Diện tích các loại đất tăng thêm năm 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố vinh,tỉnh nghệ an (Trang 45 - 73)

Chỉ tiêu Năm 2008 (ha) Năm 2005 (ha) Diện tích thay đổi (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 10.497,58 6.770,74 3.726,80

Đất nông nghiệp 5.312,38 3.307,20 2.005,18

Đất sản xuất nơng nghiệp

Trong đó đất chuyên trồng lúa

4.671,05 1.923,80 2.728,82 1.502,04 1.942,23 421,76 Đất lâm nghiệp 108,69 108,69 0 Đất nuôi trồng thủy sản 531,48 469,49 61,99 Đất nông nghiệp khác 1,16 1,19 -0,03

Hình 3.4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Bảng 3.10. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TP. Vinh giai đoạn 2008 - 2010

Loại hình sử dụng đất Năm 2008 (ha) Năm 2010 (ha) Đất trồng lúa 2.543,87 2.187,32

Đất trồng cây hàng năm 834,97 847,67 Đất trồng cây lâu năm 1.322,21 1.308,56 Đất rừng phòng hộ 108,69 118,69

Đất nuôi trồng thủy sản 531,48 484,07 Đất nông nghiệp khác 1,16 1,16

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất TP. Vinh đến năm 2020)

Trong quỹ đất nơng nghiệp thì các loại đất thay đổi khác nhau. Nhìn vào bảng 3.10 có thể thấy giai đoạn 2008 - 2010 diện tích đất trồng lúa thay đổi rất lớn. Nếu như năm 2008 là 2.543 ha thì đến năm 2010 là 2.187,32 ha. Điều đó chứng tỏ q trình đơ thị hóa, xây dựng các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp, các trung tâm tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2008 - 2010. Các loại đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng như sau:

Bảng 3.11. Diện tích các loại đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp TP. Vinh (đơn vị: ha)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tổng

Đất NN chuyển sang đất PNN 105,87 292,24 398,11

Đất sản xuất nông nghiệp 83,9 270,4 354,3 Đất trồng cây hàng năm Trong đó: đất trồng lúa 77,72 51,84 262,93 156,34 340,64 208,18 Đất trồng cây lâu năm 6,18 7,47 13,65 Đất nuôi trồng thủy sản 21,97 21,84 43,81

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất TP. Vinh đến năm 2020)

Trong các năm từ 2008 - 2010 tốc độ đơ thị hóa ở TP. Vinh diễn ra tương đối nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số, thiếu đất ở và sản xuất kinh doanh. Vì vậy diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng tương đối lớn khoảng 398,11 ha, trong đó tập trung chủ yếu là đất chuyên trồng lúa khoảng 208,18 ha. Diện tích này chủ yếu chuyển thành đất ở và đất sản xuất kinh doanh.

Qua bảng 3.12 cho thấy được tình hình mất đất nơng nghiệp của các nhóm hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất, cụ thể là tổng diện tích có trước khi bị thu hồi đất của các nhóm hộ bị mất đất là 196.500 m2 và diện tích bị thu hồi là 145.200 m2

chiếm 73,89 % tổng diện tích của hộ, diện tích cịn lại là 51.30000 m2, trung bình một hộ mất 2.420 m2

.

Bảng 3.12. Kết quả điều tra biến động đất nơng nghiệp của các nhóm hộ

Đơn vị: m2

Chỉ tiêu Nhóm hộ Nhóm 2 +

nhóm 3

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Tổng số hộ điều tra 30 30 30 60 Diện tích trước thu hồi 99.600 102.600 93.900 196.500 Diện tích bị thu hồi 0 51.300 93.900 145.200

Diện tích cịn lại 99.600 51.300 0 51.300 Bình quân trên 1 hộ Diện tích trước thu hồi 3.320 3.420 3.130 3.275 Diện tích bị thu hồi 0 1.710 3.130 2.420 Diện tích cịn lại 3.320 1.710 0 855

Sự biến động về đất đai bắt đầu từ năm 2003, một phần diện tích trồng lúa của nhóm hộ 2 và 3 được thu hồi để xây dựng hệ thống giao thông, nhà ở và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ năm 2000 đến năm 2010 số diện tích trồng lúa bị thu hồi để bán và cho các doanh nghiệp thuê đất xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ làm cho tổng diện tích đất nơng nghiệp trong nhóm 2 giảm 51.300 m2, nhóm 3 bị thu hồi hồn tồn đất nơng nghiệp. Trong nhóm 2 diện tích đất nơng nghiệp giảm chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm (trồng lúa và hoa màu).

