Bảng tổng kết các điểm chính của các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 50)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định hoạt động thể chất của các bà mẹ mang thai tại Thái Lan của Supavititpatana và cộng sự (2012)

TPB

- Thái độ

- Chuẩn chủ quan

- Kiểm soát hành vi cảm nhận Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý

định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế-xã hội thấp tại North Carolina, Hoa Kỳ của Hyondo Chung (2012)

TPB

- Chuẩn chủ quan

- Kiểm soát hành vi cảm nhận - Gợi ý bổ sung yếu tố Tự hiệu quả vào mơ hình

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định, sự động viên và hành vi tập thể dục trong từng giai đoạn 1-2-3 của thai kỳ đối với phụ nữ mang thai đã có hoặc chưa có con tại Pennsylvania, Hoa Kỳ của Dinallo (2011)

TPB

- Thái độ

- Chuẩn chủ quan

- Kiểm soát hành vi cảm nhận Nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố tự

hiệu quả và yếu tố hành vi trong quá khứ tác động đến ý định hoạt động thể chất của thanh thiếu niên tại Anh của Hagger và cộng sự (2001). TPB; ESES - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi cảm nhận - Tập thể dục tự hiệu quả Nghiên cứu áp dụng các mơ hình xã hội

học vào hành vi tập thể dục trong thai kỳ tại Hoa Kỳ của Steele (2002).

TTM;

ESES - Tập thể dục tự hiệu quả Nghiên cứu đo lường tính hiệu quả của

việc tập thể dục đối với phụ nữ mang thai bằng thang đo tự hiệu quả tập thể dục trong thai kỳ (P-ESES) tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ của Bland và cộng sự (2013).

ESES;

TTM - Tập thể dục tự hiệu quả

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả

Nhận xét: Các nghiên cứu trên về ý định tập thể dục trong thai kỳ của phụ

nữ mang thai thường sử dụng mơ hình lý thuyết TPB và ESE. Các yếu tố thường được quan tâm và tác động có ý nghĩa trong mơ hình của các nghiên cứu trước là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận và tập thể dục tự hiệu quả.

Trong đó, tác giả nhận thấy rằng yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận và tập thể dục tự hiệu quả được chấp nhận trong hầu hết các nghiên cứu trước.

2.4Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định thường xuyên tập thể dục của phụ nữ mang thai tại TP. HCM

2.4.1.Khái niệm về tập thể dục ở phụ nữ mang thai

Hoạt động thể chất: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1991) định nghĩa

hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể được thực hiện bởi cơ xương, sự chuyển động này đòi hỏi phải tiêu hao năng lượng – bao gồm cả những hoạt động được thực hiện trong khi làm việc, vui chơi, thực hiện các cơng việc gia đình, đi du lịch, và tham gia vào các mục đích giải trí.

Tập thể duc: là một hình thức của hoạt động thể chất được lên kế hoạch, cấu

trúc, lặp đi lặp lại, và nhằm mục đích cải thiện hoặc duy trì một hoặc nhiều bộ phận hồn hồn hảo về thể chất (WHO, 1991; ACSM, 1995). Các bài tập thể dục đều đặn và thường xuyên nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh hiện đại như bệnh tim, hệ tuần hoàn, tiểu đường tuýp hai và béo phì (Hu và cộng sự, 2001; Stampfer và cộng sự, 2000). Nó cịn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp nâng cao tính lạc quan và cịn là yếu tố làm tăng thêm sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình ảnh cơ thể cái mà ln liên quan đến mức cao lịng tự trọng.

- Thường xuyên tập thể dục: là việc tập thể dục với cường độ vừa phải thực hiện ít nhất 20 phút mỗi phiên, cho ít nhất ba lần mỗi tuần (ACOG, 1994).

- Các mơn thể thao với cường độ trung bình: bao gồm các môn thể thao hoạt động thể chất làm tăng nhịp tim và nhịp thở như đi bộ, chạy bộ, bơi vòng, nhảy aerobic, đi xe đạp, hoặc chèo thuyền (ACOG, 1994).

