Ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố vinh,tỉnh nghệ an (Trang 50)

3.3. Ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến kinh tế xã hội TP Vinh

3.3.1. Ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế

TP. Vinh với chức năng đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua kinh tế thành phố đã có bước phát triển tương đối tồn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.

Quy mô kinh tế của TP. Vinh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2008, tính bằng giá so sánh 94 đạt 3401 tỷ đồng, tăng 16 % so với năm 2007 và 2,8 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9 %/năm, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 15,4 %, vượt gần 2 % so với kế hoạch đề ra.

Bảng 3.14. Quy mô và tăng trƣởng kinh tế TP. Vinh giai đoạn 2005 - 2008

Các chỉ tiêu kinh tế TP. Vinh Nhịp độ tăng trưởng (%) 2005 2007 2008 2001-2005 2006-2008

GTGT so sánh 94 (tỷ

đồng) 2.214 2.931 3.401 11,9 15,4

Nông - Lâm - Ngư 65 72 76 3,3 5,5 Công nghiệp - xây

dựng 889 1.218 1.438 17,0 17,4 Dịch vụ 1.26 1.641 1.887 9,4 14,4

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế TP. Vinh năm 2010)

Nhìn lại tồn bộ q trình phát triển kinh tế của TP. Vinh, khu vực kinh tế cơng nghiệp và dịch vụ ln đóng vai trị chủ đạo, so với năm 2000 GDP công nghiệp và xây dựng năm 2005 tăng 1,9 lần và năm 2008 tăng lên 3,8 lần. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của khu vực dịch vụ ln duy trì ở mức cao 55 - 56 %, của ngành cơng nghiệp là 43 - 44 %, trong khi đó của ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng từ 1 - 2 %.

Và trong những năm qua cơ cấu kinh tế TP. Vinh có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Qua bảng 3.15 cho thấy cơ cấu kinh tế giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng trong các ngành sản xuất của thành phố có xu hướng tăng, năm 2000 giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5% tổng giá trị sản xuất các ngành trong thành phố, đến năm 2007 chiếm 39% tổng giá trị sản xuất của TP. Vinh, năm 2008 sau khi mở rộng địa giới hành chính tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giảm xuống 36,5% là do phần diện tích mở rộng chủ yếu là diện tích sản xuất nơng nghiệp.

Bảng 3.15. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Vinh 2000 - 2010 (đơn vị: %)

Các chỉ tiêu kinh tế 2000* 2005* 2007* 2008 2010

Cơ cấu kinh tế GTGT (giá

thực tế) 100 100 100 100 100 Công nghiệp - xây dựng 36,5 38,9 39 36,5 41,09 Dịch vụ 61,1 59,5 57,9 61,1 57,52 Nông - Lâm – Ngư 2,4 1,6 3,1 2,4 1,61

* Địa giới hành chính TP. Vinh chưa mở rộng

Do đó khi mở rộng địa giới hành chính đã có thay đổi tỷ trọng giữa các ngành kinh tế. Nhưng đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng lại tăng lên rất lớn chiếm 41,09 %; trong khi đó tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm tương đối nhanh, năm 2000 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 2,4 % tổng giá trị sản xuất, đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 1,61 % tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố.

Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hồn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Số doanh nghiệp trên thành phố tăng bình qn 20 - 25 %. Chỉ trong 3 năm từ 2005 - 2008 số doanh nghiệp đã tăng gấp 1,7 lần từ 1.928 doanh nghiệp năm 2005 lên 3.182 doanh nghiệp năm 2008.

Cụ thể đối với các hộ điều tra nhìn chung thu nhập tăng lên qua các năm, song về cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ lại có xu hướng thay đổi khác nhau. Cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp có chiều hướng giảm xuống, cơ cấu giá trị các ngành phi nông nghiệp tăng lên (Bảng 3.16).

