Kết luận từ nghiên cứu và so sánh kết quả với các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 76)

CHƯƠNG 5 : Kết luận và gợi ý chính sách về tập thể dục trong thai kỳ

5.2 Kết luận từ nghiên cứu và so sánh kết quả với các nghiên cứu trước

5.2.1Kiểm soát hành vi cảm nhận

Yếu tố kiểm sốt hành vi cảm nhận tác động có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (β = 0,469). Kết quả này phù hợp với của Hyondo Chung (2012) về kiểm tra ý định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế - xã hội thấp tại North Carolina – Hoa Kỳ, nghiên cứu của Supavititpatana và cộng sự (2012) về ý định hoạt động thể chất của các bà mẹ mang thai tại Thái Lan cũng như nghiên cứu của Dinallo (2011) về các yếu tố tác động đến ý định, sự động viên và hành vi tập thể dục trong từng giai đoạn 1-2-3 của thai kỳ đối với phụ nữ mang thai đã có hoặc chưa có con tại Pennsylvania, Hoa Kỳ. Điều này giải thích rằng, một khi các bà mẹ tin rằng việc thực hiện các bài tập thể dục sẽ cải thiện sức khỏe của họ thì họ sẽ dễ dàng có ý định tham gia tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Trong nghiên cứu này, yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận tác động mạnh mẽ đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ là một yếu tố quan trọng để dự đốn hành vi theo mơ hình TPB tương tự như nghiên cứu của Hyondo Chung (2012).

5.2.2Chuẩn chủ quan

Yếu tố chuẩn chủ quan tác động có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (β = 0,236). Kết quả này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Hyondo Chung (2012), nghiên cứu của Supavititpatana và cộng sự (2012) và kể cả nghiên cứu của Dinallo (2011). Điều này cho thấy, những bà mẹ có thể có ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ khi họ tin rằng những người ảnh hưởng quan trọng đối với họ (như chồng, mẹ, nhân viên y tế,...) muốn họ thực hiện hành vi này và ngược lại. Chứng tỏ sự ảnh hưởng của gia đình và xã hội tác động trực tiếp đến các bà mẹ mang thai, đặc biệt là nhân viên y tế. Họ sẽ tiếp thu ý kiến của những người ảnh hưởng quan trọng đối với họ để đi đến ý định tham gia tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ hay không.

5.2.3Tập thể dục tự hiệu quả

Yếu tố tập thể dục tự hiệu quả tác động có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (β = 0,157). Tầm quan trọng của tự hiệu quả bắt nguồn từ mối quan hệ trực tiếp đến ý định, đó là cảm nhận của phần lớn các lý thuyết xã hội là yếu tố quyết định gần nhất của hành vi. Kế thừa nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) về việc đề xuất đưa yếu tố tập thể dục tự hiệu quả vào mơ hình đã chứng minh rằng yếu tố này cũng ảnh hưởng đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai (Steele, 2002; Bland và cộng sự, 2013). Khi các bà mẹ có niềm tin vào bản thân vượt qua các rào cản nhận thức trong thời kỳ mang thai sẽ có chiều hướng tích cực trong việc đi đến ý định tham gia tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ.

5.2.4Thái độ

Kết quả phân tích dự liệu của tác giả cho thấy yếu tố thái độ tác động khơng có ý nghĩa đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Như vậy, yếu tố thái độ không được các bà mẹ mang thai ở TP. HCM quan tâm. Điều này có thể lý giải rằng những hữu ích mà việc tập thể dục thường xuyên mang lại đã trở thành thông dụng, phổ biến, mọi người đều biết. Vì vậy nó được xem là điều hiển nhiên, và lời giải thích này khơng loại trừ phụ nữ mang thai - đối tượng

trong nghiên cứu đang khảo sát. Ở đây chỉ còn là vấn đề bản thân họ muốn hay không muốn tập thể dục. Và kết quả này cũng là phù hợp trong nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) và đối tượng của nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu này có thể giải thích thêm cho phần nhận thức của xã hội có nền kinh tế - xã hội thấp như ở Việt Nam – một nước đang phát triển.