Thời kỳ mang thai: (WHO, 1991) là q trình khoảng chín tháng mà một

người phụ nữ mang một (hoặc nhiều) phôi thai đang phát triển (gọi là thai nhi) trong tử cung. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cả hai người phụ nữ và thai nhi đang phát triển phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe khác nhau. Vì lý do đó, tất cả

thai phụ (tức là phụ nữ đang mang thai) cần được theo dõi bởi các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe sinh sản chuyên nghiệp là điều quan trọng. Trong nhiều định nghĩa y tế và pháp lý xã hội, sự mang thai của con người được chia khơng chính xác thành ba giai đoạn ba tháng, như một công cụ để đơn giản hoá việc biểu hiện ba giai đoạn phát triển thai nhi. Ba tháng đầu có nguy cơ sảy thai (phơi thai hay bào thai chết tự nhiên) cao nhất. Trong ba tháng tiếp theo, sự phát triển của bào thai có thể được giám sát và chẩn đốn dễ dàng hơn. Sự bắt đầu của ba tháng cuối thường xấp xỉ thời điểm khả năng sống sót của bào thai, với hoặc khơng có sự hỗ trợ y tế, bên ngồi tử cung.

Người phụ nữ mang thai khỏe mạnh: là một người phụ nữ mang thai bất cứ

lúc nào sau khi chẩn đốn đã có thai và trước khi sinh mà lại khơng có một biến chứng sản khoa hoặc vấn đề khác về sức khỏe ảnh hưởng đến thai nhi tại thời điểm mang thai (Lowdermilk và cộng sự, 2000).

Chỉ số BMI (Body Mass Index): là mối quan hệ giữa chiều cao và trọng lượng được sử dụng như một dấu hiệu để đánh giá béo phì và cho biết trọng lượng tối ưu cho sức khỏe.

2.4.2Lợi ích của việc tập thể dục ở phụ nữ mang thai

Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (Trích dẫn sách Chăm sóc sức khỏe thai phụ của do Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2012 phát hành) đã hướng dẫn cụ thể như sau:

Luyện tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích: cơ thể trở nên dẻo dai, linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Như thế bạn mới đương đầu được với những đòi hỏi lớn lao của cơ thể trong thời kỳ mang thai và khi sinh nở. Nhờ luyện tập, bạn cũng có thể hiểu thêm tình trạng của cơ thể mình và biết cách để thư giãn khi cần thiết.

Về mặt tâm lý, tập thể dục làm cho bạn nhanh nhẹn hơn, nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nó cịn giúp làm tăng tuần hồn máu và giảm căng thẳng. Việc chuyển dạ sẽ nhanh hơn và dễ chịu hơn. Các bài tập trong lớp tiền sản, phối hợp thư giãn và ky thuật thở sẽ giúp bạn đối phó với những cơn đau tốt hơn trong

lúc chuyển dạ. Luyện tập tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh con.

Chương trình luyện tập của bạn: nên bắt đầu với một nhịp độ vừa phải, rồi từ từ tăng lên tùy sức. Trước mỗi bài tập, cần một vài lần hít thở thật sâu để máu huyết lưu thông, cung cấp nguồn dưỡng khí cho tồn bộ cơ bắp. Nếu bị chuột rút, hụt hơi hay thấy đau hãy ngưng tập. Bạn có thể chơi các môn thể thao trong suốt thai kỳ, nếu xưa nay bạn vẫn chơi thường xuyên và tiếp tục đều đặn trong khi có thai như: bơi lội gia tăng sức chịu đựng, do nước nâng đỡ trọng lượng của bạn nên bạn không cần ép căng hoặc làm tổn thương cơ bắp, xương khớp; đi bộ; Yoga;...

Thận trọng khi luyện tập: đối với các hoạt động được liệt kê dưới bạn nên tránh vì khi người to ra, bạn sẽ bị mất cân bằng như: đi bộ nhanh, mang ba lô trên lưng, ngồi thẳng dậy. Nếu muốn ngồi thẳng dậy từ tư thế nằm, bạn nên nghiên người sang một bên rồi dùng tay từ từ ngồi dậy.

