Sự tiếp nối truyền thống văn học dân tộc

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 34 - 40)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.2. Sự tiếp nối truyền thống văn học dân tộc

Khái niệm “truyền thống” và “hiện đại” thường được dùng để chỉ các thời kỳ vận động, phát triển của văn học. Tuy nhiên, phạm vi của các thời kỳ này thường có những giới hạn mang tính ước định. Thời kỳ văn học đã qua thường được xem là quá khứ, là truyền thống của hơm nay. Theo đó, thời kỳ văn học hơm nay có thể sẽ thành truyền thống của văn học mai sau. Ở đây, chúng tôi hiểu, truyền thống chỉ thời kỳ văn học diễn ra từ thế kỷ XIX trở về trước, từ đầu thế kỷ XX đến nay là thời kỳ văn học hiện đại. Theo đó, có thể thấy dịng mạch tơn giáo trong thơ ca nói riêng, văn học dân tộc nói chung đã diễn ra từ rất sớm, tạo nên bề dày lịch sử, kết tinh thành truyền thống, tạo đà cho nguồn mạch cảm hứng này phát triển mạnh mẽ trong thơ ca, văn học hiện đại.

Từ văn học dân gian, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự hiện diện của các yếu tố tơn giáo, mà chủ yếu là Phật giáo. Người dân Việt Nam đã bắt gặp tư tưởng của Phật giáo, một tơn giáo ít màu sắc thần bí, chứa đựng những ý niệm giá trị về từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha mà người dân Việt nêu lên thành bản sắc. Trong tư thế hịa nhập đó, tư tưởng Phật giáo đã đi vào ca dao, dân ca, tục ngữ, các truyện cổ tích với những hình ảnh, ngơn từ biểu trưng cho ý thức hướng thiện, lịng nhân hậu vị tha, góp phần vào sự nghiệp cứu nước xây dựng tổ quốc. Trong số các thể loại dân gian, truyện cổ tích là thể loại tự sự tiếp nhận sâu rộng nhất cảm hứng Phật giáo.

của nhân dân lao động, vì thế, dễ đồng cảm với tinh thần từ bi hỉ xả của Phật giáo. Cảm hứng Phật giáo đã chi phối đậm nét đến nội dung tư tưởng và cách xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện của truyện cổ tích. Phổ biến trong truyện cổ tích là hình tượng nhân vật ơng Bụt. Đây là kiểu nhân vật đặc thù, thể hiện tập trung tư tưởng từ bi, cứu khổ cứu nạn của nhà Phật. Có thể bắt gặp nhân vật ơng Bụt, lối kết thúc có hậu, thuyết luân hồi, nhân quả… trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt, Cây khế, Tấm Cám, Sọ

dừa, Thạch Sanh... Có thể nói, tư tưởng Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống tâm linh người Việt, trở thành

chỗ dựa tinh thần và là phương tiện nghệ thuật, giúp cho tác giả dân gian thực hiện ước mơ công bằng xã hội và liên tưởng thẩm mỹ của mình một cách thuận lợi trong trí tưởng tượng và sáng tạo.

Thành ngữ, tục ngữ là thể loại dân gian có nội dung chứa đựng chiều sâu nhân

bản rút từ tư tưởng Phật giáo. Những kinh nghiệm về nhân sinh của người Việt biểu hiện ở tục ngữ tiềm tàng màu sắc Phật giáo. Triết lý nhân quả như ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, khơng có lửa sao có

khói, ác giả ác báo… Triết lí từ bi hỷ xả: thương người như thể thương thân, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm… Triết lí thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ: giấy rách phải giữ lấy lề, thanh bần lạc đạo, chết trong cịn hơn sống đục,… Triết lí tam độc (tham, sân, si): vay thì ha hả, trả thì hi hỉ; khơng ăn thì đạp đổ; trăm hay xoay vào lịng; của mình thì để, của rể thì bịn…

Triết lí vơ thường: nước chảy đá mịn, khơng ai nắm tay đến tối gối đầu đến sáng… Triết lí luân hồi nghiệp báo: ác giả ác báo, đời cha ăn mặn đời con khát nước, con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là

nghiệp chướng... Tinh thần Phật giáo trong tục ngữ là một tổng hợp kết tinh của những triết lý dân gian

có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp thấm đượm tình người. Nguyên lý cao đẹp của Phật giáo trong tục ngữ nhằm thể hiện khát vọng của con người bình dân trong cuộc sống.

