Biện pháp tu từ 1 Nhân hóa

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 63 - 70)

4.1. Nhân hóa

T ập thơ Góc sân và khoảng trời có rất nhiều sự vật, con vật được miêu tả với các nét tính cách, hành động của con người. Đó là con mèo hiếu thắng cứ dỏng tai, xanh mắt “ngoao ngoao” đến khi bé Giang chịu nhường phần thắng trong trò chơi đánh tam cúc. Ếch là cậu học trò chăm chỉ học bài râm ran trong đêm. Cào cào, cóc tía, chích chịe,… đều có đặc điểm hình dáng, tính cách riêng biệt. Thế giới lồi vật trong cảm nhận của trẻ thơ sao mà đáng yêu lạ. “Hay nói ầm ĩ - Là con vịt bầu - Hay hỏi đâu đâu - là con chó vện - Hay chăng dây điện - Là con nhện con…” (Kể cho bé nghe).

Trong bài Mưa, tác giả có cái nhìn rất ngộ nghĩnh. Bầu trời nhiều mây đen báo hiệu sắp mưa được nhân hóa thành dũng sĩ oai hùng “Mặc áo giáp đen - Ra

trận”. Những cây mía là các tướng sĩ đang “múa gươm”. Tiếng sấm không làm

cười nghe rất sảng khối. Ngọn mồng tơi thì “nhảy múa” vui tươi. Tất cả sự vật hào hứng, sẵn sàng đón nhận cơn mưa. Bài thơ chỉ hơn trăm chữ mà miêu tả được cùng lúc nhiều sự vật trong cơn mưa. Mỗi sự vật có những thể hiện khác nhau làm cho người đọc bất ngờ, thích thú vì cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Đây là hình ảnh đàn kiến lũ lượt đưa ma bác Giun:

Cầm hương, Kiến Đất bạc đầu

Khóc than Kiến Cánh khốc màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai… (Đám ma bác giun)

Bài thơ như một bức tranh nhuốm màu u buồn của một đám đưa ma thực sự. Trong đám ấy, kiến khơng cịn là cơn trùng nữa mà giống như con người với sự đa dạng về hình dáng và tính cách. Kiến Kim thì chống Gậy đi một cách bệ vệ, Kiến Cánh thì mặc áo tang vật vã khóc,… Trong khi kiến Đen đi ngất ngưởng vì đã say rượu, say thịt, kiến Gió lại tranh thủ chia phần về mình. Đám ma tưởng như có vẻ tang thương, bi ai lắm nhưng thực chất lại khơng phải như thế. Giun và Kiến nào có họ hàng gì đâu. Thế nên, khi lồi kia chết đi thì lồi cịn lại được dịp hưởng lợi, cớ sao phải buồn? Rõ ràng trong cuộc sống vẫn có cảnh tượng như thế. Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại khi trông thấy các con kiến bâu quanh một con giun đất, Trần Đăng Khoa đã chăm chú quan sát và chợt nảy ra ý định rủ các bạn sau buổi học đi bắt các loại kiến. Bài thơ đã ra đời như thế đấy.

Trong nỗi nhớ thầy giáo đã đi bộ đội, Trần Đăng Khoa tưởng như cả con đường cũng biết nhớ, biết thương như con người với lời tâm sự:

Đường rằng: Tao nhớ lắm thay Khoa ơi, thầy giáo của mày đã xa Bao giờ thống nhất nước nhà

Thầy về dạy học lại qua đường này…

(Hỏi đường)

Trong Buổi sáng nhà em, các sự vật cũng được Trần Đăng Khoa thổi vào linh hồn:

Ơng Trời nổi lửa đằng đơng

Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay… Cậu Mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt cái đầu nghiêng nghiêng Mụ Gà cục tác như điên

Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi Cái Na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao Chị Tre chải tóc bên ao

Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương Bác Nồi Đồng hát bùng bong

Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà…

Trần Đăng Khoa gọi các con vật, đồ vật trong nhà mình bằng các từ xưng hơ mật thiết: Ơng Trời, bà Sân, cậu Mèo, cái Na, Chị Tre, bác Nồi Đồng,… Những sự vật, con vật tưởng chừng khơng có gì đặc biệt lại trở nên sống động và ngộ nghĩnh trong cái nhìn trẻ thơ. Trần Đăng Khoa miêu tả các con vật rất hợp với tính cách của chúng. Này là chú Mèo đỏm dáng trong tư thế rửa mặt. Này là thằng Gà Trống ưỡn ngực gáy vang. Này là chị Tre duyên dáng như một thiếu nữ đang chải tóc,… Một ngày mới đến với tất cả âm thanh, màu sắc và hành động của sự vật và con người. Ta thấy đằng sau câu chữ là hình ảnh một chú bé tinh nghịch đang nhìn ngắm mọi vật với niềm vui tươi, yêu mến.