Năm 2008, nguồn thu chủ yếu của nhóm hộ 1 và 2 từ sản xuất nơng nghiệp và lao động tự do, cịn nhóm hộ 3 thu chủ yếu lao động tự do. Trong tổng thu nhập 2008 nhóm hộ 1 là 18.025 ngàn đồng thì thu nhập sản xuất nơng nghiệp là 8.436 ngàn đồng chiếm 46,8 % tổng thu nhập và từ lao động tự do chiếm 53,2 %. Nhóm 2 tổng thu nhập là 18.390 ngàn đồng, trong đó thu nhập từ nơng nghiệp chiếm 41,7 % và thu nhập từ lao động tự do là 54,4 % còn lại là thu nhập từ sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt là nhóm 3 có cơ cấu thu nhập từ nơng nghiệp rất thấp chỉ chiếm 12,4 % trong tổng thu nhập 18.209 ngàn đồng, còn lại chủ yếu thu từ lao động làm thuê và sản xuất kinh doanh dịch vụ. Năm 2010, thu nhập từ nơng nghiệp của nhóm hộ 1 chiếm 43,5 %, nhóm 2 là 29,5 % và nhóm 3 chỉ cịn 1,4 %. Ngược lại thu nhập từ lao động tự do lại tăng lên tương ứng 56,5 %, 58,9 % và 68,4 %.

Qua 3 năm tổng thu nhập của cả 3 nhóm hộ tăng lên rõ rệt cụ thể như sau :

- Nhóm hộ 1 tăng 7.265 ngàn đồng, trong đó thu từ nơng nghiệp tăng 2.565 ngàn đồng và thu từ lao động đi làm thuê tăng 4.700 ngàn đồng.

- Nhóm 2 tăng 13.864 ngàn đồng trong đó thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng 3.024 ngàn đồng và thu từ lao động làm thuê tăng 4.287 ngàn đồng, bên cạnh đó thu từ nơng nghiệp tăng 1.846 ngàn đồng chủ yếu là thu từ chăn ni tăng 4.223 ngàn đồng, cịn trồng trọt hầu như khơng tăng

- Nhóm 3, tổng thu nhập tăng cao nhất đạt 17.430 ngàn đồng, chủ yếu là tăng thu từ kinh doanh dịch vụ và thu từ lao động đi làm thuê, cịn thu từ nơng nghiệp thì giảm 1.759 ngàn đồng.

Từ kết quả trên cho thấy cơ cấu thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp có chiều hướng giảm qua các năm, cơ cấu thu nhập của các ngành phi nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự chuyển dịch lao động giữa các ngành trong nông thơn.

- Nhóm hộ 1 và 2 mặc dù đất canh tác chưa bị thu h ồi hoặc bị thu hồi một phần nhưng do số lao động trong hộ ngày một tăng, diện tích đất nơng nghiệp có hạn nên không đủ để hộ giải quyết được số lao động thiếu việc làm. Bên cạnh đó, q trình phát triển các khu cơng nghiệp nhu cầu về lao động có xu hướng t ăng, nên số lao động trong các nhóm hộ này đã chủ động tìm được

việc làm để tăng thu nhập.

- Đối với nhóm hộ 3, sau khi bị thu hồi hết đất nơng nghiệp thì một số hộ vẫn duy trì sản xuất chăn ni gia súc, gia cầm để giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi. Song hầu hết lao động trong nhóm hộ này đã chủ động tìm các cơng việc khác nhau để đảm bảo thu nhập chi tiêu trong gia đình. Đó chính là nguyên nhân tổng thu nhập từ lao động tự do của nhóm hộ này tăng lên cao nhất.

Qua phân tích cho chúng ta thấy, số hộ còn nguyên đất nông nghiệp nguồn thu chủ yếu là từ sản xuất nơng nghiệp, cịn những hộ mất một phần hoặc hoàn tồn đất nơng nghiệp nguồn thu chủ yếu từ sản xuất kinh doanh - dịch vụ và lao động tự do. Số liệu qua 3 năm thể hiện thu nhập của những hộ thu từ sản xuất kinh doanh - dịch vụ và lao động tự do cao hơn những hộ sản xuất thuần nơng. Điều đó chứng tỏ q trình đơ thị hóa đã phần nào nâng cao được mức sống của người dân ở đây.

