Hồn nhiên, trong sáng, thiết tha

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 51 - 54)

1. Giọng điệu

1.1. Hồn nhiên, trong sáng, thiết tha

Trong tập thơ, Trần Đăng Khoa thường xưng hô là “em” khiến cho người đọc như đang lắng nghe lời tâm sự của một chú bé ngoan:

Em thường rải cái nong Ra góc sân ngồi học Những đêm có trăng mọc Em chơi cho đến khuya…

(Cái sân) Em đi chọc ếch chiều nay

Giỏ không thoắt đã đựng đầy tiếng kêu… (Chọc ếch)

Có lẽ, trong lúc làm thơ, Trần Đăng Khoa tưởng tượng mình đang nói chuyện với người lớn nào đó. Cịn khi nói với các con vật, cây cối thì Trần Đăng Khoa xưng “tao” và gọi “mày” một cách thân mật như những người bạn:

Cái đi vàng ngốy tít Cái mũi đen khịt khịt Mày khơng bắt tay tao Tay tao buồn làm sao

(Sao không về vàng ơi?)

Những lời Trần Đăng Khoa nói thì thầm với trầu mới đáng yêu làm sao:

Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu

Đã dậy chưa hả trầu?... (Đánh thức trầu)

Bác Mạnh Sinh chẳng biết nghe tin đâu, tưởng Trần Đăng Khoa đã chết nên gửi câu đối và thơ về nhà chia buồn cùng gia đình Trần Đăng Khoa. Cảm động trước tấm lịng của Bác, Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ gửi tặng và cũng báo cho bác Sinh rằng Trần Đăng Khoa vẫn “chưa lặng lẽ qua đời được đâu”. Giọng thơ nghịch ngợm nhưng đầy nghĩa tình. Đọc bài thơ này, có lẽ bác Sinh

đã mỉm cười hạnh phúc vì “thần đồng” Trần Đăng Khoa vẫn bình an, vẫn làm thơ hay như bác và mọi người từng biết.

Chiến tranh với sức tàn phá của nó làm cho Trần Đăng Khoa ý thức hơn nhưng khơng vì thế mà tâm hồn cằn cỗi. Tiếng thơ của Trần Đăng Khoa đã át đi

“âm thanh nhơ bẩn” bằng chính sự hồn nhiên, ngây thơ và thanh thản: Tiếng diều vàng nắng

Trời xanh cao hơn Dây diều em cắm Bên bờ hố bom…

(Thả diều)

Bên cạnh hố bom, hiện thân của sự chết chóc, hủy diệt, cánh diều tuổi thơ vẫn bay cao như khát vọng của thế hệ măng non Việt Nam. Âm thanh của tiếng diều làm cho trời như cao hơn, xanh hơn đẹp hơn. Trần Đăng Khoa đã nói với bạn bè trên thế giới rằng:

Chúng tơi đến lóp ngày ngày Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men Ao trường vẫn nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu Chúng tôi chẳng sợ Mĩ đâu

Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng (Gửi bạn Chi - lê)

Với các con vật xung quanh, Trần Đăng Khoa dành cho chúng một tình cảm yêu mến đặc biệt. Lời thơ trong Nói với con gà mái, Tiếng chim kêu,… hết sức tha thiết. Nhìn vằn máu đỏ trong mắt con gà mái bị mất con, nghe tiếng chim bị thương kêu thảm thiết trong bụi cây, Trần Đăng Khoa cảm thấy lịng mình như có lửa đốt. Chỉ một tiếng chim kêu, một cái nhìn cũng gây cho con người xúc động mãnh liệt. Tại sao giặc Mĩ đã nhẫn tâm sát hại hàng triệu người lại không mảy may thương tiếc?

Bài “Sao không về Vàng ơi?” là tiếng gọi của một em nhỏ bị mất con vật thương yêu thất. Ta cảm nhận trong từng lời thơ là nỗi nhớ nhung da diết, là niềm mong chờ con Vàng quay trở về. Trần Đăng Khoa nhớ từng cử chỉ mừng rỡ của nó mỗi khi Trần Đăng Khoa đi học về:

Cái đi mừng ngốy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt…

Trong tập thơ có những bài được viết theo thể thơ lục bát: Mẹ ốm, Tiếng

nói, Hạ Long, Quê em,… Những bài này mang giọng hết sức thiết tha, gợi cho

người đọc sự cảm động. Mẹ ốm là tâm tình của một đứa con hiếu thảo:

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan… Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Trần Đăng Khoa viết bài thơ này bằng tất cả nhận thức sâu sắc và tình thương mến. Trần Đăng Khoa ý thức sâu sắc những nỗi cơ cực mà mẹ đã chịu đựng qua từ “lặn”. Thử tìm một từ nào khác thay thế thì ý thơ sẽ giảm đi rất nhiều. Bài thơ gây cho người đọc niềm xúc động thực sự bởi những suy nghĩ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc và giọng thơ tha thiết, chứa chan tình cảm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w