Đặc biệt ở ca dao - thể thơ trữ tình dân gian, cảm hứng Phật giáo thể hiện khá phong phú và đậm nét. Tinh thần tu tâm: Ai ơi! Hãy ở cho lành/ Kiếp này chẳng gặp, để dành kiếp sau, Người trồng

cây hạnh, người chơi/ Ta trồng cây đức để đời về sau; Thuyết nhân quả, nghiệp báo: Ở hiền thì lại gặp lành/ Ở ác gặp dữ, tan tành như chơi, Quả báo ăn cháo gãy răng/ Ăn cơm gãy đũa, xỉa răng gãy chày;

Tư tưởng đạo hiếu: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lịng

thờ mẹ kính cha/ Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con, Trước tiên đều hiếu, đạo thường xưa nay; Triết lí

tu khẩu nghiệp: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau, Hoa thơm ai chẳng muốn đeo/ Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời;… Triết lí dun sinh: Gió đưa cây trúc ngã quỳ/ Ba năm trực tiết cịn gì là xn, Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao... Quan

niệm đời là bể khổ: Ai đi muôn dặm non sông/ Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy, Gánh khổ mà đổ lên

non/ Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo… Giáo lí tu tập, thực hành cầu nguyện cũng được thể hiện

trong ca dao: Mười năm lưu lạc giang hồ/ Một ngày tu tạo cơ đồ lại nên, Tay bưng quả nếp vào chùa/

Thắp nhang lạy Phật, xin bùa em đeo, Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa,… Những

câu ca dao trên đã cho thấy sự ảnh hưởng của triết lý vô thường, triết lý nhân sinh, thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, các tư tưởng giáo lý về đạo hiếu, về lẽ bình đẳng... của Phật giáo đến việc lựa chọn, sử dụng ngôn từ trong nhiều bài ca dao (từ việc lựa chọn câu chữ, xây dựnghình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ và giọng điệu…). Rõ ràng, những giáo lí kinh điển của đạo Phật đã được tinh lọc qua bộ lọc văn hóa dân gian, trở nên gần gũi, dễ thẩm thấu vào tâm thức nhân dân lao động. Sự cộng hưởng

đầy tinh tế giữa Phật giáo và văn hóa Việt, mà cụ thể ở đây là ca dao đã ghi dấu ấn sâu sắc, tạo nên kho tàng nghệ thuật độc đáo của tập thể nghệ sĩ lao động tài hoa.