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo giá trị sản xuất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đô thị theo hướng đơ thị hóa. Q trình đơ thị hóa đã làm cho tốc độ phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh hơn ngành nông nghiệp.

3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động, việc làm và thu nhập của người lao động của TP. Vinh

3.3.2.1. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nguồn lao động

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Khi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề và sự phát triển của các ngành công nghiệp và xây dựng ở khu vực TP Vinh thì cơ hội tìm việc làm của các hộ nông dân trong TP. Vinh cũng như các khu vực lân cận ngày một tăng. Lao động trong nông thôn dễ dàng xin vào làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc làm

trong các ngành nghề xây dựng và tự do khác. Không những tạo điều kiện thuận lợi cho những người trong độ tuổi lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mà những người nông dân những lúc nhàn rỗi họ

Bảng 3.16. Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2010/2008 +(-) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng thu nhập 1000đ 18.025 18.390 18.209 20.980 21.628 22.130 25.290 32.254 35.639 7.265 13.864 17.430 *Thu nhập hỗn hợp từ SXNN 1000đ 8.436 7.669 2.258 9.504 7.375 0.708 11.001 9.515 0.499 2.565 1.846 -1.759 So với tổng số % 46,8 41,7 12,4 45,3 34,1 3,2 43,5 29,5 1,4 -3,3 -12,2 -11 - Giá trị SXNN 1000đ 13.865 12.765 3.615 15.760 12.164 1.975 17.992 13.996 1.551 4.127 1.231 -2.064 + Thu từ trồng trọt 1000đ 8.913 7.914 2.228 9.677 6.525 0 10.147 4.922 0 1.234 -2.992 -2.228

+ Thu từ chăn nuôi 1000đ 4.952 4.851 1.387 6.083 5.639 1.975 7.845 9.074 1.551 2.893 4.223 0.164 - Chi phí SXNN 1000đ 5.429 5.096 1.357 6.256 4.789 1.267 6.991 4.481 1.052 1.562 -0.615 -0.305 + Chi phí trồng trọt 1000đ 1.512 699 281 1.292 974 0 2.098 986 0 0.586 287 -281 + Chi phí chăn ni 1000đ 2.417 4.597 1.887 2.963 5.414 1.267 2.893 5.895 1.052 0.476 1.298 -0.835 - Thu từ SXKD & DV 1000đ 0 0.717 5.190 0 2.098 6.661 0 3.741 10.763 0 3.024 5.573 So với tổng số % 0 3,9 28,5 0 9,7 30,1 0 11,6 30,2 0 7,7 1,7 - Thu từ LĐ làm thuê 1000đ 9.589 10.004 10.762 11.476 12.155 14.761 14.289 18.998 24.377 4.700 8.993 13.616 So với tổng số % 53,2 54,4 59,1 54,7 56,2 66,7 56,5 58,9 68,4 3,3 4,5 9,3

cũng có thể kiếm thêm việc làm để tăng thêm thu nhập.

Bảng 3.17. Số lao động trung bình trong ngành kinh tế của TP. Vinh giai đoạn 2005 - 2010 (đơn vị: người).

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010

Nông lâm nghiệp 11.900 24.300 28.596 Công nghiệp - XD 30.200 35.200 45.826 Thương mại - dịch vụ 54.280 65.600 90.958

Tổng 96.380 125.100 165.800

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội TP. Vinh năm 2010)

Biểu đồ 3.6. Số lao động trong các ngành kinh tế TP. Vinh giai đoạn 2008 - 2010

Thực tế ở TP. Vinh hiện nay cho thấy q trình đơ thị hóa phát triển kéo theo sự giảm dần quỹ đất canh tác. Điều này dẫn đến một bộ phận lao động nông nghiệp phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp khác. Bảng 3.17 cho thấy số lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên rất nhiều trong khi đó lực lượng lao động nơng nghiệp tăng rất ít. Sự khác biệt đó một phần là do sự dịch chuyển lao động nông nghiệp - nông thơn ra thành thị. Và đó là một xu hướng chung của tồn nền kinh tế, của q trình đơ thị hóa đối với bất kỳ một địa phương nào. Việc thu hồi đất chính là một trong những yếu tố góp phần vào việc chuyển đổi nhanh hơn và nhiều hơn ở các hộ có diện tích đất bị thu hồi. Vì ngành sản xuất nơng có tính rủi ro cao trong khi

thu nhập lại thấp, các hộ nông dân ở vùng đơ thị hóa có cơ hội chuyển đổi ngành nghề cao cho nên việc chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện tại cũng như trong tương lai.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến việc làm và thu nhập của người lao động

