Sự tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo ở các nhà thơ

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 40 - 47)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.4. Sự tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo ở các nhà thơ

2.1.4.1. Các nhà thơ là tín đồ tơn giáo

Ở bộ phận các tác giả là tín đồ của một tơn giáo nhất định, sự tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo, dĩ nhiên, diễn ra một cách trực tiếp, chính thống và mạnh mẽ hơn. Các tác giả này dường như gắn bó cả cuộc đời với tơn giáo họ đã lựa chọn. Nhiều tác giả đã bén duyên với tôn giáo ngay từ nhỏ do tiếp nối truyền thống của gia đình. Qua quá trình tu tập, rèn luyện và được đào tạo, họ thấm nhuần sâu sắc đức tin tôn giáo, am hiểu và say mê nghiên cứu triết lí của tơn giáo. Ở các nhà thơ là tín đồ này, chúng tơi nhận diện sự tiếp thu ảnh hưởng tơn giáo ở hai nhóm nhà thơ: Thứ nhất, các nhà thơ là tín đồ Phật giáo, tiêu biểu như Thích Nhất Hạnh, Minh Đức Triều Tâm Ảnh,... Thứ hai bao gồm các tác giả là tín đồ của Kitơ giáo, tiêu biểu có Hàn Mặc Tử, Mai Văn Phấn...

a.Các nhà thơ là tín đồ Phật giáo

Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022), tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ra ở Thừa Thiên Huế, xuất gia theo hệ phái Phật giáo Đại thừa năm 16 tuổi, chuyên tu về Thiền tông với pháp danh là Trừng Quang, pháp tự Phùng Xuân, pháp hiệu là Nhất Hạnh. Với tài năng và đóng góp của mình, tên tuổi Thích Nhất Hạnh đã vượt khỏi phạm vi quốc gia Việt Nam, nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh là một Thiền sư, ơng cịn là một giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội tích cực. Ơng thơng thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu Phật học, tinh thông kiến thức của nhiều ngành khoa học. Ông đã viết hơn 100 cuốn sách với nhiều thể loại về nhiều lĩnh vực, từ sử học, triết học, Thiền học, Phật học ứng dụng,... Trong đó có tới hơn 40 cuốn viết bằng tiếng Anh. Thích Nhất Hạnh có cơng trong việc thành lập trường Đại học Vạn Hạnh - Viện Đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngơn ngữ Việt Nam; thiết lập các trung tâm thực hành (trường Thanh niên phụng sự xã hội,...), các Thiền viện khắp trên thế giới (hệ thống tu viện Làng Mai,...), các cơ sở xuất bản (nhà xuất bản Lá Bối,...) và các tạp chí Phật học (tạp chí Phật giáo, Dòng tu Tiếp Hiện,...), v.v… Trong vai trị là giảng viên, ơng từng nhiều lần diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại nhiều Viện Đại học, tổ chức các khóa tu Thiền khắp các nước. Trong vai trò là nhà hoạt động xã hội, ơng tích cực đấu tranh vì phong trào hịa bình. Nhân dân nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan,... yêu mến ông ở tinh thần tu tập từ bi vô ngã, dấn thân phụng sự an sinh xã hội, v.v... Rõ ràng, dù ở cương vị nào, Thích Nhất Hạnh cũng mong muốn dùng tư tưởng tíchcực của đạo Phật để cảm hóa con người, hướng thiện cho xã hội. Với nhiều đóng góp có ý nghĩa, Thiền sư Nhất Hạnh được đánh giá là một trong số ít người có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển Phật giáo ở phương Tây.

Thích Nhất Hạnh đã chuyển tải nhiều tư tưởng triết học Phật giáo vào nhiều tác phẩm thơ từ sau 1954 như Tiếng địch chiều thu, Ánh xuân vàng, Thơ ngụ ngôn, Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu

trắng hiện, Tiếng đập cánh loài chim lớn,... Trong đó, nhiều bài thơ nhuốm màu Phật học, Thiền

học của ông được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp. Hiện nay, thơ Nhất Hạnh hiện diện ở đời sống văn học trong nước qua nhiều tác phẩm tiêu biểu được độc giả yêu mến: Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt,

thân mầu nhiệm của Thiền học vào văn chương, nghệ thuật với một hàm lượng trí tuệ sâu sắc và uyên áo. Nó mời gọi và thách thức khả năng đọc của các nhà nghiên cứu, các độc giả.

