Lòng căm thù giặc Mĩ sâu sắc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 34 - 38)

3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước

3.2. Lòng căm thù giặc Mĩ sâu sắc

Qua những câu thơ rất chân thực, Trần Đăng Khoa đã vẽ ra trước mắt người đọc ngày ấy và bây giờ một cảnh mà nơi nơi, người người, kể cả trẻ con cũng nín thở vì một tin dữ dội:

Mẹ nấu cơm dụi lửa

Bố em họ trâu giữa đường Các cô thầy

Ngừng giảng bài giữa lớp Bạn Tĩnh. Bạn Nho, bạn Lập Bạn nào mắt cũng đỏ hoe Bé Giang ngồi ở đâu hè

Cũng thôi đánh chuyền đánh chắt

(Hà Nội có Bác Hồ)

Năm 1972, tổng thống Mĩ đã ra lệnh ném bom B52 rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và oanh tạc miền Bắc sát hại hàng ngàn người dân vô tội, người già, trẻ con chúng cũng khơng tha. Làm sao mà khơng chua xót, khơng căm thù khi hình

ảnh “hố bom sâu - thăm thẳm hố bom sâu” (Bến đò) ngày ngày hiển hiện trước mắt mình.

Đế quốc Mĩ mà đứng đầu là tổng thống Ních-xơn khơng chỉ gây ra tội ác đối với đất nước và con người Việt Nam nói chung, thiếu nhi Việt Nam nói riêng mà cịn đối với biết bao thiếu nhi trên thế giới. Vậy mà khi đứng trong nghĩa trang của những người bị Hít-le tàn sát, hắn đã nhỏ những giọt nước mắt như thương cảm sâu sắc lắm vậy. Mặc dù tội ác đó được ngụy trang, ngụy biện bằng nhiều hình thức nhưng ai cũng nhận ra được sự thật. Hành động giả nhân, giả nghĩa của bọn chúng không thể gạt được một đứa trẻ con. Trong nghĩa trang mà Ních-xơn đang viếng có mộ của bé gái Tania (12 tuổi). Trần Đăng Khoa đã hóa thân vào Tania để vạch trần bộ mặt của “ngài tổng thống” nói riêng và bọn đế quốc Mĩ nói chung:

Ý nghĩ của hắn chạy từ đầu xuống chân Từ chân xuống đất sâu nên tơi nghe hết:

“Nếu mày sống thì ơng cũng giết”

(Lời một bạn gái mười hai tuổi) Khi viết những câu thơ như thế thì hẳn người viết đã chất chứa trong lòng niềm căm thù tột độ. Và đó khơng cịn là sự căm thù cảm tính mà là tình cảm có chỉ dẫn của lí trí. Đừng cho rằng trẻ con khơng có khả năng đó. Hãy đọc kĩ bài thơ ta sẽ thấy giọng điệu trẻ con được giữ ngun, khơng có một chút gượng ép, gị bó. Chính vì thế mà ta thấm thía được bản chất của Đế quốc. Ai cũng nhận ra một điều giản dị: Ý nghĩ hắn (Ních-xơn) chạy từ đầu xuống chân và chân liền với đất nên người nằm dưới mồ sâu trong ngót 30 năm vẫn nhận ra được.

Khơng chỉ nhìn thấy được tội ác của giặc Mĩ không chỉ trên mặt đất, dưới lòng đất mà còn dưới cả âm phủ. Trần Đăng Khoa đã tưởng tượng ra cảnh linh hồn đoàn người bị bọn Mĩ giết hại lũ lượt kéo nhau đến đập của Diêm Vương đòi trừng phạt bọn giết người. Bài thơ “Đập cửa Diêm Vương” có giá trị tố cáo thật sâu sắc: Những cụ già khơng tìm thấy các bộ phận của thân thể mình, những bà mẹ bụng mang dạ chửa cũng bị giết hại, những em bé thơ “đang lẫy đang

bị”, “đang phi ngựa gỗ” khơng tìm được cha mẹ, ơng bà… Nó khiến những

người đã từng sống trong chiến tranh thì ngậm ngùi chua xót, những người chưa từng trải thì rùng mình, căm giận. Tất cả đều thắc mắc:

Tại sao Ních-xơn mang bom bi, bom phá Bom hơi, bom Trần Đăng Khoan, bom lửa Trút xuống đầu ta…

Trong khi họ - những người đã chết và chúng ta – những người đang sống đều như nhau:

Ta yêu sông Mi-xi-xi-pi của các ngươi

Như ta yêu sông Hồng của ta nhận nước bốn phương trời Chưa bao giờ, và sẽ chẳng bao giờ

Ta nghĩ đến ném bom nước Mĩ.