* Những lợi ích của việc tập thể dục đối với các bà mẹ: tập thể dục thường

xuyên là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất. Đây là phương pháp hữu hiệu nhằm chuẩn bị cho những tháng thay đổi trước mắt. Phấn chấn hơn vì cơ thể tiết ra nội tiết tố endorphin; Hài lòng hơn nhờ các nội tiết tố làm dịu tinh thần sau khi tập và thư giãn; Khả năng tự nhận thức về bản thân được cải thiện; Chứng đau lưng, chuột rút, táo bón, hụt hơi sẽ giảm nhờ tập thể dục đều đặn; Chuẩn bị tốt hơn cho việc chuyển dạ; Lấy lại vóc dáng nhanh hơn sau khi sinh; Có thể có nhiều bạn mới là các bà me tương lai tại lớp dạy thể dục tiền sản; Tăng cường mối quan hệ gia đình nếu tập thể dục thường xuyên cùng với ông xã hoặc các thành viên trong gia đình.

* Những lợi ích của tập thể dục đối với thai nhi: mỗi khi tập thể dục, oxy

được đưa vào máu thai nhi, q trình chuyển hóa của bé tăng lên. Tất cả các mơ, đặc biệt là não sẽ hoạt động ở mức cao nhất. Các nội tiết tố tiết ra khi bạn tập thể

dục sẽ đi qua nhau và truyền đến bé. Do đó khi bắt đầu luyện tập, bé luôn nhận được một cảm giác sảng khoái tư chất adrenalin của bạn; Trong khi tập, bé sẽ nhận được hiệu quả tích cực của chất endorphin, là chất morphin tự nhiên của chúng ta,

được tiết ra khi luyện tập, làm cho chúng ta thấy rất thoải mái và hạnh phúc; Sau khi tập, chất endorphin để lại hiệu quả an thần sâu và kéo dài 8 giờ đồng hồ. Con bạn cũng sẽ cảm thấy như thế; Động tác tập nhe nhàng, êm dịu rất tốt cho đứa bé, nó sẽ có cảm giác như đang được đu đưa; Khi luyện tập, các cơ bắp ở bụng hoạt động giống như massage một cách nhe nhàng, làm bé dê chịu và thoải mái; Trong khi tập, lượng máu lưu thông cao nhất làm bé tăng trưởng và phát triển nhanh.

2.4.3Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các lý thuyết TPB và ESE, và các nghiên cứu trước, các đặc điểm của phụ nữ mang thai đã được phân tích ở trên và để nghiên cứu ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai, tác giả kế thừa mơ hình nghiên cứu của Hyondo Chung (2012). Đồng thời, từ kết luận nghiên cứu đã gợi ý sử dụng thêm lý thuyết tự hiệu quả (Bandura, 1997) kết hợp thành một khuôn khổ lý thuyết trong dự đoán hành vi tập thể dục giữa các mẫu tương tự thông qua bước xác định ý định tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ của phụ nữ mang thai.

TP. Hồ Chí Minh là một thành phố có dân số đông, người dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau sinh sống trên địa bàn khá dày đặc nên đa dạng về trình độ văn hóa, thu nhập, tuổi tác, ngành nghề. Đặc điểm của phụ nữ mang thai: có những thiếu hụt về kiến thức tập thể dục trong thai kỳ, có những nhầm lẫn về niềm tin tập thể dục. Gaston và cộng sự (2012) cho rằng, để tìm hiểu, giải thích, và dự đốn hành vi sức khỏe như là tập thể dục có thể sử dụng khung lý thuyết về tự hiệu quả xác mức độ tự tin trong việc có thể lên kế hoạch và lịch trình tập thể dục vào lối sống của một người. Tự hiệu quả có thể là một yếu tố dự báo phù hợp của sự thay đổi hành vi và duy trì trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, lý thuyết tự hiệu quả của việc tập thể dục cung cấp một khn khổ hữu ích cho việc nghiên cứu sự tự tin của người phụ nữ mang thai tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai.

