3.5.1.1. Chiến lược phát triển
Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP. Vinh giai đoạn 2010 - 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP. Vinh được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Phát triển dựa vào lợi thế kinh tế của thành phố, nhất là lợi thế về nguồn nhân lực, vị trí địa lý và là đơ thị lớn của vùng, gắn với yêu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc
Trung Bộ. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.
- Gắn phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xây dựng xã hội và đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực là lợi thế so sánh chủ yếu của thành phố để phát triển các ngành và lĩnh vực.
- Xây dựng hệ thống kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn, lấy đổi mới công nghệ và quản lý làm trọng tâm, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa và thuỷ lợi hóa trong sản xuất và đời sống.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ mới nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh nơng sản thực phẩm hàng hóa trên thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng giá trị sản xuất và cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với Quốc phòng - An ninh, bố trí các phương án phịng thủ với bố trí cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch hàng năm.
3.5.1.2. Mục tiêu phát triển
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đến năm 2015 tăng 16 %/năm. (Trong đó: nơng nghiệp - thuỷ sản 5 - 6 %, công nghiệp - tiểu thu công nghiệp - xây dựng tăng 18 %, dịch vụ tăng 15 - 16 %)
- Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 0,5 - 1 %, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 42 %, dịch vụ 57 - 58 %.
- Tổng thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 92 - 94 triệu đồng (giá cố định
năm 1994).
- Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức < 7,2 ‰
- Tạo việc làm mới khoảng 5.000 - 5.500 người/năm - Tỷ lệ hộ nghèo < 1,5 %
3.5.1.3. Dự báo về cơ cấu kinh tế
(Bảng 4.19) thì cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố sẽ chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng ngành nơng nghiệp giảm xuống cịn 1,61 %, trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lần lượt là 41,09 %, 57,52 %. Đến năm 2020, dự kiến tỷ trọng ngành nơng nghiệp chỉ cịn 0,5 - 1 %, ngành công nghiệp - xây dựng tăng là 42 % và ngành dịch vụ tăng lên là 58 %.
Bảng 4.19. Dự kiến cơ cấu kinh tế TP. Vinh đến năm 2020 (đơn vị: %)
Ngành Năm
2010 2020
Tổng số 100 100
Công nghiệp - xây dựng 41,09 42 Nông nghiệp 1,61 0,5-1
Dịch vụ 57,3 >57
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP. Vinh giai đoạn 2010 - 2020)
Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra khi tốc độ đơ thị hóa phát triển mạnh. Nhưng đến một lúc nào đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố theo hướng cân đối hơn giữa các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nơng nghiệp. Hay nói cách khác, tốc độ đơ thị hóa phát triển mạnh đến một lúc nào đó sẽ phát triển chậm dần và đạt tới độ bão hồ và lúc đó sự tương đồng về cơ cấu kinh tế sẽ xảy ra.