Giọng điệu và ngôn ngữ đậm màu sắc Kitô giáo

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 111 - 129)

6. Cấu trúc của luận án

4.3. Giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm màu sắc tôn giáo

4.3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ đậm màu sắc Kitô giáo

Hành trình tìm đến đức tin Thiên Chúa là một hành trình đầy gian nan, thử thách, có trải nghiệm đớn đau, thậm chí đổ máu. Hành trình đó làm cho các nhà thơ luôn suy tư, trăn trở. Tất cả đã đi vào thơ bằng một giọng điệu rất riêng, vừa mang tính giãi bày tâm sự nhưng cũng vừa mang tính trữ tình triết lý sâu sắc. Nhà thơ có thể giãibày những suy tư, trăn trở nhiều chiều của cái tôi:…

Bên cạnh giọng điệu giãi bày, các nhà thơ cũng thường bộc lộ những chiêm nghiệm làm nên chất giọng thấm đẫm tính triết lý. Đây là chất giọng đặc trưng của thơ viết về tôn giáo, bởi bản thôn tôn giáo chính là kho tàng giá trị thần học và triết học của nhân loại. Giọng chiêm nghiệm, triết lí đã trở thành một sắc thái giọng điệu độc đáo của dòng thơ đạo. Thấm nhuần tư tưởng tôn giáo, lại được trải nghiệm trong hành trình kiếm tìm Đức tin, bằng nhãn quan tinh tường và một trái tim nhạy cảm, các nhà thơ đã có những suy niệm hết sức sâu sắc về cuộc đời, con người, về bài học nhân sinh; về lẽ sống, về đau khổ và hạnh phúc. Vì vậy, một nét dễ thấy là cảm xúc chiêm nghiệm trong thơ đạo thường gắn chặt với những kinh nghiệm tôn giáo. Một trong những phát hiện có tính độc đáo của các nhà thơ là gắn cuộc sống của con người trong mối quan hệ với Thiên Chúa để tạo chiều sâu cho ý tưởng triết luận. Ví dụ ở bài thơ

Giấc ngủ của Lê Quốc Hán. Thi nhân đã bày tỏ những suy niệm của mình về cuộc đấu tranh hướng thiện trong nhân tính mỗi con người ở bài thơ. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt ấy, phần thiện chỉ chiến thắng khi con người vững tin vào đạo.

Bên cạnh chất giọng triết lý, suy tưởng, các nhà thơ còn thường xuyên sử dụng giọng điệu mang âm hưởng ngợi ca, thành kính để biểu lộ cảm xúc tơn giáo mãnh liệt, biểu lộ sự tơn kính, sùng mến. Hàn Mặc Tử ca ngợi Đức Mẹ với giọng điệu đầy thành tín: Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh... Cho tôi thắp hai

hàng cây bạch lạp,/ Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập/ Cả hàn giang, cả màu sắc thiên khơng,/ Lút trí khơn và ám ảnh hương lịng/ Cho sốt sắng, cho đê mê nguyện ước…(Ave Maria). Dù trong đau

ra đời/ Để ca tụng bằng hoa hương sáng láng/ Bằng tràng hạt, bằng sao Mai chiếu rạng/ Một đêm xuân là rất đỗi anh linh …(Ave Maria). Từ tình yêu của Thiên Chúa, con người, nhờ Đức tin của mình, đã

nhận ra tất cả cuộc sống này là hồng phúc. Niềm tin tưởng mãnh liệt ấy đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào, thơi thúc thi nhân tìm đến thơ để chia sẻ niềm vui, lịng tin u, sự kính tin. Các nhà thơ đã lấy thơ - là tinh hoa sáng tạo của mình - như một của vật, hi lễ dâng lên các đấng siêu nhiên để tỏ lịng biết ơn:

Người có nghe thơ màu nhiệm ra đời/ Để ca tụng bằng hoa hương sáng láng/ Bằng tràng hạt, bằng sao Mai chiếu rạng/ Một đêm xuân là rất đỗi anh linh…(Ave Maria - Hàn Mặc Tử). Đối với các nhà thơ Cơng giáo thì thơ chính là những lễ vật dâng hiến: Tiếng pháo đi: bao nhiêu kinh cầu nguyện/ Đều dâng

lên cho đến chín từng mây (Nguồn thơm - Hàn Mặc Tử). Lời thơ dâng cao như lờinguyện cầu đối với đấng chí tơn, chí thánh. Cảm xúc trong thơ thường là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lịng tri ân của tác giả. Để thể hiện giọng điệu ngợi ca, thành kính, các nhà thơ thường dùng các thán từ biểu cảm:

ôi, ơi, ơ kìa... , các từ hoặc cụm từ miêu tả trực tiếp thái độ trịnh trọng: dâng lên, Ngài, Người, Đấng quyền năng, cao cả, tấu lạy, kính thưa, kính lạy, nguyện dâng, ngợi ca,....

Cuộc gặp gỡ giữa tư duy tôn giáo và tư duy thẩm mỹ trong mẫn cảm sáng tạo của người nghệ sĩ còn tạo nên một vẻ đẹp riêng cho ngôn ngữ thơ đạo. Cảm hứng Ki tô giáo đã chi phối cách sử dụng ngôn ngữ thơ của các nhà thơ. Điều này thể hiện ngay từ nhan đề các tác phẩm. Có rất nhiều tác phẩm được đặt tên bằng những khái niệm, thuật ngữ thuộc về đạo Công giáo: Kinh thơ, Đạo và thơ, Nhan đề bài thơ gắn với

tên của các nhân vật hoặc các danh xưng chỉ các nhân vật trong lịch sử Thiên Chúa giáo: Thơ và Chúa - Hồ Dzếnh, Các thánh nữ: Têrêxa (Têrêxa - tôi rất cảm ơn Người của Bàng Bá Lân), Maria (Ave Maria của Hàn Mặc Tử), Tác phẩm mang âm hưởng

của những lời kinh trong đạo. Các nhà thơ thường xuyên sử dụng các từ, cụm từ vốn được nhắc nhiều trong tôn giáo, các từ được lấy từ trong kho tàng của Kinh thánh: Thiên Chúa, Thượng đế, Giêsu, Mẹ,

Maria, Bà, Đấng tinh tuyền thánh vẹn, Tổng lãnh thiên thần, Thiên Đàng, Gabrriel, phước cả, mn vì rất thánh, thánh thể, điềm lạ, đức tin, thánh giá, thập tự, đấng Hằng sống, giới Lâm Bô, ngày phán xét… Các nhà thơ là con chiên am hiểu sâu sắc về đạo, trong đó một phần lớn các tác giả đồng thời là

giám mục, linh mục, tu sĩ, tín đồ mộ đạo. Bởi thế ngơn ngữ của Kinh thánh không hề xa lạ với các nhà thơ có lịng sùng đạo. Việc sử dụng hệ thống thuật ngữ, từ ngữ mang màu sắc Ki tô giáo trong thơ cũng là một cách tái hiện lại hiện thực theo nhãn quan tôn giáo.

Chúng tôi đã khảo sát việc sử dụng lớp từ vựng đặc thù của Ki tô giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, kết quả cho thấy: từ vựng Ki tô giáo nằm rải rác ở 67/119 bài, song hội tụ đậm nét nhất là Xuân như ý và Thượng thanh khí. Đây quả thực là con số “biết nói”. Hệ thống từ ngữ đó có giá trị biểu đạt cao nhất tư tưởng, đức tin tôn giáo của nhà thơ. Phổ biến là các từ chỉ hành vi, hoạt động, nghi thức diễn ra trong đạo Thiên Chúa: tung hô, cảm tạ, ca tụng Chúa, chầu lạy, lạy, quỳ, cầu nguyện. Từ ngữ chỉ tên gọi các ngôi vị cao cả trong đạo Thiên Chúa cũng đa dạng. Nhà thơ thường xuyên nhắc đến Đức Mẹ/

