TÍNH XÚC BIẾN [7]

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 70)

15 Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 Số búa ,92 425 7,58 0,

4.1.2. TÍNH XÚC BIẾN [7]

Hiện tượng xúc biến là khả năng của các hạt rắn cấu tạo thành đất thuộc pha phân tán mịn có kích thước là những hạt bụi, sét chiếm ưu thế trong toàn bộ kích thước của hạt đất, bảo hoà nước; Khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài vượt quá giới hạn độ bền làm cho mối liên kết keo tụ bị phá vỡ ra, đất bị rời rạc và hoá lỏng.

Tính chất xúc biến của đất loại sét phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trạng thái vật lý (độ phân tán, thành phần khoáng vật, độ ẩm, dung trọng tự nhiên, hàm lượng hữu cơ, …), tính hoá lý (độ sệt, độ chảy, chỉ số hoạt tính keo, tính chất trao đổi ion, thành phần của nước trong lỗ rổng, …).

Kết quả nghiên cứu các lớp đất loại sét gần bề mặt trong khu vực nam thành phố Hồ Chí Minh có độ ẩm tự nhiên cao (W=80-109,45%), tính dẻo cao (24.52 - 31.69%), bên cạnh hàm lượng hạt bụi và sét cao (80.8%) với thành phần khoáng vật sét chủ yếu là monmorilonit nên dễ thay đổi độ bền khi chịu tác động của ngoại lực gây nên tính xúc biến đất loại sét trong khu vực nghiên cứu.

4.1.3. ĐỘ BỀN

Độ bền theo nghĩa rộng là khả năng chống lại sự phá hoại. Trong trường hợp tổng quát, sự phá hoại của đất có thể do các lực khác nhau (cơ học, thuỷ học, …); Đặc biệt cần làm rỏ khả năng chống lại sự phá hoại dưới tác dụng ứng suất cơ học. Hơn nửa, nếu như các đặc trưng biến dạng của đất được xác định trong điều kiện ứng suất chưa gây phá hoại (giá trị ứng suất tới hạn) thì các thông số độ bền của đất tương ứng với các giá trị ứng suất tới hạn gây phá hoại và được xác định với tải trọng giới hạn làm vật thể vỡ vụn, mất liên tục hoặc biến dạng hình dạng không phục hồi hay chảy dẻo.

Độ bền của đất đươc xác định khi có ứng suất cơ học tới hạn tác dụng lên chúng làm phá hoại mẫu đất.

Các dạng ứng suất tác dụng lên mẫu đất thí nghiệm có thể khác nhau (ứng suất pháp, tiếp, thể tích hay tổ hợp của chúng).

Để xác định độ bền của đất thông thường sử dụng theo thí nghiệm máy 3 trục, cụ thể như sau: Mẫu được gia công với đường kính từ 35mm đến 40mm và chiều cao gấp đôi đường kính. Các thông số được tính toán như sau:

Ai = A0/(1-ε)

Trong đó: Ai tiết diện biến đổi trong từng khoảng biến dạng A0 tiết diện thỏi mẫu ban đầu

ε biến dạng tương đối (chuyển vị đứng/chiều dài ban đầu của mẫu)

Ứng suất chính thẳng đứng σ1 được tính theo biểu thức: σ1 = P/Ai + σ3

Trong đó: P là lực ấn pittong đo bằng đồng hồ trên vòng ứng biến Ai tiết diện biến đổi trong từng khoảng biến dạng

σ3 áp lực buồn nén

Hình 4.1. Sơ đồ biểu diễn kết quả thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ UU

a) Đường ứng suất – biến dạng b) Đường quan hệ Coulomb với các vòng Mohr

Bảng 4.4. Kết quả thí nghiệm nén đơn nở hông [4], [5], [13],[17], [18]

Stt Ký hiệu mẫu Độ sâu lấy mẫu Qu (Kg/cm2) % Biến dạng

CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG NỐI TỪ KHO DẦU B ĐẾN NGÃ BA NHƠN ĐỨC HUYỆN NHAØ BÈ, TP.HCM HUYỆN NHAØ BÈ, TP.HCM 1 HKĐ 4- 3 5.5 – 6.0 0.874 12.0 2 HKĐ 13 - 3 5.5 – 6.0 0.898 11.0 3 HKC 9 - 5 9.7 – 10.2 0.888 12.0 4 HKĐ 5- 8 15.8 – 16.2 0.958 11.0 5 HKC 10 - 8 16.0 – 16.4 0.964 11.0 6 HKĐ 2 - 10 20.0 – 20.2 0.984 13.0 7 HKĐ 6- 11 22.0 – 22.2 0.938 12.0 8 HKC 7 - 12 23.8 – 24.0 1.986 14.0 9 HKĐ 3 - 13 25.8 – 26.0 2.076 15.0 10 HKĐ 11 - 14 28.0 – 28.4 2.089 15.0 11 HKĐ 1 - 14 26.0 – 26.4 2.067 14.0

CÔNG TRÌNH: CẦU PHÚ THUẬN - QUẬN 7, TP.HCM

12 HK 8 -7 14.0 – 14.2 0.834 15

13 HK 2-7 14.0 – 14.4 0.907 15

14 HK 6-10 19.7 – 20.0 1.216 14

15 HK 3-10 19.8 – 20.0 1.215 14

Tri trung bình 1.2596 13.2

Qua kết quả thí nghiệm ta thấy đất loại sét trong khu vực nghiên cứu có Qu trung bình là 1.2596 kG/cm2 và phần trăm biến dạng trung bình là 13.2%; Đặc biệt các lớp đất bên trên do mới thành tạo chưa được nén chặt nên Qu ≤ 1

kG/cm2 và các lớp đất càng xuống dưới sâu thì được nén chặt nhiều hơn nên Qu lớn hơn các lớp trên và dao động từ 1.215 đến 2.089 kG/cm2.

Với kết quả thí nghiệm nén nở hông thể hiện được sức chống cắt không cố kết, không thoát nước của đất nền có thể thay thế cho trường hợp cắt trực tiếp với tốc độ lớn, góc ma sát trong thường rất bé và sức chống cắt của đất chủ yếu là lực dính và được xem như là c = Qu/2.

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 70)