Trầm tích nguồn gốc đầm lầy sông (baQIV2-3 cg)

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 49)

Trầm tích phân bố chủ yếu ở Nhà Bè, dọc trũng Lê Minh Xuân, thung lũng sông Sài Gòn và bắc Hóc Môn. Theo đặc điểm thành phần có thể chia mặt cắt hệ tầng thành ba lớp: lớp dưới là bùn xét màu xám nâu chứa các di tích thực vật đã phân hủy, bề dày 1,5 – 3,5m. Lớp giữa là than bùn màu nâu đen, xốp nhẹ, dày 0,1 – 1,5m, có nơi vắng mặt. Lớp trên là bùn xét màu xám đen chứa mùn thực vật, chiều dày 0,1 – 0,3m. Các trầm tích đầm lầy sông hệ tầng Cần Giờ phủ chỉnh hợp lên sét màu xám xanh hệ tầng Bình Chánh. Do đó, bề dày đất yếu tương đối lớn, tuy nhiên đôi nơi nhỏ hơn 5m. Than bùn và bùn sét hữu cơ nguồn gốc đầm lầy sông hệ tầng Cần Giờ có độ ẩm, độ rỗng và tính nén lún lớn, độ bền nhỏ, hàm lượng hữu cơ thường biến đổi trong khoảng 6 – 15% đến 50 – 60%. Đất có tính bất đẳng hướng rõ rệt về tính thấm, tính biến dạng và độ bền.

Nhìn chung, các trầm tích hệ tầng Cần Giờ đều là đất yếu, chứa một lượng đáng kể vật chất hữu cơ và hàm lượng của nó liên quan mật thiết với nguồn gốc thành tạo, thấp nhất là trong trầm tích nguồn gốc sông biển, kế đó là các trầm tích nguồn gốc đầm lầy biển và đầm lầy sông. Ngoài ra, trong các trầm tích đầm lầy sông còn có mặt than bùn, phân bố tương đối rộng, biến đổi mạnh về chiều dày, độ ẩm cao, hệ số rỗng và tính nén lún rất lớn, độ bền nhỏ và bất đẳng hướng rõ rệt về tính thấm, tính biến dạng. Do đó sự có mặt của chúng trong cấu trúc nền đất gây nhiều khó khăn cho công tác khảo sát, thiết kế, xử lý nền móng và thi công xây dựng. Ảnh hưởng bất lợi đến ổn định công trình, làm cho nền đất rất nhạy cảm trước các tác động của con người.

Từ những trình bày trên có thể nhận thấy tính chất cơ lý của trầm tích phụ thuộc vào tuổi và nguồn gốc của chúng. Các trầm tích Pleistocen cổ hơn (hệ

tầng Thủ Đức và Củ Chi) có mức độ thành đá cao hơn, độ bền lớn hơn, được đặc trưng bằng độ ẩm tự nhiên, độ rỗng, độ sệt, độ nén lún tương đối thấp, còn khối lượng thể tích tự nhiên, sức kháng cắt, mô đun tổng biến dạng và khả năng chịu tải tương đối cao. Các trầm tích Holoxen trẻ hơn (hệ tầng Bình Chánh, Cần Giờ) có mức độ thành đá thấp và độ bền rất nhỏ, về cơ bản đều là các loại đất yếu, có độ ẩm tự nhiên vượt quá giới hạn chảy, tính nén lún rất lớn và rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Các trầm tích nguồn gốc đầm lầy có hàm lượng vật chất hữu cơ cao làm cho đất có tính bất đẳng hướng rõ rệt về tính thấm, tính biến dạng và độ bền.

Chương 3:

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 49)