Trình tự lắp đặt cốp pha cho các loại kết cấu

Một phần của tài liệu Thiết kế kỹ thuật trường THCS thị trấn Càng Long (Trang 151 - 152)

1. Cốp pha cột:

- Sau khi thi công xong cốt thép cột, ta tiến hành lắp cốp pha cột, bốn mặt cột được lắp từ dưới lên bằng ván khn thép định hình. Xung quanh cột có đóng gơng thép (hoặc không cần gông) để chịu áp lực ngang của vữa bêtông và giữ cho ván khn cột đúng kích thước thiết kế, các gông được đặt cách nhau 60 (cm) để ván khn khỏi phình.

- Những cột có chiều cao lớn khi lắp cốp pha cần chừa lổ trống để có thể đưa ống vịi voi vào bên trong để đổ bêtơng khỏi bị phân tầng.

- Để vị trí cột khơng bị xê dịch, ta dùng các ống chống xiên tỳ xuống nền (hoặc sàn).

- Trong quá trình lắp cốp pha cột để kiểm tra các phương ta dùng máy trắc địa (để kiểm tra mặt cắt ngang cột) và các quả dọi (để kiểm tra theo phương đứng).

- Gông khi tháo cần dùng búa gỏ nhẹ vào nêm. Tuyệt đối không sử dụng gông làm chổ đứng trong khi điều chỉnh ván khuôn và đổ bê tông.

2. Cốp pha dầm:

- Sau khi đổ bê tông cột ta tiến hành lắp dựng cốp pha dầm. Cốp pha dầm được lắp ghép ở hai mặt và liên kết với nhau bằng giằng. Cột chống co rút và thanh đở ngang dùng để đở dầm.

- Kiểm tra độ cao dầm bằng cách điều chỉnh độ cao cột chống.

- Trình tự lắp ráp ván khn dầm :

+ Đặt dáo chống cơng cụ đúng vị trí, điều chỉnh kích trên đầu giáo chống đúng yêu cầu.

Đồ án tốt nghiệp CA09XD Chương III: Cách thức lắp đặt cốp pha, cốt thép.

+ Đặt đà ngang bằng gỗ trên đầu kích, kiểm tra lại tim dầm và cao độ của đà ngang.

+ Đặt ván khuôn đáy dầm, thành dầm, thanh giằng liên kết giữa hai thành dầm, con độn.

3.Cốp pha sàn

+ Cốp pha sàn là cốp pha gỗ, thép, nhựa…Được chống đỡ bởi hệ cây chống. + Chu vi sàn có ván diềm được liên kết đinh con đĩa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

+ Cần kiểm tra cao độ, độ cứng vững và bề mặt bằng phẳng của cốp pha sàn.

Một phần của tài liệu Thiết kế kỹ thuật trường THCS thị trấn Càng Long (Trang 151 - 152)