Như vậy quá trình biến động đất đai ở TP. Vinh theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Q trình thu hồi đất khơng xảy ra ở một năm cụ thể nào mà được thực hiện trong các năm khác nhau. Điều này làm cho người dân lo lắng không dám đầu tư hết khả năng vào sản xuất vì nỗi lo bị thu hồi đất.

3.2.4. Biến động giá trị sản xuất nông nghiệp của TP. Vinh

Mặc dù với việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, làm cho năng suất và sản lượng sản xuất ngày càng cao. Nhưng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm cho tỷ trọng đóng góp của nơng nghiệp ngày càng sụt giảm (thể hiện ở bảng 3.13).

Bảng 3.13. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của TP. Vinh Đơn vị: tỷ đồng

Năm Tổng

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

Giá trị Cơ Cấu

(%) Giá trị Cơ Cấu

(%) Giá trị Cơ Cấu (%) 2008 150,4 134,2 89,23 2,9 1,93 13,7 9,11 2009 190,3 160,8 84,5 3,7 1,94 25,8 13,56 2010 212 177,9 83,92 4,0 1,89 30,1 14,2

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp TP. Vinh giai đoạn 2008 - 2010

Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội. Trong những năm qua nông nghiệp thành phố phát triển theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lương thực sang sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, đồng thời đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hình thành các vùng rau an toàn hoa cây cảnh, đặc biệt phát triển mạnh các vùng nuôi trồng thủy sản. TP. Vinh với lợi thế địa hình sát biển do đó tận dụng được nguồn lợi này để ni trồng thủy sản, diện tích chủ yếu tập trung ở các xã Hưng Hòa và một phần ở Hưng Dũng. Những năm qua thành phố đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như đầu tư vốn, trang thiết bị cho các cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình phát triển các cơ sở chăn ni của họ. Vì vậy giá trị sản xuất ngành thủy sản ngày càng tăng, năm 2008 là 9,11 % đến năm 2010 là 14,20 % và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó giá trị sản xuất nơng nghiệp ngày càng giảm nếu như năm 2008 chiếm 89,23 % đến năm 2010 chỉ chiếm 83,92 % và có xu hướng ngày càng giảm.

Đơ thị hóa là một q trình tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP. Vinh, do đó làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tuy nhiên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của người dân ngày càng cao do đó song song với q trình đơ thị hóa thành phố cũng rất chú trọng đến việc phát triển ngành nơng nghiệp. Đó là chú trọng phát triển nơng nghiệp TP. Vinh theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, an toàn và hiệu quả nhằm phục vụ dân cư đô thị, các khu công nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật về giống cây con và các công nghệ khác vào sản xuất. Thu hẹp diện tích trồng lúa, màu, mở rộng diện tích cây thực phẩm, rau quả, hoa, cây cảnh… kết hợp phát triển du lịch.

Hình thành vùng rau an tồn, cây thực phẩm ở phía Tây, Tây Bắc TP. Vinh mở rộng (khu vực Nghi Diên, Nghi Vạn, Hưng Đơng…).

Mở rộng diện tích ni trồng thủy sản ở ruộng lúa, các ao hồ ở phía Nam và phía Đơng thành phố. Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt hải sản, mở rộng khai thác vùng khơi. Phát triển nuôi các loại thủy sản đặc sản như cá mú, cá dò, ốc hương, ngao… tại khu vực hịn Ngư, hịn Mắt, các cửa sơng…

Phát triển các dự án chế biến nông sản chất lượng cao, chế biến thực phẩm và hải sản xuất khẩu.