5.2.5Kết luận

Tóm lại, nghiên cứu này đã sử dụng TPB là khuôn khổ lý thuyết kết hợp với lý thuyết tự hiệu quả như một nhân tố mới trong mơ hình để kiểm tra các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Đặc biệt, nghiên cứu đã phát hiện rằng kiểm soát hành vi cảm nhận là nhất quan trọng ảnh hưởng đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, yếu tố về thái độ không tác động trực tiếp đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể giúp các nhà nghiên cứu thiết kế can thiệp hiệu quả để thúc đẩy ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai và từ đó dự đốn hành vi tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Mang thai là một giai đoạn chuyển tiếp và tạm thời với nhiều kết quả lâu dài ảnh hưởng đến đời sống của cả bà mẹ và con cái của họ. Khi tác động của các yếu tố quan trọng nhất là hiểu, thì về lý thuyết điều khiển, phát triển tốt, can thiệp mang thai cụ thể thiết kế để cải thiện các hành vi sức khỏe và kết quả cho phụ nữ có thể được thiết kế.

Nhìn chung, những người được khảo sát trong nghiên cứu này là những người đã có biết về thơng tin hữu ích của việc tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ qua các phương tiện truyền thông, sách hướng dẫn,... Tuy nhiên, đa số họ ngại tập luyện do việc thay đổi tâm sinh lý cũng như cấu trúc vật lý của cơ thể, đồng thời việc tập luyện như thế nào là phù hợp chưa được hướng dẫn cụ thể và rộng rãi cho các phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Phần lớn các bà mẹ đã từng nghe về nó nhưng vẫn còn thiếu kiến thức và thông tin về tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Giáo dục phụ nữ về lợi ích của tập thể dục trong thai kỳ, cũng như bao gồm cả những người quan trọng khác (ví dụ, các bác sĩ, y tá, chồng) trong các

chương trình được thiết kế để tăng cường ý định tập thể dục thường xuyên là những yếu tố then chốt để tạo động lực cho phụ nữ để tập thể dục.

5.3Gợi ý chính sách

Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn tổng quan về các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai tại TP. HCM. Có ba yếu tố tác động đến ý định này được lần lượt sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: kiểm soát hành vi cảm nhận, tập thể dục tự hiệu quả và chuẩn chủ quan.

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản cần khẳng định và cung cấp các bằng chứng khoa học về lợi ích tương đối của việc tập thể dục trong thai kỳ đối với các bà mẹ; tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục theo chương trình Làm mẹ an tồn và từ chương trình này khuyến khích các bà mẹ tham gia các buổi tập thể dục. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn ở TP. HCM có mở các lớp giáo dục tiền sản và có hướng dẫn cụ thể về các bài tập thể dục trong thai kỳ, tuy nhiên các bà mẹ mang thai biết về thông tin này rất hạn chế. Khảo sát sơ bộ của tác giả cho thấy 90% các bà mẹ đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ không biết về lớp giáo dục tiền sản (nội dung, thời gian, địa điểm, sự hữu ích,...).

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tăng cường khả năng tiếp cận tập thể dục trong thai kỳ để được phổ cập hơn nữa qua các chính sách tuyên truyền, chính sách dán áp phích, phát tờ rơi, đưa thông tin lên báo đài, các phương tiện truyền thống để không những nâng cao nhận thức của các bà mẹ về ý định tập thể dục trong thai kỳ mà mọi người trong xã hội đều biết lợi ích của việc tập thể dục trong thai kỳ trong tương lai (giống như việc tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ đã được áp dụng và rất thành cơng).

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tạo cơ hội cho việc trải nghiệm của các bà mẹ thông qua các lớp hướng dẫn các bài tập thể dục thai kỳ miễn phí tại các bệnh viện lớn ở TP. HCM để các bà mẹ có thể tự tin rằng các bài tập thể dục của mình khơng ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai mà ngược lại, đây là cách

tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Hiện tại, các bà mẹ chỉ tích cực hoạt động thể chất với xu hướng theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng mà chưa có kế hoạch tập luyện, cách thức tập luyện rõ ràng, cụ thể để có kết quả về lợi ích đối với sức khỏe của cả mẹ và bé như mong đợi. 5.4Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do giới hạn về nguồn lực, nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện và khảo sát đối tượng là phụ nữ mang thai khỏe mạnh có tuổi thai dưới 36 tuần ở TP. HCM. Vì vậy, để nâng cao tính khái qt của mơ hình thì nghiên cứu tiếp theo nên lấy mẫu ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước mới có thể tăng tính đại diện.

