.28 Các thành phần cơ bản của băng tải

Một phần của tài liệu THIẾT kế dây CHUYỀN GIÁM sát sản XUẤT sơn tự ĐỘNG QUA WIN CC và WEB SERVER (Trang 43 - 45)

Nguyên lý hoạt động

Khi rulo chủ động quay làm cho dây băng tải chuyển động nhờ lực ma sát giữa rulo và dây băng băng tải. Để tạo ra lực ma sát giữa rulo và dây băng tải khi dây băng tải gầu bị trùng thì ta điều chỉnh rulo bị động để dây băng tải căng ra tạo lực ma sát giữa dây băng tải và rulô chủ động lực ma sát giữa dây băng tải và rulo sẽ làm cho băng tải chuyển động tịnh tiến. Khi các vật liệu rơi xuống trên bề mặt dây băng tải, nó sẽ được di chuyển nhờ vào chuyển động của băng tải. Để tránh băng tải bị võng, người ta dùng các Con lăn đặt ở phía dưới bề mặt băng tải, điều này cũng làm giảm đi lực ma sát trên đường đi của băng tải. Băng tải cao su được bao bọc bởi chất liệu cao su chất lượng cao, bên trong làm bằng chất liệu Polyester, một loại sợi tổng hợp và sợi Poliamit, có đặc tính rất bền, chịu được nước, chịu được thời tiết ẩm, Dây băng tải đòi hỏi phải bền, chắc, chịu mài mòn và ma sát cao. Một yếu tố rất quan trọng là hệ số giãn dây băng tải phải rất thấp, vận chuyển được nhiều, có thể chuyển được vật liệu ở khoảng cách vừa và xa với tốc độ cao.

Các loại băng tải được sử dụng trong sản xuất và đặc điểm

- Băng tải cao su: Chịu nhiệt, sức tải lớn.

- Băng tải xích: Khá tốt trong ứng dụng tải dạng chai, sản phẩm cần độ vững chắc. - Băng tải con lăn: Gồm băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn nhựa PVC, băng

tải con lăn thép mạ kẽm, băng tải con lăn truyền động bằng motor.

- Băng tải đứng: Vận chuyển hàng hóa theo phương hướng lên thẳng đứng. - Băng tải PVC: Tải nhẹ và thông dụng với kinh tế

- Băng tải linh hoạt: Di chuyển được

- Băng tải góc cong: Chuyển hướng sản phẩm 30 đến 180 độ.

Mỗi loại băng tải có mỗi hình dạng, chức năng và ứng dụng khác nhau, cho nên hãy cân nhắc lựa chọn cho mình loại băng tải phù hợp nhất với mục đích sử dụng. Để băng tải có thể phát huy được hết chức năng của nó phục vụ tốt cho việc vận chuyển hàng hóa thì phải lựa chọn loại băng tải có chức năng phù hợp. Đồng thời, tiết kiệm được rất nhiều chi phí và tăng năng suất cho cơng việc.

Trong những trường hợp nhất định thì sẽ sử dụng mỗi loại băng tải khác nhau cho nên cần tìm hiểu kĩ để có thể sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. [15] và [16]

2.2.3. Cảm biến

Khái niệm cảm biến

Các hệ thống điều khiển tự động trong cơng nghiệp có vơ số các đại lượng vật lý cần đo như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, trọng lượng… Các đại lượng vật lý này khơng có tính chất điện. Trong khi đó, các bộ điều khiển và các cơ cấu chỉ thị lại làm

việc với tín hiệu điện. Vì thế phải có thiết bị để chuyển đổi các đại lượng vật lý khơng có tính chất điện thành đại lượng điện tương ứng mang đầy đủ tính chất của đại lượng vật lý cần đo. Thiết bị chuyển đổi đó là “cảm biến”.

Cảm biến (sensor) là một thiết bị dùng để cảm nhận và biến đổi các đại lượng vật lý thành các đại lượng điện. Từ đó ta có thể xác định được đại lượng cần đo.

Đại lượng cần đo (m) Đại lượng điện (s)

𝑠 = 𝑓(𝑚) (2.1)

Hàm (2.1) có thể là hàm tuyến tính, hàm logarit, hàm mũ hay hàm công suất. Các đại lượng vật lý: vị trí, vận tốc, gia tốc, lực, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng…

Các đại lượng điện: điện trở, điện dung, điện cảm, điện áp, dòng điện…  Phân loại và ứng dụng

- Theo nguyên lý chế tạo: các cảm biến được phân làm hai loại:

+ Cảm biến tích cực: là các cảm biến hoạt động như một máy phát, đáp ứng ngõ ra là điện tích, điện áp hay dịng. Cảm biến tích cực cần được cung cấp năng lượng từ bên ngồi (tín hiệu kích thích) trong q trình hoạt động.

Ví dụ: Hệ thống radar hay sonar xác định khoảng cách đến đối tượng cần đo bằng

cách chủ động phát ra sóng radio (radar) hay sóng âm (sonar) đến đối tượng cần đo và phản xạ trở về cảm biến.

Một phần của tài liệu THIẾT kế dây CHUYỀN GIÁM sát sản XUẤT sơn tự ĐỘNG QUA WIN CC và WEB SERVER (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)