ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH [15]

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 43)

Cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu là yếu tố quan trọng của điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và được xem như nền cơ bản của các điều kiện khác. Trên quan điểm ĐCCT, cấu trúc ĐCCT của Tp.HCM được chia ra làm 3 tầng cấu trúc (TCT): Tầng cấu trúc trên, Tầng cấu trúc giữa và Tầng cấu trúc dưới. Về ý nghĩa ĐCCT, sự phân chia các TCT dựa trên thời gian thành tạo và không gian phát triển cho chúng ta những khái niệm trực quan về khả năng chịu tải của đất nền của các TCT.

TCT trên: là gồm các trầm tích Holocen. Đó là lớp phủ trên cùng của

TCT phủ Cenozoi có bề dày không lớn (<40m). Chúng được cấu thành bởi ba tập trầm tích tương ứng với 3 mức tuổi Holocen sớm-giữa (Q21-2), Holocen giữa muộn (Q22-3) và Holocen muộn (Q23). TCT trên nằm trên cùng của mặt cắt ĐC, do có thời gian thành tạo trẻ nhất nên mức độ cố kết của đất là kém nhất. Đây thực chất là các loại đất yếu, không thích hợp làm nền tự nhiên cho các loại công trình. Vì thế, khi xây dựng trên đất nền thuộc TCT này cần áp dụng những giải pháp xử lý, gia cố móng thích hợp, tốn kém.

TCT giữa: được cấu thành bởi các thành tạo trầm tích Pleistocen (Q1), các thành hệ lục nguyên gắn kết yếu tuổi Pliocen (N22 và N21), thành hệ lục nguyên gắn kết yếu tuổi Miocen muộn (N13). TCT giữa có diện phát triển tương đối rộng và sâu trên diện tích nghiên cứu. Các trầm tích tạo nên TCT giữa có thời gian thành tạo lâu hơn đáng kể so với TCT trên, do đó mức độ cố kết cũng tốt hơn hẳn. TCT giữa thích hợp làm nền cho các công trình các loại khi có các biện pháp xử lý đất nền thích hợp cho từng loại công trình. Trong thực tế, hiện nay phần lớn các công trình quy mô của Thành phố đều lấy TCT này làm lớp chịu lực chính.

TCT dưới: được cấu tạo nên bởi các thành hệ lục nguyên carbonat tuổi

Jura sớm, các thành hệ trầm tích lục nguyên phun trào Jura muộn – Creta và thành hệ granitoit kiềm vôi tuổi Creta muộn. TCT dưới ít có ý nghĩa về mặt ĐCCT. Dù các thành tạo ĐC thuộc TCT này đã qua quá trình tạo đá nên có đặc tính chịu tải cao, nhưng do bề mặt phân bố hoặc quá sâu hoặc khi lô ra mặt đất thì có diện tích nhỏ và độ dốc lớn nên không thích hợp để làm nền thiên nhiên cho các loại công trình. TCT này chỉ có ý nghĩa làm vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, phụ gia xi măng từ các sản phẩm phong hóa của chúng và đá xây dựng. Các loại vật liệu này đang được khai thác ở quận Thủ Đức và quận 9 phục vụ cho nhu cầu xây dụng của Thành phố.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài học viên chỉ đề cập đến đặc điểm địa chất công trình của thành tạo trầm tích Holocen.

Một phần của tài liệu đặc trưng cơ lý của đất loại sét trầm tích holocen khu vực nam thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 43)