynh học sinh:
Cần quan tâm hơn nữa tới con em mình, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình noi theo. Có thầy cơ tốt, cha mẹ mẫu mực thì nhất định các em sẽ có nhiều cơ hội để phát huy hết tài năng và trí tuệ của mình. Dạy con trở thành những con người tài - đức vẹn tồn, đó là mong ước của tất cả các bậc phụ huynh học sinh. Hãy bắt đầu chuẩn bị nền tảng cho các em ngay từ khi các em còn học dưới mái trường tiểu học.