Ở Việt Nam, đây là lĩnh vực khá nhạy cảm vì vậy việc lấy mẫu cũng có khó khăn khi đối tượng không chịu tham gia khảo sát. Tác giả không phải là chuyên gia trong lĩnh vực y tế, thể thao nên tính phổ qt của đề tài cịn hạn chế.

Vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ chưa được đề cập đến như: kiến thức về tập thể dục trong thai kỳ, cảm nhận chủ quan của chính các bà mẹ về việc tập thể dục trong thai kỳ, chỉ số BMI trước và trong thời kỳ mang thai, so sánh giữa đối tượng trước khi mang thai đã có tập thể dục và chưa tập thể dục,...

Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở ý định vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu sâu hơn để đưa ra được biến phụ thuộc là hành vi tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ.

Đồng thời, tác giả muốn tìm hiểu sâu hơn hành vi tập thể dục trước khi sinh và sau khi sinh, tác động lên bà mẹ và trẻ sơ sinh như thế nào.

Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ng T Ngọc Phượng, 2012. Sách Chăm sóc sức khỏe thai phụ. NXB Phụ Nữ

Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP. Hồ Chí Minh NXB Hồng Đức

UNICEF, 2010. Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011

– 2020. Hà Nội 2010.

Nguyễn Trọng Hoài và Đặng Quan Vinh, 2014. Sử dụng năng lượng của người dân theo hướng tiêu dùng xanh: Khung phân tích và bằng chứng thực nghiệm tại khu vực đô thị Việt Nam. NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu tiếng Anh

ACOG, Committee on Obstetric Practice, 2002. Committee opinion# 267: Exercise during pregnancy and the postpartum period. Obstet Gynecol 99:

171–173.

Ajzen I. and Fishbein M., 1975. Belief, Attitude, Intention and Behavior: An introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley.

Ajzen I., & Fishbein M., 1972. Attitudes and normative beliefs as factors influencingbehavioral intention. Journal of Personality and Social Psychology, 21, 1-9.

Ajzen I., & Fishbein M., 1980. Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-FIall.

Ajzen I., 1991. Theory of planned behavior: Organization Bihavior and Human Decision Procese. No. 50, pp. 179-211.

American College of Obstetricians and Gynecologists, 1994. Exercise during pregnancy and the postpartum period. ACOG Technical Bulletin No. 189.

February 1994. Int J Gynaecol Obstet 1994; 45: 65–70.

American College of Sports Medicine, 2000. ACSM’s Guidelines for Exercise Testing and Prescription (6th ed.). Philadelphia: Lippincott, Williams, &

ii

Artal R. & O'Toole M., 2003. Guidelines of the american college of obstetricians and gynecologists for exercise during pregnancy and the postpartum period.

Br J Sports Med 37: 6–12. doi: 10.1136/bjsm.37.1.6

Bandura A., 1977. Self-efficacy: Toward a unifying theory of behavioral change.

Psychological Review, 84(2): 191-215. doi:10.1037/0033-295x.84.2.191.

Bandura A., 1986. Social foundations of thought and action: A social cognitive theory. Englewood Cliffs, NJ: Prentice.Hall.

Bandura A., et al., 1980. Tests of the generality of self-efficacy theory. Cognitive

Therapy and Research, 4: 39.66.

Barbara R., Louise S. J., 2000. Testing the reliability and validity of the Self- efficacy for exercise scale. Journals A-Z, Nursing Research, 49(3) May/June

2000, 154-159.

Beckman C. R., & Beckman C. A., 1990. Effect of a structured antepartum exercise program on pregnancy and labor outcomes in primiparas. Journal of Reproductive Medicine, 35, 704-709.

