Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.7 Động cơ DC
Trong đời sống con người, động cơ DC được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như:
- Các bộ phận khởi động của ôtô, xe máy, máy kéo…
- Các hệ truyền động có cơng suất nhỏ như quạt điện, máy xay sinh tố, động cơ bơm nước…
- Lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy….
Hình 2.40 Hình ảnh một số loại động cơ DC
Trong cơng nghiệp, động cơ DC có vai trị quan trọng, được ứng dụng trong các máy cắt kim loại, các máy công cụ, trong giao thông vận tải hay các thiết bị cầu trục, trong máy ép, máy bơm, máy nghiền, máy cán,…
Ưu điểm:
- Dễ điều chỉnh tốc độ trong khoảng rộng mà vẫn giữ được mô men - Có dịng mở máy và momen mở máy nhỏ, có khả năng quá tải lớn - Hệ điều khiển đơn giản, …
Nhược điểm:
- Cần mạch chỉnh lưu để cung cấp điện một chiều - Phải thường xuyên bảo trì, thay thế chổi than - Trọng lượng nặng, giá thành cao
- Phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ, …
Mặc dù có nhiều nhược điểm như trên, nhưng động cơ DC vẫn có vai trị quan trọng trong việc sản xuất, phát triển công nghiệp và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống…
Hình 2.41 Các thành phần của động cơ DC Động cơ DC bao gồm các thành phần sau: Động cơ DC bao gồm các thành phần sau:
+ Phần cảm (Stator) + Phần ứng (Rotor)
+ Hệ thống vành trượt, chổi than Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều dựa trên định luật lực điện từ: Khi thanh dẫn mang dịng điện đặt thẳng góc với đường sức từ trường, thanh dẫn sẽ chịu một lực điện từ tác dụng có trị số là:
Fdt = B. i. l Với: B là từ cảm (T)
i là dòng điện (A)
l là chiều dài hiệu dụng thanh dẫn (m)
Fdt là lực điện từ (N), có chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái
Khi cung cấp điện cho động cơ, điện áp U của nguồn điện sẽ gây ra dòng điện I trong thanh dẫn. Dưới tác dụng của từ trường sẽ có lực điện từ Fdt = B.i.l tác dụng lên thanh dẫn làm thanh dẫn chuyển động với tốc độ v có chiều như hình 2.42. [23]