Bà Maria, Chúa/ Thiên Chúa, ngoài ra nhà thơ còn sử dụng lớp từ chỉ nơi chốn trừu tượng, cao xa, thiêng liêng như: Thiên đường, cõi Thiên đàng,… Thơ Mai Văn Phấn mang dấu ấn của Thiên Chúa giáo

nghi lễ, rửa tội, tái sinh, hồi sinh, thiên thần, âm dương...: Thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch/ quay về tắm bằng ngọn đèn. (Tắm đầu năm - Mai Văn Phấn). Nhà thơ đã đề cập đến nghi lễ thanh tẩy của tôn

giáo. Nghi lễ thanh tẩy được cử hành để con người gột bỏ tội lỗi, lột bỏ xác phàm để trở nên thánh thiện, tinh tuyền theo quan niệm tơn giáo. Ở một ví dụ khác, Mai Văn Phấn đề cập đến nghi lễ rửa tội theo một cách rất riêng: Trước cửa nhà thờ/ Từng đôi trai gái/ Trao nụ hôn/ Ngỡ họ đang rửa tội cho

nhau/ Theo Bí tích Thánh Thể/ Dầm mình đợi phục sinh/ Một cụ già ngước lên làm dấu thánh/ Hỏi tơi có tin khơng (Tơi tin - Mai Văn Phấn). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh nghi lễ của tơn giáo như nghi

lễ cử hành Bí tích thánh thể, nghi lễ rửa tội, đồng thời nhà thơ cũng nói đến niềm tin mong mỏi của con người vào ngày Phục sinh để có hạnh phúc vĩnh cửu. Ngày Phục sinh theo quan niệm của Thiên Chúa giáo là ngày Chúa sống lại vinh hiển để củng cố cho con người niềm tin về hạnh phúc đời sau. Trong tâm thế tôn nghiêm của nghi lễ rửa tội và lòng tràn đầy đức tin, nhân vật trữ tình trong bài thơ đã hướng lịng “đợi phục sinh”. Rõ ràng, ngơn ngữ thơ mang dấu ấn tơn giáo có ý nghĩa mở rộng biên độ liên tưởng đồng thời khơi gợi nhiều xúc cảm thiêng liêng trong thơ Mai Văn Phấn.

Dưới sự dẫn dụ của ngôn ngữ tôn giáo, thơ càng ngày càng đào sâu vào cõi vô thức, vào thế giới tâm linh, từ đó phủ lên thơ một thứ ngơn ngữ tơn giáo siêu thực, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện rõ nhất đặc điểm ngôn ngữ này. Bởi ở Hàn Mặc Tử có sự cộng hưởng của ba điều kiện tiên quyết: là một tín đồ Thiên Chúa, có cuộc đời bi thương cùng một đức tin mạnh mẽ, và sự ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực trong thơ. Tất cả các yếu tố đó đã chi phối cùng lúc đến hành động sáng tạo nghệ thuật ở Hàn Mặc Tử. Những câu chữ trong thơ ông nhuốm sắc màu hư ảo, siêu thực, huyền diệu của thế giới điềm lạ, thế giới hư linh. Càng về sau, khi cuộc đời nhà thơ ngập chìm trong cơn đau bệnh tật, những vị xé về tinh thần, ngơn ngữ thơ theo đó càng đào sâu vào ảo mộng, điên loạn: Tôi muốn hồn trào ra đầu ngọn

bút/ Mỗi lời thơ đều dính não cân ta/ Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt/ Như mê man chết đứng cả làn da (Rướm máu). Cái mới lạ trong thơ Hàn Mặc Tử là tạo ra được một lớp từ cực tả với những xúc

cảm mạnh mẽ, những vần thơ rên xiết quằn quại, rớm máu: cô đơn đến mức tâm trí kêu khóc: Làm sao

giết được người trong mộng/ Trả thù duyên kiếp phụ phàng; Trời hỡi bao giờ giết tôi đi; đến nhớ thương