Trong đồn người đó có cả những em bé chết do bom Mĩ mà khơng tìm thấy cha mẹ của mình. Các em đã gọi thống thiết:

- Gió ơi! Gió ơi!

Cháu khơng tìm thấy mẹ cháu rồi Mẹ cháu không gầy, không béo Mẹ cháu không già không trẻ… Bây giờ không ai cho cháu ăn Không ai cho cháu ngủ

(Đập cửa Diêm Vương)

Tội ác của đế quốc Mĩ không chỉ vấp phải sự phản đối của nhân dân ở bản xứ mà cịn của cả thế giới, thậm chí là ngay cả nhân dân Mĩ u chuộng hịa bình và thiện chí. Những thiếu nhi Mĩ đã hết sức đau xót, xấu hổ về hành động của cha anh mình. Tất cả nhũng điều đó được thể hiện bằng việc nhân dân Mĩ liên tục tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam. Hình ảnh của một thiếu nhi Mĩ đi biểu tình đã khơi dậy trong Trần Đăng Khoa niềm xúc động mãnh liệt:

Bạn cùng đoàn người đi như thế Đã mấy năm rồi

Cánh tay giơ lên Không biết mỏi

Bạn đến khắp nơi trên thế giới Miệng bạn thét vang

- Giôn-xơn không được giết trẻ con - Giôn-xơn phải rút hết quân xâm lược

Căm thù giặc Mĩ, Hoàng Hiếu Nhân đã nặn tượng đất sét hình Ních-xơn với hình thù kì qi và khẳng định:

Nếu đem đặt ra đường Ai chẳng địi vặn cổ.

(Thằng Ních-xơn)

Trong bài thơ “A! em biết thằng giặc Mĩ rồi!”, trẻ em đã biểu hiện thái độ căm thù của mình và được cụ thể bằng hành động khi thấy máy bay Mĩ bị quân ta bắn rớt xuống cánh đồng:

Bố em cầm đòn càn Mẹ em mang đòn gánh Chị em mang khẩu súng Bé Giang mang que cời

Con chó Vàng mang hàm răng nhọn hoắt Em khơng biết mang gì

Vớ ngay hịn đá

Cách đánh giặc của gia đình của Trần Đăng Khoa tiêu biểu cho cách đánh giặc của đất nước ta qua các thời kì chống ngoại xâm. Chống lại kẻ thù chỉ bằng những vũ khí hết sức thơ sơ, có khi chỉ là những cơng cụ lao động nơng nghiệp thường ngày. Thế nhưng, với sức mạnh của lịng u nước nồng nàn, ý chí chiến đấu anh dũng và mục đích vệ quốc chính nghĩa, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang.

Em kể chuyện này là phản ứng của các em nhỏ khi gặp dấu chân của kẻ thù hằn trên mảnh đất quê nhà:

Những dấu chân Trông vào nhức mắt

Các bạn đã đào đổ xuống ao rồi Từ lúc sáng mờ sương

Cho đến khi tiếng trống gọi về trường

Vẫn chưa hết những dấu chân trên cát Vẫn chưa hết những dấu chân độc ác

Các bạn còn đào đổ xuống ao sâu.

Đọc bài thơ này, có nhiều người cho là khơng thật sự, bởi ngồi đời có ai làm như thế bao giờ. Cách thể hiện khá ngộ nghĩnh, mang dấu ấn điển tích Sào

Phủ, Hứa Do. Nên nhớ rằng, tác giả có quyền dùng các hình tượng văn học để bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình. Chúng ta đừng hỏi rằng “điều đó có thật

khơng?”mà hãy hỏi rằng “qua đó tác giả thể hiện điều gì?”. Nếu hỏi như câu

sau thì chúng ta đã có câu trả lời: Trần Đăng Khoa hay bất cứ một người Việt Nam yêu nước nào cũng căm thù giặc, cũng thấy “nhức mắt” trước sự tồn tại của kẻ thù trên mảnh đất quê hương. Các em càng căm thù giặc Mĩ thì lại càng thể hiện lòng yêu thương. Bởi lẽ thường, chúng ta căm ghét những gì phương hại đến điều chúng ta yêu thương. Các em yêu đất nước Việt Nam, con người Việt Nam nên khi đất nước Việt Nam bị giày xéo, con người Việt Nam bị giết hại thì lịng căm thù ấy trỗi dậy. Đó là một hiện tượng tâm lí rất bình thường.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w