Có điều đặc biệt là Trần Đăng Khoa nhìn một sự vật khơng phải bao giờ cũng giống nhau. Lúc thì Trần Đăng Khoa trơng cây dừa giống như một người chiến sĩ đứng gác:

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

Lúc lại như một người bạn cùng Trần Đăng Khoa đùa nghịch trong mưa:

Cây dừa Sải tay Bơi

(Mưa)

Cây tre có khi là người con gái đẹp với mái tóc dài:

Chị Tre chải tóc bên ao (Buổi sáng nhà em) Tần ngần

Gỡ tóc (Mưa)

Có khi giống như những cậu bé chăm chỉ học tập “Những cậu tre bá vai

nhau thì thầm đứng học” (Em kể chuyện này). Các con gà kiếm mồi trong sân

cũng khơi dậy trong lòng Trần Đăng Khoa niềm yêu thương tha thiết. Trần Đăng Khoa không xem chúng là những con vật mà xem chúng cũng có tình cảm như người vậy:

Mày tớp mồi, nhằn nhường con tất cả Diều con no kềnh, diều mày vẫn lép khơng (Nói với con gà mái)

4.2. So sánh

Một điều dễ thấy trong thơ thiếu nhi là các hình ảnh được các em so sánh ví von theo cách nhìn nhận của mình. Chưa thể giải thích, gọi tên được các sự vật nên các em lấy sự vật này để so sánh với sự vật kia.

Tập thơ Góc sân và Khoảng trời có đến rất nhiều bài thơ có sử dụng biện pháp so sánh. Trong mỗi bài lại có nhiều sự vật được so sánh: Hạt gạo làng ta,

Lời của Than, Đi tàu hỏa, Bà và cháu, Điều anh quên không kể,… Trần Đăng Khoa hay dùng từ “như” để so sánh sự vật này với sự vật kia:

Hoa lựu như lửa lập lòe

Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày… (Hoa lựu)

Trăng hồng như quả chín… (Trăng ơi… từ đâu đến…) Cao cao ụ pháo như người đứng canh… (Trận địa bỏ không)

Đôi khi Trần Đăng Khoa không dùng từ so sánh nhưng ta vẫn hiểu được:

Diều em - lưỡi liềm Ai bỏ quên lại

(Thả diều)

Cùng một sự vật nhưng Trần Đăng Khoa lại so sánh với nhiều hình ảnh khác nhau: Thả diều, Ngắm hoa, Trơng trăng, Trăng ơi…từ đâu đến… Ánh trăng được Trần Đăng Khoa miêu tả nhiều trong thơ mình. Nhìn trăng, Trần Đăng

Khoa liên tưởng và hay so sánh trăng với các vật khác nhau. Khi so sánh Trần Đăng Khoa lại thường xuyên biến đổi trong cách nhìn. Lúc trơng vào hình dạng: “Trăng trịn như mắt cá - Chẳng bao giờ chớp mi”, “trăng như cái mâm con”, lúc trơng màu sắc thì trăng vừa “hồng như quả chín” (trăng mới nhú) vừa “nở vàng như xơi” (trăng đã lên cao),… Trần Đăng Khoa cịn so sánh cánh diều như chiếc thuyền trơi trên dịng sơng Ngân Hà, như hạt cau phơi trên nong trời, như lưỡi liềm ai bỏ quên lại sau mùa gặt hái,… Nước của Hồ Gươm xanh trong được Trần Đăng Khoa ví như “pha mực”(Hà Nội). Đoàn tàu “như những con cá to” (Em về Hồng Gai). Bàn tay Bác Hồ thì “mát như kem sữa” (Em gặp Bác Hồ),… Những gì Trần Đăng Khoa so sánh mới ngây thơ và đáng yêu làm sao!

Có những sự vật chúng ta thấy bình thường nhưng qua cái nhìn trẻ thơ và cách so sánh ví von của Trần Đăng Khoa, chúng ta bỗng thấy mới lạ, đôi lúc lại trầm ngâm suy nghĩ. Mặt bão, bàn chân thầy giáo, Ngôi đền Bãi Cháy,… là

những bài như thế.