Cùng với quá trình phát triển về kinh tế đời sống của người dân tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng nhanh theo thời gian: năm 2000 đạt 7 triệu đồng, năm 2005 đạt 14,4 triệu đồng, năm 2008 đạt 21,5 triệu đồng, cao gấp 2,2 lần so với mức bình qn tồn tỉnh (9,9 triệu đồng), đến năm 2010 đạt 38,1 triệu đồng. Khoảng cách thu nhập giữa các phường xã đã được thu hẹp. Nhiều chỉ tiêu về xã hội ngày càng được hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm từ 7,56 % năm 2005 xuống 4,3 % năm 2008. Thành phố đã hồn thiện việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Biểu đồ 3.7. Thu nhập bình quân ngƣời /năm của TP. Vinh

Đơ thị hóa khơng chỉ tác động đến việc làm mà còn tác động mạnh đến đời sống và thu nhập của người lao động. Xu hướng chung là thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng. Điều đó phù hợp với sự phát triển kinh tế của cả nước, đồng thời phản ánh kết quả của đơ thị hóa - xây dựng khu cơng nghiệp của thành phố trong thời gian qua.

Biểu đồ 3.7 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người đã tăng liên tục qua các năm. Chính việc đơ thị hóa đã tạo điều kiện để người lao động cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập.

Việc đô thị hóa ảnh hưởng đến việc làm của người dân theo hai hướng: hướng tích cực và hướng tiêu cực. Theo hướng tích cực, đơ thị hóa sẽ tạo điều kiện giúp người lao động nơng nghiệp chuyển đổi cơ cấu việc làm, từ việc làm thuần nông và thu nhập thấp sang việc làm mới, ổn định và có thu nhập cao. Tuy nhiên việc chuyển đổi đó phải

có điều kiện, nghĩa là người lao động phải được đào tạo để có trình độ chun mơn kỹ thuật thích ứng với cơng việc mới. Mặt khác, đơ thị hóa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập, do sự mất đất nông nghiệp.

Việc thu hồi đất đã khiến cho nhiều người nơng dân bị mất một phần hoặc tồn bộ tư liệu sản xuất. Nông dân mất việc làm gặp phải khó khăn trong tìm và tạo việc làm mới hoặc tìm được việc làm phù hợp nhưng với thu nhập thấp không đảm bảo được đời sống hay việc làm không phù hợp với khả năng và tay nghề. Trong số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất thì khó khăn nhất vẫn là những người trong độ tuổi từ 40 trở lên. Đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm, song khi bị thu hồi đất lại là bộ phận có nguy cơ thất nghiệp lớn nhất vì độ tuổi này đã quá tuổi tuyển dụng vào các doanh nghiệp và khó thích nghi với cơng việc mới nên khả năng tuyển dụng vào các doanh nghiệp rất ít.

Từ quá trình khảo sát thực tế cho thấy đối với các hộ nông dân bị mất một phần hoặc mất hồn tồn đất nơng nghiệp, ngun nhân làm cho những người nông dân bị thu hồi đất, không có hoặc thiếu việc làm là do chủ yếu việc làm không phù hợp. Họ là những người nông dân thuần tuý, họ quen với nếp sống cũng như sinh hoạt ở các vùng nông thôn bây giờ để chuyển sang làm việc trong những ngành nghề phi nông nghiệp, cũng như môi trường làm việc mới khơng phải là điều có thể thực hiện được ngay. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay của những người khơng cịn đất nơng nghiệp.

Bảng 3.18 cho thấy thời gian lao động của lực lượng lao động trong các nhóm hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố vinh,tỉnh nghệ an (Trang 50)