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Ông là một bậc tài hoa ở nhiều lĩnh vực: làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tơng với pháp hiệu Giới Đức. Ơng xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974

Minh Đức Triều Tâm Ảnh dừng gót phong trần dưới chân đèo Hải Vân, lập cảnh chùa Huyền Khơng thơ mộng bên triền núi, nhìn ra biển trời lộng gió trùng khơi gần

Lăng Cơ xanh thẳm. Năm 1978, vì sự đổi thay của thời cuộc, nhà thơ đành chấp nhận dời về Hương Trà - Huế, cùng với sư Pháp Tông và Huệ Tâm tạo dựng vườn Thiền mới theo phong cách Nhật Bản.

Là một vị Thiền sư làm thơ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã có nhiều đóng góp cho thơ ca, văn chương Phật giáo Việt Nam hiện đại. Với cái nhìn Thiền học đạt đạo và tài thơ của mình, Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã chuyển tải thành công tư tưởng triết Phật qua những tập thơ tiêu biểu Chèo vỡ sơng trăng, Đá trắng chiêm bao, Tình mẹ mùa báo hiếu, Lửa lạnh non thiêng. Thơ Minh Đức Triều Tâm

Ảnh vừa mới mẻ lại vừa rất truyền thống. Giữa đông đảo những giọng điệu thơ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh vẫn giữ một giọng thơ tĩnh tại, sâu lắng của một Thiền sư. Thơ ơng là một bản hịa tấu tuyệt vời giữa thơ ca, con người và thiên nhiên. Đồng thời, khác với thơ của nhiều đồng đạo, thơ ơng cịn thấm đẫm nỗi băn khoăn, day dứt, trăntrở, suy tư với cuộc đời này. Tất cả những điều đó đã làm nên một thế giới thơ rất riêng. Trong bài thơ mở đầu tập Đá trắng chiêm bao, bài Sáng tạo, Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã cụ thể hóa q trình sáng tạo bằng hình ảnh rất ấn tượng: Sáng tạo là khổ hạnh/ Trong đêm tối

miên trường/ Có đốm lửa vơ biên/ Cháy trên đầu ngọn bút. Tìm hiểu thơ ơng chính là tìm hiểu “đốm

lửa” để từ đó hiểu về trái tim Thiền sư thi sĩ. Minh Đức Triều Tâm Ảnh xây dựng một thế giới thơ hoàn toàn khác. Thơ ở đây khơng cịn là “tiếng hát”, “tiếng ru”, “tiếng thổn thức” tình u hay “tiếng lịng” nức nở, “tiếng than” của số phận con người, mà đó là một âm thanh đặc biệt đưa người đọc vào thế giới tâm linh kỳ ảo. Về quan niệm nghệ thuật, trong tập Chèo vỡ sông trăng, nhà thơ trình bày hai khái

niệm “đạo” và “thơ” như sau: Ngàn xưa,

/ Đạo xuống thảo lư / Trăng vàng ghé đọc,/ Tương tư mấy mùa/ Ngàn sau,/ Thơ xuống hiên chùa/ Chỉ nghe lá rụng/ Gió lùa lạnh hiu (Đạo và thơ). “Đạo” và “thơ” là hai yếu tố chính tạo thành thế giới tâm

linh trong thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh.

Phạm Thiên Thư

Phạm Thiên Thư, tên thật là Phạm Kim Long, sinh năm 1940 tại Hải Phịng, trong một gia đình Đơng y. Phạm Thiên Thư đã từng là tu sĩ Phật giáo với pháp danh Thích Tuệ Khơng trong gần 10 năm. Năm 1975, tu sĩ Thích Huệ Khơng đã“xuống núi”, hồn tục rồi xây dựng gia đình. Tuy đã hồn tục, nhưng ơng vẫn ln đam mê nghiên cứu Phật học, Thiền học. Ông từng nghiệm ra phương pháp

chữa bệnh điện công Phathata từ những cách tham Thiền và Yoga. Vì lẽ đó, mọi người xem ơng là vị tu sĩ giữa cõi tục. Là một người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo song Phạm Thiên Thư lựa chọn lối sống tu hành giữa cõi tục như tự đặt ra khó khăn, thử thách để buộc chính mình phải nỗ lự rèn luyện, vươn tới cõi vơ ưu và thấu đạt chân lý Thiền.