Ai cũng biết khi cơn bão đi qua nơi nào là nơi đó bị tàn phá, bao nhiêu sức người trở thành cát bụi. thế nhưng, có ai trong chúng ta nghĩ đến khn mặt cơn bão? Trần Đăng Khoa đã làm điều đó. Bão trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa làm chúng ta ngạc nhiên:

Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong thả Như con bò gầy

(Mặt bão)

Chỉ với hai hình ảnh: đồn tàu hỏa và con bị ốm yếu, gầy guộc chúng ta hình dung được khn mặt của bão. Nó đến với sức mạnh hung hăng rồi bị suy yếu dần sau khi đã tàn phá những công sức mà con người vất vả tạo ra. Bài thơ chỉ có tám câu thơi nhưng ai chưa trải qua thực tế, chưa cảm thấy thấm thía sự mất mát do thiên tai gây ra thì khơng thể nào viết được những câu như thế.

Thường thì trẻ em hay so sánh những cái trừu tượng, khó hiểu, khó diễn tả với những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ diễn tả. Ở một số bài trong tập thơ Trần Đăng Khoa không làm như thế. Nghĩa là, từ một điều cụ thể, Trần Đăng Khoa so sánh với điều trừu tượng. Từ những âm thanh của đoàn người đến gõ cửa Diêm vương, Trần Đăng Khoa cảm nhận:

Như thiên nhiên đang tạo sông dựng núi Như trái đất đang hình thành…

Trần Đăng Khoa không dùng động từ mạnh để diễn tả âm thanh này, vậy mà chúng ta vẫn cảm nhận được sự quyết liệt, thôi thúc. Câu thơ so sánh gợi ra trước mắt chúng ta một cảnh hỗn loạn, ngổn ngang của vơ số người đến Diêm Vương địi cơng lí. Khơng cần nói ra số lượng, tự chúng ta biết được rằng: một vài người thì khơng làm tạo ra được cảnh đó. Đế quốc Mĩ với tội ác của chúng đã bị vạch trần.

Hình ảnh so sánh lạ cịn xuất hiện khi Trần Đăng Khoa ngây ngất trước Hương đồng:

Trời đất đêm nay

Như chim mới hót Như rượu mới cất Như mật mới đong…

Bông hoa mà em Giang ngắm cũng khơi dậy trong Trần Đăng Khoa niềm xúc động:

Màu đẹp hơn tranh Càng nhìn càng thắm

Như màu của nắng Như màu của mưa

Dịu dàng non tơ…

(Ngắm hoa)

So sánh như vậy, Trần Đăng Khoa đã truyền cho người đọc cái cảm giác ngây ngất của mình. Những hình ảnh trong thơ rất tinh khiết, gợi cảm. Không ai bắt tác giả phải giải thích rõ nắng mưa màu gì, tiếng chim mới hót nghe làm sao,... Chúng tơi nghĩ rằng, đây là một trong những nét khác biệt giữa thơ Trần Đăng Khoa và thơ của các em thiếu nhi khác. Chính cái cảm nhận tinh tế, sâu sắc và lạ lẫm đã thơi thúc Trần Đăng Khoa dày cơng tìm từ diễn đạt hết ý của mình.

Nếu chú ý hơn, chúng ta sẽ nhận thấy rằng ngồi biện pháp nhân hóa và so sánh, trong tập thơ cịn có cả phép ẩn dụ. Những phép tu từ mà Trần Đăng Khoa sử dụng thường được kết hợp tuyệt vời với khả năng nghe, khả năng giao cảm đặc biệt với vạn vật trong đất trời:

À m Ếch nói ao chm

Rào rào Gió nói cái vườn rộng thênh Âu âu Chó nói đêm thanh

Te... te... Gà nói sáng banh ra rồi Vi vu, Gió nói Mây trơi

Thào thào Trời nói xa vời Mặt Trăng... (Tiếng nói)

Qua ngịi bút của Trần Đăng Khoa, người ta thấy không gian nông thôn mới yên ả làm sao với cái mùi ngây ngây của bùn, hương nồng nàn của đất,... Bình dị là thế nhưng chính nơi đây đã trở thành máu thịt của con người, trong đó có Trần Đăng Khoa.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w