Các ngành sản xuất nơng nghiệp ở TP. Vinh có sự biến động theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (năm 2008 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 29,22 % đến năm 2010 là 32,12 %), giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành trồng trọt (giảm từ 71,78 % xuống còn 67,88 %) làm cho cơ cấu giữa 2 ngành chăn nuôi và trồng trọt từng bước được cân đối hơn. Sự thay đổi tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu các ngành nông nghiệp đã thể hiện sự tăng trưởng nhanh của ngành chăn ni những năm gần đây. Điều đó thể hiện sự tác động mạnh mẽ của quá trình đơ thị hóa đến sự phát triển của nơng nghiệp nói chung, các ngành chăn ni nói riêng theo những xu hướng biến động khác nhau. Một mặt đơ thị hóa đã thu hẹp đất đai của ngành trồng trọt làm cho sản xuất ngành trồng trọt bị thu hẹp về quy mơ diện tích và đẩy ngành trồng trọt chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất ngành chăn nuôi như: buộc người dân phải chuyển dịch lao động và các điều kiện sang sản xuất chăn ni, đơ thị hóa lấy đất của ngành trồng trọt đền bù cho người dân tạo điều kiện cho họ có nguồn vốn phát triển chăn ni. Có thể thấy tăng quy mô ngành chăn nuôi do vốn đầu tư thuận lợi hơn, trong đó có sự đóng góp của nguồn vốn đền bù đất do đơ thị hóa. Ni trồng thủy sản cũng được chú ý nên cũng có những bước phát triển đáng kể.

3.3. Ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến kinh tế - xã hội TP. Vinh

3.3.1. Ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế

TP. Vinh với chức năng đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua kinh tế thành phố đã có bước phát triển tương đối tồn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.

Quy mô kinh tế của TP. Vinh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2008, tính bằng giá so sánh 94 đạt 3401 tỷ đồng, tăng 16 % so với năm 2007 và 2,8 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9 %/năm, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 15,4 %, vượt gần 2 % so với kế hoạch đề ra.

Bảng 3.14. Quy mô và tăng trƣởng kinh tế TP. Vinh giai đoạn 2005 - 2008

Các chỉ tiêu kinh tế TP. Vinh Nhịp độ tăng trưởng (%) 2005 2007 2008 2001-2005 2006-2008

GTGT so sánh 94 (tỷ

đồng) 2.214 2.931 3.401 11,9 15,4

Nông - Lâm - Ngư 65 72 76 3,3 5,5 Công nghiệp - xây

dựng 889 1.218 1.438 17,0 17,4 Dịch vụ 1.26 1.641 1.887 9,4 14,4

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế TP. Vinh năm 2010)

Nhìn lại tồn bộ q trình phát triển kinh tế của TP. Vinh, khu vực kinh tế cơng nghiệp và dịch vụ ln đóng vai trị chủ đạo, so với năm 2000 GDP công nghiệp và xây dựng năm 2005 tăng 1,9 lần và năm 2008 tăng lên 3,8 lần. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của khu vực dịch vụ ln duy trì ở mức cao 55 - 56 %, của ngành cơng nghiệp là 43 - 44 %, trong khi đó của ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng từ 1 - 2 %.

Và trong những năm qua cơ cấu kinh tế TP. Vinh có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Qua bảng 3.15 cho thấy cơ cấu kinh tế giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng trong các ngành sản xuất của thành phố có xu hướng tăng, năm 2000 giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5% tổng giá trị sản xuất các ngành trong thành phố, đến năm 2007 chiếm 39% tổng giá trị sản xuất của TP. Vinh, năm 2008 sau khi mở rộng địa giới hành chính tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giảm xuống 36,5% là do phần diện tích mở rộng chủ yếu là diện tích sản xuất nơng nghiệp.

