CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NHTM
1.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
Từ kết quả và những hạn chế của các nghiên cứu trước, xét trong điều kiện địa lý kinh tế và môi trường kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau.
1.4.1. Lựa chọn biến đại diện cho tỷ suất lợi nhuận NHTM dự kiến đưa vàomơ hình. mơ hình.
Khả năng sinh lợi cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có trên thị truờng để có thể tạo ra lợi nhuận (Amico & cộng sự, 2011). Tuy nhiên, một ngân hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao chưa hẳn là tốt, để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng cao như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao. “Lợi nhuận là mục tiêu chính của tất cả các hoạt động kinh doanh. Nếu khơng có lợi nhuận, các hoạt
động kinh doanh không thể tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, việc đo lường tỷ suất lợi nhuận trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tỷ suất lợi nhuận trong tương lai đóng vai trị rất quan trọng” (Don Hofstrand, 2009).
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy dịnh của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản khơng có tính thanh khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh tốn. Trong mơi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững.
Ở cấp độ ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng nắm giữ. Ðó là khả năng ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận từ tất cả các hoạt động kinh doanh, có tính đến mức độ rủi ro.
Ðể nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các ngân hàng phải tạo ra nguồn thu nhập ngày càng tăng, tiết kiệm chi phí hoạt động tới mức hợp lý, đồng thời phải hạn chế được rủi ro, thất thốt thơng qua các chính sách, biện pháp quản lý hợp lý nhằm đảm bảo cho mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng có thể hoạt động và phát triển một cách :“an toàn - hiệu quả - bền
vững”.
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và một số nghiên cứu ở Việt Nam trước đây đã dùng chỉ tiêu ROA để đại diện cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng như nghiên cứu của
Sehrish Gul & các cộng sự (2011), Bashir (2000), Muhammad Sajid Saeed
(2014). Đồng tình với các nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số tỷ suất lợi
nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) làm đại diện cho biến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng.
1.4.2. Lựa chọn các biến có tác động đến tỷ suất lợi nhuận NHTM dự kiếnđưa vào mơ hình đưa vào mơ hình
Qua quá trình tham khảo kết quả nghiên cứu của Bashir (2000), Sehrish Gul & các cộng sự (2011), James W. Scott & Jose Carlos Arias (2011), Muhammad Sajid Saeed (2014), tác giả thấy rằng có một số yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng ở hầu hết các nghiên cứu trên, có thể phân loại chúng thành hai nhóm: nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngồi. Cụ thể:
+ Nhóm yếu tố bên trong gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
+ Nhóm yếu tố bên ngoài gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng cịn phụ thuộc vào một số yếu tố định tính khác như: như tỷ lệ nợ xấu, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý, cơng tác quản trị rủi ro hoạt động, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, uy tín của ngân hàng…hay các yếu tố vĩ mơ như môi trường luật pháp, môi trường cạnh tranh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, tâm lý ngân hàng,..
Các yếu tố này cũng tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng, nếu kiểm soát được tốt sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận ngân hàng NHTM. Tuy nhiên, do không thực hiện đo lường được nên các yếu tố này sẽ được đề cập trong các giải pháp thúc đẩy tăng tỷ suất lợi nhuận NHTM.
1.4.3. Các khái niệm và cách đo lường các yếu tố tác động đến tỷ suất lợinhuận ngân hàng thương mại dự kiến đưa vào mơ hình nhuận ngân hàng thương mại dự kiến đưa vào mơ hình
• Các yếu tố bên trong
Biến quy mô ngân hàng được tính bằng cách logarit tự nhiên tổng tài sản của ngân hàng. Tác giả sử dụng hàm logarit để điều chỉnh giá trị biến qui mơ có giá trị lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mơ hình. Biến qui mơ ngân hàng được khá nhiều tác giả đưa vào nghiên cứu như Sehrish Gul & các cộng sự (2011), Daniel Foos & ctg (2010), Jin-Li Hu & ctg (2004), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011).
Đề tài đưa biến quy mô ngân hàng vào nghiên cứu với cơng thức tính như sau:
Quy mơ ngân hàng (SIZEi,t) = lg (Tổng tài sản ngân hàng i năm t)
+ Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t): Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t) phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng được tính như sau:
,
����� �
=
Doanh số cho vay ngân hàng inăm t Tổng tài sản ngân hàng i năm t
+ Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t): Biến tỷ lệ tiền gửi
trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t) phản ánh lượng tiền huy động được của ngân hàng được tính như sau:
,
���������
� =
Tiền gửi khách hàng của ngân hàng i năm t Tổng tài sản ngân hàng i năm t
+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được tính như
sau:
,
���� � =
Vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t Tổng tài sản ngân hàng i năm t
• Các yếu tố bên ngồi
GDP là chỉ số giá trị thị trường của tất cả hàng hóa kể cả hữu hình và vơ hình được sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP là tiêu chí tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế. Tăng trưởng GDP chính là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trước và được thể hiện bằng đơn vị tính phần trăm.
Cách thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tăng trưởng GDP
được lấy từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam
+ Tỷ lệ lạm phát (INFt)
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thơng thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng.
Cách thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ lạm phát được lấy
từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.
1.5. Mơ hình nghiên cứu đề nghị
Bài nghiên cứu của Sehrish Gul & các cộng sự (2011) đã xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng và yếu tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô ngân hàng (thông qua tổng tài sản), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng có một số yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận ngân hàng (thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ROA), đó là: quy mơ ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
Đây là nghiên cứu xác định được nhiều yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ROA của NHTM và được nghiên cứu tại một quốc gia ở khu vực Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Do đó, tác giả dựa vào nghiên cứu gốc này để xây dựng mơ hình nghiên cứu của đề tài.