cũng phải là: Ta nhớ mình xa thương đứt ruột; chia ly cũng: Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗngdại khờ; khi tình u khơng trọn vẹn thì tình ta khuấy mãi khơng thành khối/ Nư giận địi phen cắn phải môi; khi đau đớn cũng là nỗi kinh sợ: Ta sẽ hộc ra từng búng huyết/ Nhuộm đầy phong vị lúc mê ly; khi miêu tả nỗi cơ đơn thì đến tận cùng: Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng/ Một vũng cô liêu cũ vạn đời; hay khi xúc cảm tràn đầy ngơn ngữ biểu đạt cũng thật chính xác, rất gợi: Hớp rượu mạnh, máu càng hăng sức mạnh/ Ôi điên rồ!khối lạc đến ngất ngư/ Thương là thương lịng mình giận chưa nư… Ngơn ngữ cực tả có tác dụng diễn đạt những sắc độ cảm giác, chuyển tải những cung bậc cảm xúc thi nhân một cách chính xác, mặt khác đưa thơ dấn sâu tiềm thức, vào giấc mơ, vào tâm cảm một cách không tự giác. Ngơn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, vì thế, càng lúc càng trở nên tinh tế, huyền hồ, ảo diệu, đậm màu sắc siêu thực. Cảm hứng tôn giáo đã nâng cánh cho hồn thơ đau thương điên loạn đến một thế giới tràn ngập màu sắc sáng láng huy hoàng. Rõ ràng, con người tìm đến tơn giáo khi khơng tìm thấy chân lí, khơng tìm thấy niềm tin trong cõi đời thực. Thơ đạo chính là con đường vươn đến thế giới thiêng liêng hư ảo nhưng đẹp đẽ của niềm tin tôn giáo trong mỗi nhà thơ. Hành trình đến với tơn giáo

giống như hành trình tìm kiếm và chạm đến cái đẹp, nó có sức mạnh thơi thúc con người một cách mạnh mẽ. Người nghệ sỹ xuất phát từ cảm hứng ấy mà sáng tạo. Nói cách khác tìm đến cảm hứng tơn giáo là người nghệ sĩ đang tìm về với khát vọng khám phá, khát vọng vươn tới cái đẹp - cái đẹp mang màu sắc thiêng liêng.

Qua phân tích, có thể thấy, chịu sự chi phối của cảm quan Ki tô giáo, thơ hiện đại trở nên đa sắc hơn trong giọng điệu và ngôn ngữ. Thơ mang cảm hứng Ki tơ giáo cũng có giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí, trữ tình và ngơn ngữ thơ siêu thực, các nhà thơ cũng tìm cách thi hóa ngơn ngữ thánh kinh Ki tơ giáo. Tuy nhiên, trong khi thơ mang cảm hứng Phật giáo thường thiên về giọng suy tư, triết lí thì thơ mang cảm hứng Ki tô giáo nghiêng hơn về giọng giãi bày, chia sẻ và ngợi ca thành kính. Cùng là ngơn ngữ mang màu sắc siêu thực nhưng một bên thấm đẫm tinh thần Thiền học còn một bên lại siêu linh trong ánh sáng Ki tơ giáo. Tất cả góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú cho giọng điệu và ngôn ngữ thi ca hiện đại; thể hiện nỗ lực đáng kể của các nhà thơ trong việc tạo ra những chất liệu biểu đạt mới, những cách nói mới của thơ ca qua cảm quan tôn giáo.

