Tình cảm đối với những miền quê trên đất nước

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 49 - 51)

3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước

3.5. Tình cảm đối với những miền quê trên đất nước

Chúng ta thường mang trong đầu một ý nghĩ rằng cảm hứng đối với những địa danh trên đất nước chỉ có ở những nhà văn, nhà thơ từng rong ruổi trên các nẻo đường đất nước mới có được. Ý nghĩ ấy đúng nhưng khơng hồn tồn, bởi có những người chưa một lần đến với miền đất nào đó nhưng vẫn có thể có tình cảm thiết tha sâu nặng. Bác Hồ của chúng ta đau đáu hướng về miền Nam thân yêu: “miền Nam trong trái tim tôi”. Tâm nguyện của Bác là sau khi thống nhất nước nhà sẽ vào miền Nam cho thỏa lòng mong nhớ. Vậy mà, đến cuối đời, tâm nguyện ấy vẫn chưa đạt được. Chế Lan Viên không đến Tây Bắc nhưng vẫn viết được bài thơ rất hay về Tây Bắc. Nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa cũng tiếp nối tinh thần đó. Lúc nào em cũng mong muốn mình được đến với các miền Tổ quốc yêu thương:

Em muốn con tàu này Đưa em đi khắp đất nước

Ôi tổ quốc! Tổ quốc! (Đi tàu hỏa)

Những nẻo đường hành quân của các chú bộ đội đến khắp nơi trên đất nước cũng làm Trần Đăng Khoa liên tưởng đến những vùng đất đó dù chỉ là những lá thư: Chú thì đương Sơn La Chú thì ra Cồn Cỏ Chú thì giữ Hàm Rồng Chú thì xa, xa nữa… (Bà và cháu)

Và Trần Đăng Khoa đã cùng chú nhìn lại quãng thời gian đầy gian khổ nhưng cũng đầy ánh sáng và tự hào khi được ánh sáng của Đảng chiếu sáng cuộc đời. Lấy ý từ bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thật xúc động, chứng tỏ rất am hiểu về cuộc đời của chú:

Chú “Từ ấy” những gian nan

Đường lên Đắc Sút sương tan mặt ghềnh

Nhận được lá thư của anh Minh, Trần Đăng Khoa cảm thấy yêu mến lạ vùng đất mỏ:

Ôi miền đất anh đang sống

Nghe sao mà giản dị yêu thương… Những muốn thăm làng thăm mỏ Nếu anh không đạp xe về

Em sẽ lần đường cuốc bộ… (Nhận thư anh)

Trần Đăng Khoa chưa một lần đến với thủ đơ Hà Nội nhưng trong lịng ln thương nhớ nơi đó. Ngay cả trong giấc mơ, Trần Đăng Khoa cũng thường mơ về Hà Nội xa xôi:

Em nằm lơ mơ ngủ Thấy mình về Thủ đơ Ơi chao, trăng vàng óng Quay trịn... bánh ơ tơ...

Trong những vùng đất của Tổ quốc, Trần Đăng Khoa dành một tình cảm đặc biệt cho miền Nam ruột thịt. Điều đó đã được thể hiện qua các bài thơ thơ trong tập Góc sân và khoảng trời. Theo quy luật của tình cảm con người một khi người ta nhắc có nghĩa là người ta vẫn thường nghĩ đến và thấy thương thấy nhớ. Trong ý nghĩ của Trần Đăng Khoa và các bạn lúc nào cũng có hai tiếng miền Nam. Bài Bắt ông Rừng nộp củi, Trần Đăng Khoa đã vẽ ra một hình ảnh thật sinh động: Các em đứng trên đỉnh núi mà ngó khắp bốn bề để rồi cảm thấy

“nghe thiêng liêng Tổ quốc”. Từ trên núi em thấy được nơi Nguyễn Trãi làm

thơ, nơi Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nam Hán, thấy hình ảnh Bác Hồ làm thơ và vạch đường lối cứu nước. Trần Đăng Khoa cùng các bạn đã đưa cặp mắt nhìn thật xa để được trơng thấy miền Nam trong cảnh những phố phường náo động. Náo động vì cuộc sống vẫn diễn ra như chưa bao giờ bị dập tắt theo ý đồ của đế quốc Mĩ.

Trần Đăng Khoa đã rất thích thú khi các chú bộ đội kể chuyện về miền Nam với những chiến công ngày càng nhiều:

Này đây đường phố Sài Gòn

Rực trời ánh lửa phá đồn đêm nao Bao nhiêu xe xích đổ nhào

Bao nhiêu giặc Mĩ chui vào áo quan.

Trong những lúc ca hát, tiếng đàn bầu gợi nhớ đến Nam Bộ với những câu hị, điệu lí xàng, xê “đằm thắm khúc ru con Nam Bộ” và làng quê Kinh Bắc với giọng quan họ ân tình “Tươi mát câu dân ca quan họ” (Tiếng đàn bầu và đêm trăng).

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w