Bland H.W., et al., 2013. Measuring Exercise Self-Efficacy in Pregnant Women: Psychometric Properties of the Pregnancy-Exercise Self-Efficacy Scale (P- ESES). Journal of Nursing Measurement, Volume 21, Number 3, 2013

Caroline Fleten, et al., 2010. Exercise During Pregnancy, Maternal Pre-pregnancy Body Mass Index, and Birth Weight. Obstetrics & Gynecology Vol. 115, No. 2, Part 1.

Clapp III J.F., 2000. Exercise during pregnancy: A clinical update. Clinics in Sports Medicine 19, 273-286.

Cramp A., & Bray S., 2009. A prospective examination of exercise and barrier self- efficacy to engage in leisure-time exercise during pregnancy. Annals of Behavioral Medicine, 37, 325e334.

Cramp G. A. & Bray R. S., 2009. A Prospective exam of exercise & barrier SE to engage in LTPA during pregnancy. Ann. behav. med. (2009) 37:325–334

3

DiNallo J. M., 2010. Examining the motherating influence of motherhood status on the determininants of exercise motivation and behavior in pregnancy. ProQuest LLC.789 East Eisenhower Parkway P.O. Box 1346 Ann Arbor, MI 48106 – 1346.

Duff D., 2011. The relationship between behavioral intention, self-efficacy and health behavior: a meta-analysis of meta-analyses. Ph.D. diss., Retrieved

04.01.12 from

http://search.proquest.com/docview/897334297?accountid¼15115.

Fell D. B., et al., 2008. The impact of pregnancy on physical activity level.

Maternal and Child Health Journal, 13(5), 597-603.

Fishbein M., 1980. A theory of reasoned action: Some applications and implications. In H. Howe, & M. M. Page (Ed.), Nebraska Symposium on Motivation (pp. 65- 116). Lincoln, NE: University Press.

Fishbein M., and Ajzen I., 1975. Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley.

Gaston A., et al., 2012. Enhancing self-efficacy and exercise readiness in pregnant women. Psychology of Sport and Exercise 13 (2012) 550-557

Gjestland K., et al., 2013. Do 16. Pregnant women follow exercise guidelines? Prevalence data among 3482 women, and prediction of low-back pain, pelvic girdle pain and depression. Br J Sports Med. 2013;47: 515 – 20 .

Hagger M. S., et al., 2001. The influence of self-efficacy and past behaviour on the physical activity intentions of young people. Journal of Sports Sciences, 2001, 19, 711-725.

Hausenblas H., et al., 2008. A multilevel examination of exercise intention and behavior during pregnancy. Social Science & Medicine, 66, 2555-2561.

Hu F., et al., 2001. Diet, lifestyle, and the risk of type 2 diabetes mellitus in women.

The New England Journal of Medicine, 345(11), 790–797.

Hunskaar S, et al., 2005. Epidemiology of urinary (UI) and faecal (FI) incontinence and pelvic organ prolapse (POP). In: Abrams P, Cardozo L, Khoury S, Wein A,

eds. Incontinence. Vol 1. Basic and evaluation. Plymouth (UK): Health

Publication Ltd; 2005. Chapter 5, pp. 255 – 312.

Hyondo Chung, 2012. Examination of Low Socio-economic Status Pregnant Women’s First Trimester Exercise Intention and Behavior. Korea NEST Foundation

Josefsson A, B ö K., 2010. Physical activity in the prevention and treatment of disease (FYSS). The Swedish National Institute of Public Health. Pregnancy, chapter 12.2010. p 176–184. Available at http://fyss.se/wp- content/uploads/2011/06/12.-Pregnancy.pdf.

Juhl M, et al., 2008. Physical exercise during pregnancy and the risk of preterm birth: A study within the Danish national birth cohort. Am J Epidemiol. 2008; 167: 859 – 66.

Larsson L. & Lindqvist P.G., 2005. Low-impact exercise during pregnancy – A study of safety. Acta Obstet Gynecol Scand. 2005; 84 : 34 – 8.

Lokey E. A., et al., 1991. Effects of physical exercise on pregnancy outcomes: A

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w