Bảng 3.15. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Vinh 2000 - 2010 (đơn vị: %)

Các chỉ tiêu kinh tế 2000* 2005* 2007* 2008 2010

Cơ cấu kinh tế GTGT (giá

thực tế) 100 100 100 100 100 Công nghiệp - xây dựng 36,5 38,9 39 36,5 41,09 Dịch vụ 61,1 59,5 57,9 61,1 57,52 Nông - Lâm – Ngư 2,4 1,6 3,1 2,4 1,61

* Địa giới hành chính TP. Vinh chưa mở rộng

Do đó khi mở rộng địa giới hành chính đã có thay đổi tỷ trọng giữa các ngành kinh tế. Nhưng đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng lại tăng lên rất lớn chiếm 41,09 %; trong khi đó tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm tương đối nhanh, năm 2000 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 2,4 % tổng giá trị sản xuất, đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 1,61 % tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố.

Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hồn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Số doanh nghiệp trên thành phố tăng bình qn 20 - 25 %. Chỉ trong 3 năm từ 2005 - 2008 số doanh nghiệp đã tăng gấp 1,7 lần từ 1.928 doanh nghiệp năm 2005 lên 3.182 doanh nghiệp năm 2008.

Cụ thể đối với các hộ điều tra nhìn chung thu nhập tăng lên qua các năm, song về cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ lại có xu hướng thay đổi khác nhau. Cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp có chiều hướng giảm xuống, cơ cấu giá trị các ngành phi nông nghiệp tăng lên (Bảng 3.16).

Năm 2008, nguồn thu chủ yếu của nhóm hộ 1 và 2 từ sản xuất nơng nghiệp và lao động tự do, cịn nhóm hộ 3 thu chủ yếu lao động tự do. Trong tổng thu nhập 2008 nhóm hộ 1 là 18.025 ngàn đồng thì thu nhập sản xuất nơng nghiệp là 8.436 ngàn đồng chiếm 46,8 % tổng thu nhập và từ lao động tự do chiếm 53,2 %. Nhóm 2 tổng thu nhập là 18.390 ngàn đồng, trong đó thu nhập từ nơng nghiệp chiếm 41,7 % và thu nhập từ lao động tự do là 54,4 % còn lại là thu nhập từ sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt là nhóm 3 có cơ cấu thu nhập từ nơng nghiệp rất thấp chỉ chiếm 12,4 % trong tổng thu nhập 18.209 ngàn đồng, còn lại chủ yếu thu từ lao động làm thuê và sản xuất kinh doanh dịch vụ. Năm 2010, thu nhập từ nơng nghiệp của nhóm hộ 1 chiếm 43,5 %, nhóm 2 là 29,5 % và nhóm 3 chỉ cịn 1,4 %. Ngược lại thu nhập từ lao động tự do lại tăng lên tương ứng 56,5 %, 58,9 % và 68,4 %.

Qua 3 năm tổng thu nhập của cả 3 nhóm hộ tăng lên rõ rệt cụ thể như sau :

- Nhóm hộ 1 tăng 7.265 ngàn đồng, trong đó thu từ nơng nghiệp tăng 2.565 ngàn đồng và thu từ lao động đi làm thuê tăng 4.700 ngàn đồng.

- Nhóm 2 tăng 13.864 ngàn đồng trong đó thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng 3.024 ngàn đồng và thu từ lao động làm thuê tăng 4.287 ngàn đồng, bên cạnh đó thu từ nơng nghiệp tăng 1.846 ngàn đồng chủ yếu là thu từ chăn ni tăng 4.223 ngàn đồng, cịn trồng trọt hầu như khơng tăng

- Nhóm 3, tổng thu nhập tăng cao nhất đạt 17.430 ngàn đồng, chủ yếu là tăng thu từ kinh doanh dịch vụ và thu từ lao động đi làm thuê, cịn thu từ nơng nghiệp thì giảm 1.759 ngàn đồng.

Từ kết quả trên cho thấy cơ cấu thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp có chiều hướng giảm qua các năm, cơ cấu thu nhập của các ngành phi nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự chuyển dịch lao động giữa các ngành trong nông thơn.

- Nhóm hộ 1 và 2 mặc dù đất canh tác chưa bị thu h ồi hoặc bị thu hồi một phần nhưng do số lao động trong hộ ngày một tăng, diện tích đất nơng nghiệp có hạn nên không đủ để hộ giải quyết được số lao động thiếu việc làm. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố vinh,tỉnh nghệ an (Trang 45 - 73)