Chính trong thời gian tu ở chùa, Phạm Thiên Thư đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ khá nổi tiếng (như Động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Đạo ca - các tác phẩm được Phạm Duy phổ nhạc, Hậu

Kiều - Đoạn trường vô thanh,…) và có những đóng góp nhất định cho thơ Việt Nam hiện đại. Ơng

được tặng thưởng Văn chương tồn quốc (miền Nam Việt Nam) vào năm 1973. Thơ Phạm Thiên Thư mang âm hưởng trữ tình. Nội dung thơ ơng thường bàn đến: tư tưởng dân tộc, tinh thần Phật giáo, thơ tình trong sáng, thơ Thiền, thơ viết về thiên nhiên trong trẻo, thơ chữa bệnh, tinh thần lạc quan… Đặc biệt, Phạm Thiên Thư được xem là người đầu tiên “thi hóa kinh Phật” trong nền văn học Việt Nam. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã ghi nhận hai kỷ lụccủa Phạm Thiên Thư: là người đầu tiên chuyển thể kinh Hiền Ngu thành 12062 câu thơ lục bát (dày 464 trang lấy tên là Kinh Hiền hội hòa đàm) và sáng tác Từ điển cười (Tiếu liệu pháp) gồm 5000 từ ngữ dưới hình thức thơ ca. Ngồi ra, cịn phải kể đến các cơng trình thi hóa kinh Phật khác của ơng như Qua suối mây hồng - Kinh Ngọc, Suối nguồn vi

diệu - Kinh Thơ,... Đây là mảng sáng tác làm nên nét riêng độc đáo trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của

Phạm Thiên Thư đồng thời là giá trị hiếm có trong văn học Phật giáo Việt Nam hiện đại.

b.Các tác giả là tín đồ Ki tơ giáo

Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, 1912 - 1940) là một trong những tài thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Sinh ra trong một gia đình theo đạo Cơng giáo, từ nhỏ Hàn Mặc Tử đã là một con chiên rất ngoan đạo. Tạng con người và cuộc đời nhiều trầm luân của Hàn Mặc Tử đã khiến ông càng tin hơn vào đức tin Thiên Chúa. Hàn Mặc Tử là người có lối sống giản dị, có tinh thần hiếu học, quảng giao, nhất là với những người bạn trong lĩnh vực văn chương. Do cha làm thơng ngơn, kí lục, cho nên Hàn Mặc Tử được đi nhiều nơi, theo học nhiều trường khác nhau (như Sa Kì, Quy Nhơn, Bồng Sơn, Pellerin Huế), vốn hiểu biết và trải nghiệm văn chương ngày càng phong phú. Hàn Mặc Tử cịn được biết đến là một chàng thi sĩ có tâm hồn lãng mạn, đa tình. Đã có biết bao giai thoại về những bóng hồng đi qua cuộc đời Hàn Mặc Tử với những mối tình tuyệt đẹp mà cũng lắm trái ngang, bi kịch. Và trong những phút giây bi kịch của tình yêu, nhà thơ thường tìm thấy một cõi tựa nương, cứu rỗi ở ánh sáng Thiên Chúa. Chính những cuộc tình đẹp nhưng nhiều éo le đó đã chắp cánh cho hồn thơ Hàn Mặc Tử thăng hoa.

Hàn Mặc Tử vốn có thể trạng ốm yếu, cuối đời lại bị bệnh tật dày vò. Khoảng đầu năm 1935, gia đình phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể nhà thơ. Tuy nhiên, ông không mấy quan tâm, không biết là một bệnh nan y. Đến năm 1938 - 1939, bệnh phát tác dữ dội, đến mức Hàn Mặc Tử phải vào trại phong Quy Hịa. Ơng trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại Quy Hòa. Những ngày sống trong bệnh viện, Hàn Mặc Tử thấm thía nỗi đau đớn cùng cực của một bệnh nhân. Nỗi đau thân xác vì bệnh tật dày vị. Nhà thơ cịn thấm thía vơ cùng nỗi cơ đơn cùng cực vì bị

cách ly khỏi gia đình, bạn bè thân hữu. Nhưng, là một tín đồ rất mộ đạo, Hàn Mặc Tử phó thác linh hồn và thể xác của mình cho Thiên Chúa. Những năm tháng cận kề cái chết, Hàn Mặc Tử đón nhận ý Chúa, lãnh lấy thập giá,thơng phần vào ơn cứu rỗi đời mình trong kiên vững của niềm tin. Niềm tin tuyệt đối vào Đức Chúa đã khai sáng nhiệm màu xúc cảm và tâm tưởng của nhà thơ, chi phối đặc điểm tư duy thơ cũng như phong cách nghệ thuật của ông.

Hàn Mặc Tử phát lộ tài thơ khá sớm. Khi mới 16 tuổi, ơng đã có những sáng tác đầu tay và được gửi đăng báo. Sau này, khi đã trở thành một tên tuổi của phong trào Thơ mới, Hàn Mặc Tử được biết đến nhiều qua các tập thơ Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên,

Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, v.v… Tìm hiểu thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn tâm linh - tơn giáo, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất khẳng định, thơ ông thấm đẫm tinh thần Ki tô giáo. Nhiều tác phẩm thơ thể hiện rõ hướng đi tìm nguồn thơ nơi Thánh kinh của Hàn Mặc Tử. Tôn giáo đã ăn sâu vào tâm thức, tư duy của Hàn Mặc Tử, chi phối đến quan niệm sáng tạo, làm cho sáng tác của ông có một cấu trúc nội tại trong tồn tác phẩm… Việc lí giải thơ Hàn Mặc Tử dựa trên cơ sở tư tưởng Thiên Chúa giáo là một hướng tiếp cận thú vị, khơi mở những phát hiện có giá trị về những sáng tạo độc đáo của thi nhân.

