Một số tư liệu lịch sử đáng ghi nhớ về biển đảo:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5 (Trang 36 - 39)

1. Kí ức về đảo Gạc Ma:

Ngược dòng lịch sử, tối 13/3/1988, quân Trung Quốc uy hiếp mạnh một số đảo của ta ở Trường Sa (Gạc Ma, Cơ Lin và Len Đao). Ngay trong đêm đó, Sở Chỉ huy hải quân đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo quyết giữ vững mục tiêu, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên đảo làm nhà.

Hai ngày sau, đơn vị cập bãi đá ngầm Gạc Ma và bắt đầu đối mặt với tàu chiến của Trung Quốc. Mặc dù bị lính Trung Quốc đứng cách mình chỉ 1m và chĩa súng vào người sẵn sàng bóp cị nhưng những người chiến sĩ Việt Nam vẫn bình tĩnh chuyền tay nhau lá Quốc kỳ.

Và khi lá cờ đến tay người cuối cùng thì tên chỉ huy rút súng bắn chỉ thiên, ra lệnh cho quân lính nổ súng vào quân ta. Nhiều người đã ngã xuống nhưng những người chiến sĩ Việt Nam vẫn dũng cảm quyết tâm giữ cờ. Thiếu úy Phương lúc đó đang là người giữ lá cờ Tổ quốc. Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp, tên sỹ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng Thiếu úy Trần Văn Phương bóp cị. Anh Phương ngã xuống nhưng tay vẫn giữ chặt cán cờ để lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay khẳng định chủ

quyền biển đảo của Tổ quốc. Tiếp đó, một tên khác xơng lên chĩa súng bắn vào đầu Thiếu úy Phương. Ngay lúc đó, 3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc, áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét.

Giữa vòng vây quân thù, Trung sỹ Nguyễn Văn Lanh chạy lên đỡ lá cờ trên tay Thiếu úy Phương và đá văng khẩu súng trên tay tên sỹ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào Trung sỹ Lanh. Anh gục xuống, nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Anh Thảo khi đó đang làm nhiệm vụ canh gác cắm cờ nhớ lại: “Họ chĩa súng vào phía quân ta và dùng tàu chạy quanh tàu HQ 604 yêu cầu chúng tôi rút lui nhưng chúng tôi vẫn đáp trả rằng đây là lãnh thổ của Việt Nam nên không rút. Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc bình thường. Khi cờ của ta đã bay trên đảo Gạc Ma thì bắt đầu phía Trung Quốc nổ súng và hai bên lao vào đánh nhau. Cả hai bên đều bị thương và rồi phía bên Trung Quốc bỏ chạy. Tuy nhiên, chạy được khoảng 40-50m thì lính Trung Quốc quay lại nã súng vào quân ta. Chúng tơi có 27 lính chiến đấu, trong khi đó Trung Quốc có rất đơng thủy quân, 3 tàu khu trục và 1 tàu hộ vệ tên lửa. Chúng tôi vẫn kiên cường không rút quân. Đây là việc làm từ trong tim để bảo vệ quê hương, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền đất nước”, cựu binh Lê Hữu Thảo rưng rưng.

Ngay sau khi im tiếng súng, anh Thảo đã một mình bơi ra cứu anh Hoàng Bùi Hải, nay là Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Tỉnh Đội Thanh Hóa và đã cùng những người sống sót khác cứu Trung sĩ Nguyễn Văn Lanh, đưa thi hài thiếu úy Phương (sau được phong là trung úy Phương) về với đồng đội.

Và ngày 14/3/1988 ấy đã ghi nhớ 64 chiến sĩ anh dũng hi sinh để bảo vệ vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trung úy Trần Văn Phương quyết giữ lá cờ trên đảo đá Gạc Ma và để lại câu nói bất hủ: “Thà hi sinh chứ khơng chịu mất đảo”. Anh và 63 đồng đội đã vĩnh viễn ra đi, có người thân xác vẫn cịn nằm lại đâu đó trong lịng biển mà chưa về được với đất mẹ nhưng thế hệ người dân Việt Nam sẽ mãi ghi công các anh và sẽ kiên quyết đấu tranh với kẻ thù để giành lại vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đúng như mong muốn của anh Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ 505: “Chúng tôi muốn các thế hệ mai sau không bao giờ quên ngày 14/3/1988, không bao giờ quên những người đã ngã xuống vì q hương, khơng bao giờ quên Gạc Ma, một phần máu thịt của Tổ quốc”.

2. Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

thổ của Việt Nam. Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền Việt Nam Cộng hịa “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hịa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hồng Sa.

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hồng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hịa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân VNCH và lực lượng hải, lục, không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế chênh lệch lực lượng rất khó khăn cho lực lượng VNCH, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm nhiều binh sĩ đã anh dũng hi sinh, quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hịa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó. Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:

- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng. Ngày 20 tháng 01 năm 1974, lúc 16 giờ, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã thơng báo tình hình quần đảo Hồng Sa cho Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết có dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27 tháng 01 năm 1973 không?

Nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.

Ngày 21 tháng 01 năm 1974, chính quyền VNCH đã gửi Cơng hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris để nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước.

Ngày 22 tháng 01 năm 1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa và ngày 28 tháng 01 năm 1974, thông báo tới tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với VNCH về hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc hành quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 01 tháng 02 năm 1974, VNCH đưa lực lượng hải quân và bộ binh tăng cường đóng giữ quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ quần đảo này trước nguy cơ CHND Trung Hoa dùng lực lượng quân đội đánh chiếm quần đảo Trường Sa như dự đoán của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Trung Quốc sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hồng Sa (có sự tiếp tay hoặc bằng cách làm ngơ của Mỹ)”

Đã trịn 42 năm, quần đảo Hồng Sa bị quân Trung quốc chiếm đóng. Giờ đây, đảo Phú Lâm và một số đảo khác thuộc quần đảo Hoàng Sa đã biến thành căn cứ quân sự của họ. Năm 2014, họ còn ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những hành động của họ đã gặp phải sự phản đối không chỉ của người dân Việt Nam mà còn rất nhiều người yêu chuộng hịa bình trên thế giới khơng đồng tình với cách làm của họ. Người Việt Nam đã đấu tranh và sẽ tiếp tục đấu tranh bởi Hoàng Sa là của chúng ta. Đó là chân lí khơng thể nào thay đổi.

3. Quá trình Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 5 (Trang 36 - 39)