Ở bộ phận văn học thành văn, thời kỳ trung đại, tiếp tục phát triển nguồn cảm hứng Phật giáo đã có từ trước trong thơ ca, văn học dân gian. Thời trung đại, triều đại Lý - Trần, khoảng từ thế kỷ X đến XIV, nhà nước phong kiến đặc biệt đề cao Phật giáo. Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo, giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và bước đầu phát triển của quốc gia Đại Việt ở tất cả các hoạt động từ chính trị xã hội, quân sự, ngoại giao đến văn hóa, giáo dục. Điều kiện rộng mở này đã khiến cho Phật giáo, vốn được tiếp nhận thuận lợi từ trước, có cơ hội phát triển mạnh mẽ, chi phối sâu đến đời sống thơ ca, văn học, để lại một diện mạo hết sức độc đáo, thú vị. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là thơ Thiền. Lịch sử thơ ca giai đoạn này chứng kiến sự hình thành và đạt đến cực thịnh của thơ Thiền. Lực lượng sáng tác thơ Thiền hết sức đông đảo và đa dạng về thành phần, bao gồm các Thiền sư xuất gia tu hành, hay đó là các cư sĩ tại gia, vua chúa, quan lại, quí tộc trong cung đình tơn sùng Phật giáo và am hiểu triết lí Thiền, nhìn thế giới bằng cái nhìn đầy chất Thiền, v.v… Tuyển tập Thơ văn Lý - Trần đã tổng kết được một số lượng lớn các phẩm thơ Thiền, trong đó có có tác phẩm của nhiều gương mặt thơ tài hoa, xuất sắc như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông… Thơ Thiền thời kỳ này chủ yếu là kệ, hoặc là vấn đáp giữa sư phụ và mơn đệ để khai thơng trí tuệ. Có nhiều bài khơ khan, nghiêm khắc như kinh, tụng nên thơ Thiền được gọi là kệ để ca ngợi, tụng tán, dùng để khẳng định giáo lí, kinh nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tử. Về hình thức, thơ Thiền thường dùng các thể Đường luật (thất ngôn bát cú, thất ngơn tứ tuyệt hoặc ngũ ngơn tứ tuyệt), một số ít được viết theo thể thơ cổ phong hoặc bốn chữ. Thơ Thiền chủ yếu được viết bằng chữ Hán. Bên cạnh đó, thơ Thiền cịn vận dụng chữ Nơm. Đây được xem là thành tựu văn hóa thời Lý - Trần. Thơ Thiền trong thời kỳ văn học Lý - Trần đã thể hiện những tư tưởng hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc của thế giới quan, nhân sinh quan người Việt. Đó là cái nhìn thế giới và con người một cách khoáng đạt và siêu thoát, thế nhưng vẫn mang đậm một tinh thần nhập thế mạnh mẽ, tích cực. Nếu Phật giáo chủ trương xuất thế, thoát tục để cầu đạothì các Thiền gia thời Lý - Trần lại tích cực nhập thế, khơng phủ định thực tại. Tất nhiên, mức độ nhập thế của các Thiền gia có giảm dần theo diễn biến của thời gian do vị thế ngày càng lên cao của Nho giáo. Nếu Thiền tông chủ trương “bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm” thì các Thiền gia thời này lại sáng tác thơ ca, kệ cú để giáo huấn đệ tử, chiêm nghiệm triết lí tu hành. Nếu đạo Phật chủ trương trở về với tự tâm, diệt bỏ lục căn lục trần thì các nhà sư khi trở về với tự nhiên lại thích ca ngợi cảnh đẹp núi rừng, hoa cỏ,… Tư tưởng phóng khống đó của các Thiền sư làm cho thơ Thiền thời kì này trở nên trong trẻo, tươi mới, ngày càng đậm chất trữ tình và dấu ấn bản ngã… Thơ Thiền Lý - Trần có thể xem là kết tinh rực rỡ, thăng hoa của cảm hứng Phật giáo, nó mở đường cho sự ra đời của những bài thơ hay, mang đậm ý vị Thiền trong thơ ca giai đoạn sau.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, cảm hứng Phật giáo tiếp tục cất lên trong thơ của nhiều tác giả. Giai đoạn này, bên cạnh các bài thi kệ, ngữ lục của các Thiền sư như Thiền Liễu Quán, Nguyên Thiều, v.v… cịn có khá nhiều sáng tác của các tác gia thế tục có pha trộn tư tưởng Phật giáo ở khía cạnh nhân

quốc ngữ văn, Thánh Tông di thảo, Hồng Đức quốc âm thi tập; Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập; Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Du với Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Công Trứ với Vịnh Phật, Chu Mạnh Trinh với Hương sơn phong cảnh ca, Nguyễn Khuyến với Vịnh sư…

Ngoài cảm hứng Phật giáo, văn học, thơ ca trung đại còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của cảm hứng Đạo giáo. Đặc biệt, lịch sử thơ ca trung đại chứng kiến sự hòa hợp tư tưởng Thiền - Lão trong khá nhiều bài thơ Thiền. Đây thực sự là một hiện tượng thú vị của cảm hứng tôn giáo trong thơ trung đại Việt Nam, có ngun nhân sâu xa từ tâm lí tiếp biến, dung hịa tơn giáo của cư dân Á Đông gốc nơng nghiệp lúa nước như đã phân tích ở trên. Ngồi ra, khoảng từ thế kỷ XVI, Ki tơ giáo theo chân các giáo sĩ phương Tây cũng ảnh hưởng vào Việt Nam. Theo nghiên cứu của Bùi Công Thuấn, khoảng thời gian này, ngồi số ít tác phẩm văn xi chữ Nôm của văn học Công giáo, chủ yếu kể lại tiểu sử các thánh, cịn có một số tác phẩm lục bát và song thất lục bát thơ hóa kinh cầu nguyện. Đến cuối thế kỷ XIX, một số cây bút theo đạo Thiên Chúa đã có một số sáng tác Quốc ngữ chịu sự chi phối sâu sắc của cảm hứng Ki tô giáo. Tuy nhiên, đối với thơ ca, hầu như cảm hứng Ki tô giáo giai đoạn nàychưa thể hiện rõ. Phải đến đầu thế kỷ XX, cảm hứng Ki tô giáo mới ảnh hưởng sâu đậm đối với thơ Việt, vì vậy, gần như cảm hứng Ki tô giáo gắn liền với thơ ca hiện đại.