Mai Văn Phấn

Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Mai Văn Phấn được biết đến với tư cách một nhà thơ Việt Nam đương đại có khả năng lao động nghệ thuật bền bỉ và sức sáng tạo thơ ca dồi dào. Mai Văn Phấn gặt hái được nhiều giải thưởng trong và ngồi nước, trong đó, đáng kể là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập thơ Bầu trời không mái che. Năm 2017, Mai Văn Phấn đạt giải thưởng văn học Cikada của Thụy Điển. Cho đến nay, rất ít nhà thơ Việt Nam đương đại có được thành cơng lớn như vậy. Mai Văn Phấn ln nỗ lực tìm tịi, sáng tạo trên nhiều thể loại, loại hình thơ và ở chặng đường sáng tác nào, ơng cũng ghi dấu ấn bằng những tác phẩm độc đáo, giàu tính cách tân. Với tư duy sáng tạo khơng ngừng đổi mới, thơ Mai Văn Phấn không chỉ được độc giả trong nước quan tâm mà còn được bạn đọc thế giới đón nhận. Nhiều tập thơ của ơng được dịch sang tiếng nước ngoài. Thơ Mai Văn Phấn đã đi từ cổ điển sang hậu lãng mạn đến siêu thực, tượng trưng, vắt qua hậu hiện đại và đang dần khẳng định trong việc sáng tạo lối viết tân cổ điển mang đậm tinh thần Việt với sự tiếp biến tinh hoa nhân loại.

Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn khởi nguồn từ truyền thống quê hương, gia đình, cùng với sự “hữu duyên” và ham học hỏi của cá nhân. Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa, ở vùng đất Kim Sơn - nơi có quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng. Nơi đây phân bố với mật độ dày đặc các nhà thờ Cônggiáo với đa số là giáo dân. Ngay từ nhỏ, Mai Văn Phấn đã sớm được ni dưỡng trong bầu khí quyển tơn giáo. Từ khi chưa biết chữ, Mai Văn Phấn đã được bà nội dạy kinh bổn, được bà dẫn đi nhà thờ cầu kinh mỗi chiều. Năm lên 6, nhà thơ được cha xứ làm lễ rửa tội. Lớn lên chút nữa, ông đọc kinh Tân ước và Cực ước, lịch sử Giáo hội, lịch sử các thánh, học giáo lý... Nhà thơ từng tâm sự: “Tơi nhớ mãi khi mình mới lớn, chừng 5 - 6 tuổi, lần đầu tiên biết cảm nhận về thế giới gần gũi xung quanh, thì tiếng chng nhà thờ, tiếng cầu kinh sớm tối của giáo dân, tiếng ca đoàn phối bè trong những bài thánh ca là những âm thanh huyền hoặc và cũng đầy uy lực nơi tuổi thơ bùn đất và

êm đềm của tôi. Âm thanh linh thiêng, quyến rũ và bí ẩn ấy tựa như ánh sáng, như khơng khí thấm vào từng hơi thở, bước chân chập chững của tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nghĩ đơn giản rằng, mình phải sống tốt, có mọi cử chỉ cao đẹp trên thế gian này, bởi mình làm bất cứ điều gì thì Đấng Tồn năng/Tạo hóa cũng sẽ nhìn thấy. Từ ấy tơi ln tin có một thế giới khác nữa đang soi xét, chi phối đời sống chúng ta. Và sau này tìm đến với thơ ca, cũng là cách tơi tự mở cánh cửa riêng mình để nhìn thấy và đi vào thế giới linh thiêng, bí ẩn ấy” [84]. Như vậy, chính truyền thống gia đình và q hương, cùng những trải nghiệm của cá nhân về Ki tô giáo, đã tạo nên nền tảng căn cốt cho tâm hồn thơ Mai Văn Phấn, chi phối đậm nét đến thế giới thơ của ông. Các tập thơ Gọi xanh, Cầu nguyện ban mai, Nghi lê nhận tên, v.v… đều thấm đẫm cảm quan Ki tơ giáo.

Ngồi Đạo Thiên Chúa, Mai Văn Phấn còn nghiên cứu kỹ về đạo Phật. Ơng thú nhận: “Tơi tìm

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w