Các yếu tố được đưa vào mơ hình nghiên cứu bao gồm:
+ Nhóm yếu tố bên trong gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay
trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
+ Nhóm yếu tố bên ngồi gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm
phát.
Và mơ hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
ROA i,t = β0 + β1 SIZEi,t + β2 LOANi,t + β3 DEPOSITSi,t + β4 CAPi,t + β5 INFt + β6 GDPt + εi,t
Trong đó:
+ Biến phụ thuộc ROAi,t: Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng i năm t
+ Các biến độc lập:
SIZEi,t: Quy mô ngân hàng i năm t
LOANi,t: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng i năm t DEPOSITSi,t: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản ngân hàng i năm t CAPi,t: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t
INFt: Tỷ lệ lạm phát năm t
GDPt: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm t εi,t: sai số
Với β0: mức độ tác động của các yếu tố khác, ngồi các yếu tố chính trong mơ hình.
β1, β2, ..., β6: hệ số hồi quy, cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng i năm t.
Giả thuyết H0: β1 = β2 = ... = β6 = 0 (Mơ hình khơng phù hợp)
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày các vấn đề tổng quan về lợi nhuận ngân hàng, kết quả tổng hợp của một số bài nghiên cứu có liên quan, nêu các khái niệm và cách đo lường về tỷ suất lợi nhuận ngân hàng và các yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng. Trên cơ sở các khái niệm và lý thuyết có liên quan, nghiên cứu có cơ sở để đề xuất giả thiết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu dự kiến cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng có thể được chia thành hai nhóm như sau: (1) Nhóm yếu tố bên trong gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu. (2) Nhóm yếu tố bên ngồi gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ ẢNH HƯỚNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 2.1. Thu thập và xử lý dữ liệu
2.1.1. Nguồn số liệu và mẫu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm tốn được cơng bố trên website của 19 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 (qua quá trình thu thập dữ liệu của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả chỉ thu thập được dữ liệu của 19 ngân hàng thương mại trong giai đoạn này). Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước tiếp theo là tính tốn các biến dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính để phù hợp với bài nghiên cứu. Riêng biến tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của tổng cục thống kê.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Hiện nay, các bài nghiên cứu trên thế giới phổ biến với ba loại dữ liệu: dữ liệu chuỗi thời gian (time series data), dữ liệu chéo (cross sectional data) và dữ liệu bảng (panel data). Mỗi loại dữ liệu được thiết kế riêng cho từng mục đích và điều kiện nghiên cứu.
Dữ liệu chuỗi thời gian: thể hiện thông tin về một đối tượng trong một
khoảng thời gian dài. Nghiên cứu loại dữ liệu này có thể thấy được sự thay đổi của đối tượng trong thời gian nghiên cứu, từ đó dự báo xu hướng dài hạn của đối tượng đó trong tương lai.
Dữ liệu chéo: thể hiện thông tin về nhiều đối tượng vào một thời điểm
nhất định.
• Ưu điểm của dữ liệu chéo:
+ Việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng vì loại bỏ được yếu tố thời gian.
+ Dữ liệu chéo có chi phí thu thập thấp hơn dữ liệu theo thời
• Nhược điểm của dữ liệu chéo:
+ Dữ liệu chéo thiếu phân tích chi tiết như dữ liệu chuỗi thời gian. Vì loại dữ liệu này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa các chủ thể nghiên cứu nhưng không cho ta thấy dữ liệu qua một thời kỳ nghiên cứu.
+ Dữ liệu chéo không so sánh quá khứ với tương lai, nên làm giảm hiệu lực của kết luận nghiên cứu.
Dữ liệu bảng: là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời
gian. Dữ liệu bảng thể hiện thông tin về một nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian.
• Ưu điểm của dữ liệu bảng:
+ Thể hiện sự thay đổi của từng biến qua thời gian.
+ Thiết lập trật tự thời gian của các biến.
+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng theo thời gian.
• Nhược điểm của dữ liệu bảng: Khó thu thập được cùng nhóm đối
tượng theo thời gian.
Ngành ngân hàng Việt Nam có lịch sử phát triển khá non trẻ trong điều kiện các quy định cơng khai về tài chính chưa được nghiêm ngặt nên có khá nhiều các ngân hàng khơng cơng bố đầy đủ số liệu của mình trong suốt quá trình hoạt động. Đặc điểm này gây nhiều khó khăn cho các bài nghiên cứu về ngân hàng. Trong điều kiện như vậy, tác giả chọn cách thu thập số liệu theo dữ liệu bảng để đảm bảo số lượng đối tượng thu thập được nhiều nhất.
Tác giả đã thu thập được dữ liệu của 19 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2014 với 152 quan sát, cụ thể như sau. Danh sách ngân hàng thương mại và dữ liệu đầy đủ của 152 quan sát được trình bày ở phụ lục 1 và 2.
Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng
Cơ sở lý luận
Lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Xây dựng mơ hình nghiên cứu
Xử lý dữ liệu
Phân tích với cơng cụ Stata
Kiểm định và đưa ra kết quả
2.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, cần xác định mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đó có liên quan để đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
+ Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
biến.
+ Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng
thơng qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mơ hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình thơng qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003). Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Nếu