Tiểu kết chương 4

Cảm hứng tôn giáo đã chi phối mạnh mẽ đến nhiều phương thức biểu đạt của thơ ca. Khi tìm hiểu về cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam trong thế kỷ XX, chúng tôi thấy rằng sự phong phú trong cảm xúc tôn giáo của các nhà thơ tất yếu dẫn đến sự lựa chọn đa dạng các thể thơ. Khơng có nhà thơ nào chỉ sử dụng một thể duy nhất. Các nhà thơ sáng tác đa dạng trên tất cả các thể thơ, từ các thể thơ truyền thống đến các thể thơ hiện đại, bao gồm: thể bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát, song thất lục bát, đường luật, thơ hợp thể, thơ tự do, thơ văn xuôi, trường ca. Trong số này, nổi bật nhất là các thể lục bát, tứ tuyệt Đường luật, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thơ tự do và thơ văn xuôi. Các nhà thơ đã khéo léo tận dụng những đặc trưng độc đáo của mỗi thể loại trên cả ba phương diện (chức năng, nội dung và thi pháp) để bày tỏ cảm xúc tôn giáo. Cùng với việc lựa chọn đa dạng các thể thơ, cách thức tổ chức, kết cấu bài thơ cũng được đổi mới, trong đó kiểu kết cấu men theo mạch vận động tâm linh được các nhà thơ chú ý vận dụng nhiều hơn cả. Hệ thống biểu tượng thiên nhiên và các biểu tượng tôn giáo cũng được các nhà thơ khắc họa một cách sống động nhằm khai thác hữu hiệu những khuất khúc trong vô thức tâm linh. Ngôn ngữ nhuốm màu Thiền và Ki tô giáo kết hợp với màu sắc siêu thực, đi liền với nhiều sắc thái giọng điệu: giọng giãi bày, chia sẻ; giọng suy tư, chiêm nghiệm, triết lí; giọng ngợi ca, thành kính... Ở đây, so với thơ của Thích Nhất Hạnh, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Tuệ Sĩ,... và Võ Long Tê, Trăng Thập Tự, Xuân Ly Băng,... thì thơ của Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Bùi Giáng, Mai Văn Phấn,... chú trọng nhiều hơn việc cách tân về phương thức, phương tiện nghệ thuật. Bởi các nhà thơ ở nhánh thứ nhất, trong vai trị là các tín đồ hoạt động tơn giáo tích cực, họ ý thức rất rõ việc dùng thơ ca như một phương tiện để truyền giáo, cứu độ chúng sinh. Họ quan tâm nhiều hơn đến nội dung truyền tải là các giáo lí tơn giáo. Cịn ở các nhà thơ cịn lại, sự chi phối sâu của tơn giáo đã góp phần giải phóng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, thơi thúc họ tiến xa hơn trên con đường tìm những hình thức thể hiện mới cho thơ.

Đặt trong lịch sử vận động của cảm hứng tôn giáo trên hành trình thơ thế kỷ XX, có thể thấy, giai đoạn thơ 1930 – 1945, giai đoạn thơ miền Nam 1954 – 1975 và từ sau 1986, thơ mang cảm hứng tôn giáo có sự gặp gỡ và tiếp nối nhiều hình thức diễn đạt. Trong thơ mang cảm hứng tơn giáo hôm nay, ta bắt gặp dấu ấn của siêu thực, của tượng trưng vốn đã có từ Thơ mới và được tiếp nối trong trường thơ đô thị miền Nam. Sang thế kỷ XXI, thơ vẫn đang tiếp tục phát triển với những hình thái diễn đạtđầy cách tân, sáng tạo. Thi pháp thơ hậu hiện đại đã được thể nghiệm trong thơ các hiện tượng thơ tôn giáo đương đại như Mai Văn Phấn, Pháp Hoan, Phápxa Chan,... Nhìn vào thực tế này, có thể khẳng định, dưới sự dẫn dụ của cảm thức tơn giáo, thơ ngày càng có khả năng biểu đạt rộng mở các trạng thái phức tạp của tâm linh con người thời hiện đại. Ngược lại, chính sự nỗ lực tự làm mới mình của tự thân thi ca, cảm hứng tơn giáo cũng được nới rộng các chiều kích biểu hiện độc đáo. Nói cách khác, cảm hứng tơn giáo đã góp phần làm phong phú các hình thức biểu đạt của thơ hiện đại, đồng thời, đến lượt mình, chính cách diễn đạt mới lạ về cảm hứng tôn giáo của thi ca đã đem lại mĩ cảm mới cho người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 111 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w