Nhận thức về tôn giáo của người Việt Nam

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.1. Nhận thức về tôn giáo của người Việt Nam

Việt Nam là đất nước có khá nhiều loại hình tơn giáo nhưng khơng phải là một quốc gia thần giáo. Người Việt rất chú trọng đời sống tâm linh, từ tâm linh mà dễ tiếp nhận tôn giáo, coi trọng tôn giáo. Đặc điểm nhận thức về tôn giáo này vốn có căn nguyên sâu xa từ cội rễ văn hóa của người Việt. Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp điển hình của phương Đơng. Nghề nơng, nhất là nông nghiệp lúa nước là nghề chủ đạo, nên đời sống cư dân Việt phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Hơn nữa, Việt Nam có địa hình phong phú, đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa đời sống cộng đồng… Vì thế, trong đời sống tinh thần, người Việt thường nảy sinh tâm lí nương cậy vào sự che chở của lực lượng tự nhiên hoặc một sức mạnh siêu nhiên nào đó. Cho nên tự trong tâm thức, người Việt vốn đã rất coi trọng tâm linh. Không ngẫu nhiên khi quan niệm “vạn vật có linh hồn”, các tín ngưỡng dân gian, phong tục thờ cúng trở thành một nét đặc sắc trong truyền thống của văn hóa của dân tộc. Và đây cũng chính là cơ hội để tơn giáo được tiếp nhận, coi trọng và phát triển. Tuy nhiên, các tôn giáo khi vào nước ta đều được tiếp biến, thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán của người Việt, mà trước hết phải được sự khảo nghiệm của lịch sử dựng nước và giữ nước, sau nữa, phải tôn trọng tơn giáo truyền thống và hịa đồng với tín ngưỡng bản địa.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam là lịch sử thống nhất và đoàn kết của cộng đồng dân tộc, giữa các tơn giáo và tín ngưỡng bản địa với các tơn giáo du nhập từ bên ngoài. Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, sự du nhập của Phật giáo vào vùng kinh đô Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay), đã nhanh chóng hồ nhập với tín ngưỡng và văn hố bản địa, trở thành một bộ phận tất yếu trong đời sống tâm linh của người Việt cổ. Ở Miền Nam, Phật giáo Nam Tơng đã bắt đầu hình thành và phát triển ở thời kỳ Vương quốc Phù Nam (thế kỷ I - VII), tiếp sau đó ảnh hưởng sâu đậm trong cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ vào thế kỷ XIII và XIV. Theo những bước chân của các giáo sĩ truyền giáo Tây Âu, Ki tô giáo đã được đưavào Việt Nam từ thế kỷ XVI và sau đó phát triển mạnh ở triều Nguyễn và thời Pháp thuộc. Đến nay, Phật giáo và Ki tô giáo vẫn tiếp tục phát triển hịa hợp bên cạnh các tơn giáo bản địa. Cùng với những tín ngưỡng bản địa đã hình thành từ lịch sử ngàn năm của dân tộc, các tôn giáo ngoại sinh, nội sinh đã làm phong phú và là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tâm linh và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Một đặc điểm nữa thể hiện thái độ coi trọng tâm linh, coi trọng tơn giáo của người Việt là họ có tâm lí cởi mở, khoan dung, dễ giao lưu, tiếp biến và dung hịa nhiều loại hình tơn giáo. Tất nhiên, điều này một phần còn do được hưởng lợi từ các điều kiện địa lí. Đất nước Việt Nam nằm giữa ngã tư - trung tâm của Đông Nam Á nên có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và giao lưu của các luồng tư

tưởng, văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo từ các quốc gia khác nhau. Mặt khác, sâu xa hơn, đặc điểm nhật thức thứ hai này cũng xuất phát từ căn nguyên văn hóa dân tộc, mà cụ thể là đặc điểm bản tính và tư duy của người Việt. Là cư dân nông nghiệp, sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Điều đó địi hỏi tính cố kết cộng đồng cao. Do vậy, bản tính người Việt vốn cởi mở, khoan dung, đoàn kết. Mặt khác, tư duy, nhận thức của cư dân nông nghiệp lúa nước là lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo hiện chứng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Vì thế, người Việt rất đề cao hịa hiếu, lấy đại cục làm trọng. Bản tính và lối tư duy này khiến người Việt cùng một lúc có thể tiếp nhận và dung hịa nhiều hình thức tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Từ những hình thức tơn giáo từ xa xưa đến hiện tại, từ tôn giáo phương Đông cổ trung đại đến phương Tây cận, hiện đại - tất cả đã và đang cùng song hành tồn tại một cách hịa bình cùng với tín ngưỡng bản địa. Giáo lý của các tơn giáo lớn ở Việt Nam có khơng ít những điều khác biệt và trong lịch sử tồn tại của nó cũng xuất hiện những mâu thuẫn nhất định. Cá biệt có hiện tượng phê phán, bài bác lẫn nhau, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu để dẫn đến chiến tranh tơn giáo. Các hình thái tơn giáo ở Việt Nam ln trong mối quan hệ hịa đồng, đan xen, nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ có tính khoan dung, hiếu hịa trong tiếp nhận tơn giáo mà Việt Nam - một đất nước đa dân tộc và đa tôn giáo - vẫn giữ được truyền thống đồn kết, ít có thái độ phân biệt, kì thị tín ngưỡng, tơn giáo.

Những đặc điểm nhận thức về tôn giáo của người Việt nói trên đã có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp nhận tôn giáo trong mọi lĩnh vực đời sống của dân tộc, trong đó có thơ ca, văn học. Biểu hiện rõ nhất là trường hợp một người nghệ sĩ nhưng cóthể chịu sự ảnh hưởng cùng lúc nhiều nguồn cảm hứng tôn giáo khác nhau trong sáng tác, như Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng, Mai Văn Phấn...

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w