Cần phân biệt rõ hai yếu tố: yếu tố tập thể dục tự hiệu quả và yếu tố nhận thực kiểm soát hành vi. Mặc dù cả hai yếu tố này đều có nguồn gốc từ khái niệm tự hiệu quả trong SCT của Bandura (1977), tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm đã phân biệt sự khác nhau giữa tập thể dục tự hiệu quả và nhận thực kiểm soát hành

vi. Trong dự đoán ý định hành vi, khái niệm của nhận thực kiểm soát hành vi là phản ánh mức độ mà cá nhân nhận thức hành vi trong vịng kiểm sốt của họ, cịn tập thể dục tự hiệu quả được mô tả như là mức độ mà một cá nhân nhận thức được rằng hành vi mong muốn là dễ dàng hay khó khăn để thực hiện (Steele 2002; Bland và cộng sự, 2013).

Trong trường hợp nghiên cứu về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai; bên cạnh đó, với đặc điểm của bà mẹ ở TP. HCM, dường như không phải là một chuẩn mực xã hội hiện nay, và do nghề nghiệp của bà mẹ cũng đa dạng, việc chăm sóc con nhỏ và cơng việc nhà làm ảnh hưởng đến việc tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai gặp khó khăn, thì yếu tố tập thể dục tự hiệu quả cho dự đoán tốt nhất về thời gian tập thể dục để đảm bảo phụ nữ mang thai có thể duy trì hành vi này trong suốt thai kỳ (Steele, 2002). Vì thế, yếu tố tập thể dục tự hiệu quả cũng cần được đưa vào mơ hình để nghiên cứu.

Do vậy, tác giả đề xuất mơ hình các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục ở phụ nữ mang thai gồm:

- Biến độc lập, bao gồm: (1) thái độ, (2) chuẩn chủ quan, (3) Kiểm soát hành vi cảm nhận, (4) tập thể dục tự hiệu quả

- Biến phụ thuộc là ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai. Các thành phần trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được trình bày dưới đây:

Thái độ là một yếu tố quyết định của ý định hành vi. Nó được định nghĩa bởi

“cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện mục tiêu” (Fishbein

và Ajzen, 1975). Dựa trên TRA, thái độ là một chức năng của niềm tin. Niềm tin làm nền tảng cho thái độ của một cá nhân đối với hành vi được gọi là niềm tin về hành vi (Fishbein, 1980). Trong nghiên cứu về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai, thái độ là mức độ mà các phụ nữ mang thai đánh giá thuận lợi hay bất lợi của việc thực hiện hoạt động thể chất. Đối với các phụ nữ mang thai, những người có niềm tin mạnh mẽ đối với các kết quả tích cực của việc thực hiện hoạt động thể chất (như cải thiện sức khỏe, cơng viêc nặng nhọc ít hơn và kiểm sốt trọng lượng tốt hơn), có xu hướng tham gia vào hoạt động thể chất trong thời gian

mang thai của họ và ngược lại. Do đó, những phụ nữ mang thai với một thái độ tích cực hơn đối với hoạt động thể chất có mức độ cao hơn về ý định tham gia vào hành vi hoạt động thể chất so với những bà mẹ có thái độ tiêu cực đối với hoạt động thể chất (Supavititpatana và cộng sự, 2012). Hầu hết ở các nghiên cứu trước cho thấy yếu tố thái độ tác động tích cực đến ý định tập thể dục ở phụ nữ mang thai (Supavititpatana và cộng sự, 2012; Hyondo Chung, 2012; Dinallo, 2011). Do đó, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H1: Thái độ có tác động tích cực (+) đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Chuẩn chủ quan là “nhận thức của cá nhân về những ảnh hưởng xã hội để

thực hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991). Theo TRA, chuẩn chủ quan

được thể hiện như một yếu tố quyết định trực tiếp về ý định và được hình thành từ hai yếu tố: Niềm tin theo chuẩn và động cơ tuân thủ. Chuẩn chủ quan được xác định bởi nhận thức của cá nhân về việc nhận được những khuyến khích của người thân, bạn bè và xã hội để thực hiện hành vi. Ảnh hưởng xã hội được đo bằng cách đánh giá của các nhóm xã hội khác nhau. Về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai, chuẩn chủ quan là nhận thức của phụ nữ mang thai về những mong đợi tiêu chuẩn của những người quan trọng đối với họ trong việc thực hiện hoạt động thể chất của họ. Họ cân nhắc liệu những nhóm hoặc cá nhân cụ thể (như gia đình,

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w