Trình tự gia công cốt thép

Một phần của tài liệu Thiết kế kỹ thuật trường THCS thị trấn Càng Long (Trang 152 - 154)

- Cốt thép trước khi gia công và đổ bê tông cần bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Bề mặt sạch khơng dính bùn, dầu mở, khơng có vẩy sắt và các lớp gỉ, các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do những nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó hoặc được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế.

+ Cốt thép cần được kéo uốn và nắn thẳng trước khi sử dụng.

1. Sửa thẳng và đánh gỉ cốt thép:

- Những thanh nhỏ thì dùng búa đập cho thẳng hoặc dùng van cán dài để bẻ thẳng.

- Những thanh cốt thép lớn trên 24mm sửa thẳng bằng máy uốn.

- Những cuộn dây cốt thép được kéo bằng tời. Khi này dây cốt thép không những được kéo thẳng mà khi kéo dây thép giản ra làm bong các vẩy gỉ sét ngồi cốt thép, đở mất cơng cạo gỉ.

- Đánh gỉ bằng bàn chải sắt hoặc tuốt thép qua đống cát.

2. Cắt và uốn cốt thép:

- Thép có đường kính từ 10 mm trở xuống thì dùng kéo để cắt và uốn.

- Thép có đường kính từ 12 mm trở lên thì dùng máy cắt, uốn để cắt uốn thép.

Đồ án tốt nghiệp CA09XD Chương III: Cách thức lắp đặt cốp pha, cốt thép.

- Thép sử dụng cho cơng trình hầu hết là thép gai nên khơng cần bẻ móc.

- Cốt thép được cắt uốn phù hợp với hình dạng và kích thước thiết kế.

- Sản phẩm cốt thép được cắt uốn xong cần được kiểm tra theo từng lô.

3. Hàn cốt thép:

- Liên kết hàn được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.

- Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau :

+ Bề mặt nhẳn không cháy, không đứt quảng, không thu hẹp cục bộ và khơng có bọt.

+ Bảo đảm chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.

4. Nối buộc cốt thép:

- Khơng nối ở các vị trí chịu lực lớn và chổ uốn cong. Trong một mặt cắt của tiết diện kết cấu khơng nối q 50% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép có gờ, và khơng q 25% đối với cốt thép trơn.

- Việc nối buộc cốt thép cần thỏa mản các yêu cầu sau :

+ Chiều dài nối buộc cốt thép trong khung và lưới thép bằng (30 45)d và không nhỏ hơn 25cm đối với thép chịu kéo, bằng (20 40)d và không nhỏ hơn 20cm đối với thép chịu nén.

+ Khi nối cốt thép trơn ở vùng chịu kéo phải uốn móc, cốt thép có gờ thì khơng cần uốn móc.

+ Trong một mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu đoạn nối).

+ Dây buộc dùng dây thép mềm đường kính 1mm.

5. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép:

- Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép.

+ Cốt thép từng thanh nên buộc theo từng chủng loại để tránh nhầm lẩn khi sử dụng.

Đồ án tốt nghiệp CA09XD Chương III: Cách thức lắp đặt cốp pha, cốt thép.

+ Phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển, lắp dựng cốt thép.

- Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Các bộ phận lắp dựng trước không được gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau.

+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để khơng bị biến dạng trong quá trình đổ bê tơng.

+ Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tơng bảo vệ cốt thép, nó được làm bằng các vật liệu khơng ăn mịn cốt thép và không phá hủy bê tông.

+ Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá 3mm đối với lớp bê tơng bảo vệ có chiều dày nhỏ hơn 15mm, và 5mm đối với lớp bê tơng bảo vệ có chiều dày lớn hơn 15mm.

Một phần của tài liệu Thiết kế kỹ thuật trường THCS thị trấn Càng Long (Trang 152 - 154)