Qua lược sử cảm hứng tôn giáo trong văn học, thơ ca trung đại có thể thấy, cảm hứng Phật giáo là rõ nét nhất. Văn học trung đại mang đậm đặc điểm tam giáo đồng nguyên Nho - Phật - Lão, nhưng tinh thần Phật giáo dường như vẫn mang tính chủ động, đặc biệt ở thời đại Lý Trần. Cảm hứng tôn giáo là nguồn mạch cảm hứng mạnh mẽ đã có từ văn học dân gian đến văn học, thơ ca trung đại - là cơ sở để văn học, thơ ca hiện đại tiếp nối, kế thừa.

2.1.3. Tiền đề lịch sử - xã hội làm nảy nở cảm hứng tôn giáo ở các nhà thơ Việt Nam thế kỷ XX

Bên cạnh sự kế thừa cảm hứng tôn giáo trong văn học, thơ ca truyền thống, sự phát triển tiếp nối của nguồn cảm hứng này trong thơ Việt Nam thế kỷ XX cịn có ngun nhân trực tiếp từ sự tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo của các nhà thơ dưới những tác động của điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa thời hiện đại. Khi phân tích các điều kiện của bối cảnh thời đại làm nảy nở cảm hứng tôn giáo ở các nhà thơ thế kỷ XX, chúng tôi bám sát theo các giai đoạn: từ đầu thế kỷ XX đến 1945, từ 1945 đến 1975, từ 1975 - đặc biệt là từ 1986 đến nay. Phương án phân kỳ này vừa phù hợp với đặc điểm văn học sử của dân tộc, vừa phù hợp với quá trình vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt thế kỷ XX.

Biến động lịch sử xã hội dữ dội nhất từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là quá trình xâm lược và đặt ách thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam, biến Việt Nam từ một nhà nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa. Để thuận tiện cho việc cai trị, chính sách nơ dịch và đồng hóa về mặt văn hóa đã được chính quyền thuộc địa sử dụng như là một liệu pháp hữu hiệu. Trong đó, chính quyền thực dân đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để Công giáo mở rộng. Sự xuất hiện và lan rộng của Đạo Thiên Chúa có ý nghĩa tích cực trong cơng cuộc hiện đại hóa văn học, thơ ca dân tộc. Dấu ấn lớn nhất cần phải ghi công cho các giáo sĩ phương Tây đối với cơng cuộc hiện đại hóa ngơn ngữ dân tộc đó là việc sáng tạo

ra chữ Quốc ngữ. Ban đầu chỉ nhằm mục đích truyền đạo, nhờ cơng của các giáo sĩ phương Tây và các nhà tri thức Công giáo Việt Nam như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Ngọc Cẩn,... chữ Quốc ngữ ngày một lan rộng, trở thành phương tiện quan trọng để hiện đại hóa văn học dân tộc. Những tác phẩm văn xuôi hiện đại đầu tiên là củacác tác giả theo Đạo Thiên Chúa. Từ lĩnh vực văn xuôi, Thiên Chúa giáo mở rộng dần ảnh hưởng sang địa hạt thơ ca, mà mức độ tiếp nhận và thể hiện ảnh hưởng Ki tô giáo rõ rệt nhất là các nhà thơ của phong trào Thơ mới.

Trong tương quan với Thiên Chúa giáo, sự tồn tại của Phật giáo lúc này có phần khó khăn hơn. Dưới sự cai trị của Pháp, từ năm 1860 cho đến khi bắt đầu thế chiến thứ hai, Thiên Chúa giáo được khuyến khích cịn Phật giáo thì bị hạn chế. Đó là về phía chính quyền thực dân, cịn đối với chính phủ Nam triều, sau khi đánh mất vai trò quản lý đất nước, mọi sự hỗ trợ, bảo lãnh của chính quyền phong kiến dành cho Phật giáo đến giai đoạn này gần như khơng cịn hiệu lực. Điều này cũng đã gây nên ít nhiều những thiệt thịi đối với Phật giáo trong cơng cuộc cạnh tranh để khẳng định vị trí. Thêm vào đó, là sự hình thành các tơn giáo nội sinh như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương... cũng tạo nên những sự cạnh tranh nhất định đối với Phật giáo. Thời kỳ này, một số ngôi chùa lớn bị phá hủy,

Một phần của tài liệu Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỉ XX. (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w