PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VAØ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Để đưa ra các bảng kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất loại sét trầm tích Holocen khu vục Nam thành phố Hồ Chí Minh, học viên đã sử dụng kết quả thu thập gần 200 hố khoan địa chất công trình cùng nhiều tài liệu thu thập khác để thống kê phân bố nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực nghiên cứu. Trong đó bao gồm công tác khoan khảo sát, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý trong phòng đều tuân thủ theo quy trình và tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể: TCVN 4195-1995, TCVN 4196-1995, TCVN 4197-1995, TCVN 4198-1995, TCVN 4199-1995, TCVN 4200-1995, 22 TCN 259-2000, 22TCN 260-2000, 22TCN 262-2000, 22TCN263-2000, ASTM D-1586, ASTM D-1587, ASTM D-2573, ASTM D-2435, ASTM D -2850-90.

Ngoài ra, sau khi thống kê các kết quả của công tác thí nghiệm trong phòng, học viên còn đối chiếu và kiểm tra các số liệu bằng các thí nghiệm ngoài hiện trường như: nén ngang, cắt cánh, xuyên động, ….

Av σ v σ = ∑ = − − ± = n i i A A n 1 2 ) ( 1 1 σ

Trong từng phức hệ thạch học, chia ra các kiểu thạch học theo các tiêu chuẩn phân loại sau đây:

Phức hệ thạch học đất hữu cơ: Do trong số các lỗ khoan khảo sát địa

chất thu thập được tương đối ít các số liệu về hàm lượng hữu cơ trong đất nên chúng tôi xếp vào phức hệ này các kiểu đất bụi sét (đất dính) ở trạng thái chảy (độ sệt IL>1) khi chúng có hệ số rỗng tự nhiên (e) đáp ứng tiêu chí:

- Bùn cát pha: khi e ≥ 0,9 - Bùn sét pha: khi e ≥ 1,0 - Bùn sét: khi e ≥ 1,5

Phức hệ thạch học bụi-sét : Phân chia theo chỉ số dẻo (Ip) :

- Cát pha: khi 1 ≤ Ip ≤ 7 - Sét pha: khi 7 ≤ Ip ≤ 17 - Sét: khi Ip ≥ 17

Ngoài ra, nếu trong đất bụi-sét khối lượng hạt có kích thước lớn hơn 2mm chiếm từ 15 đến 25% thì chia ra thành kiểu thạch học riêng với tên gọi có thêm phần phụ “lẫn cuội sỏi” cùng với tên đất tương ứng theo chỉ số dẻo nêu trên. Nếu khối lượng hạt có kích thước lớn hơn 2mm chiếm từ 25 đến 50% thì tên gọi có thêm phần phụ “chứa cuội sỏi” cùng với tên đất tương ứng.

Sau khi đã phân chia thành các kiểu thạch học, học viên tiến hành nhóm kết quả thí nghiệm các mẫu đất vào các kiểu thạch học đã được phân định thành tập hợp các mẫu đất. Trong mỗi tập hợp ở từng chỉ tiêu riêng biệt tính hệ số biến đổi của chỉ tiêu theo công thức:

V: hệ số biến đổi

σ 3 < − Ai A ∑ = = n i i A n A 1 1

n: số lượng của tập hợp mẫu

A: giá trị trung bình số học của tập hợp mẫu Ai: giá trị riêng lẻ của chỉ tiêu.

Tập hợp mẫu được coi là đồng nhất khi hệ số biến đổi v đối với các chỉ tiêu phân loại không vượt quá 0,15 và đối với các chỉ tiêu cơ học không vượt quá 0,30.

Để đạt được tiêu chí tập hợp mẫu đồng nhất, cần phải loại bỏ sai số thô trong các tập hợp mẫu. Loại bỏ các sai số thô được thực hiện theo nguyên tắc:

Các sai số thô được nhắm đến để kiểm tra nhằm loại bỏ là các cực trị cách giá trị trung bình xa nhất.

Sau khi loại bỏ các sai số thô, đối với từng tập hợp mẫu các chỉ tiêu thống kê cần phải tính toán là:

a: giá trị trung bình (hay giá trị tiêu chuẩn) đối với các chỉ tiêu thông thường: được tính theo công thức:

b: độ lệch bình phương trung bình σ và hệ số biến đổi v được tính toán lại và sử dụng các công thức như nêu trên. Ngoài ra, ở mỗi tập hợp mẫu còn thống kê giá trị cực đại (max) và giá trị cực tiểu (min).

Riêng đối với lực dính kết và góc ma sát trong, các chỉ tiêu trung bình, độ lệch bình phương trung bình được tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)