Thực trạng các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại VN (Trang 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NHTM

2.3.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt

NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2014

2.3.4.1. Tình hình cho vay và huy động tiền gửi của các NHTM Việt Nam

60.0% 58.2% 58.0% 56.0% 55.0% 53.7% 54.0% 53.6% Loan 52.8% 52.7% 52.0% 50.0% 49.0% 49.0% 48.0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 70.0% 67.0% 65.0% 63.0% 61.0% 60.0% 58.5% 57.4% 55.0% 55.1% Deposits 52.1% 50.0% 48.6% 45.0% 40.0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của 19 NHTM Việt Nam

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Tình hình cho vay và huy động tiền gửi tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2007-2008. Năm 2009, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng cao trong khi tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản giảm xuống, đây là kết quả của các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và chương trình kích cầu kinh tế của Chính phủ và NHNN. Trong thời gian này, lãi suất cơ bản liên tục giảm, Chính phủ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ đồng thời với biện pháp kích thích tài

khóa, phần lớn các khoản vay được áp dụng lãi suất ưu đãi theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng tại các NHTM trong năm lên đến 38%, khả năng huy động vốn tại các NHTM vẫn vững nhưng tăng trưởng tiền gởi năm 2009 (mức tăng trưởng 27%) khơng theo kịp tăng trưởng tín dụng làm cho tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng cao.

Bước sang giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có xu hướng giảm xuống do định hướng thắt chặt tiền tệ được thể hiện rõ nét vào cuối năm 2009 khi NHNN đồng loạt tăng các lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, …), rút bớt kỳ hạn và nâng cao lãi suất mua vốn trên thị trường mở. Thêm vào đó, thơng tư 13 của NHNN ban hành ngày 20/05/2010 về Qui định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD có hiệu lực từ 01/10/2010 làm cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tại các NHTM sụt giảm. Lạm phát có xu hướng tăng cao, giá vàng biến động tăng ảnh hưởng lớn đến tâm lý nắm giữ tài sản tích lũy của người dân, chính sách trần lãi suất huy động VNĐ ở mức 14% gây ra sự sụt giảm mạnh nguồn tiền gửi dân cư. Năm 2010-2011 là giai đoạn khó khăn nhất đối với hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM Việt Nam. Đến năm 2012, hoạt động huy động vốn được cải thiện do lãi suất, tỷ giá và thanh khoản của hệ thống ngân hàng khơng cịn căng thẳng như trước. Tuy nhiên, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng chậm lại và xuất hiện nghịch cảnh : “Ngân hàng thừa vốn, nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn”.

Đến năm 2013-2014, tỷ lệ tiền gửi vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản do tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM cịn chậm, lạm phát giảm, GDP có tăng nhưng khơng đáng kể, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế, thị trường vàng được bình ổn kéo theo nguồn tiền gửi dân cư tiếp tục tăng cao.

15% 14.09% 14% 13.46% 13.31% 13% Cap 12.77% 12.27% 12.11% 12.07% 12% 11.34% 11% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

2.3.4.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của 19 NHTM Việt Nam

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Tương tự như diễn biến của tình hình tổng tài sản, diễn biến của vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007-2008. Đây là giai đoạn mà một số NHTM phải tăng vốn điều lệ theo qui định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ.

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2009-2010, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn nên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này giảm đáng kể.

Từ năm 2011 đến năm 2013, nhiều NHTM có kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm mục đích nâng cao qui mơ và chất lượng tài sản sinh lời, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu áp lực tăng trưởng về lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ suất lợi nhuận có tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm dần trong giai đoạn từ 2012-2013 do lãi biên ngày càng giảm và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khơng cao, gây khó khăn cho hệ thống NHTM trong việc huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược,.. Vì vậy, một số NHTM đã chọn giải pháp tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng các sản phẩm

25% 23.12% 20% 18.68% 15% INF 10% 9.09% 8.86% 8.30% 7.05% 6.59% 5% 4.09% 0% 20072008 20092010 2011 201220132014

dịch vụ,… để cải thiện lợi nhuận, song song với việc tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược, phát hành cổ phiếu từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận chưa phân phối để tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu nằm duy trì chiến lược phát triển lâu dài và để đảm bảo tiêu chí an tồn trong hoạt động. Việc sáp nhập ngân hàng cũng là một trong các yếu tố làm tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại một số NHTM.

Đến năm 2014, hàng loạt NHTM vẫn tiếp tục lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua nhiều hình thức như: chia cổ tức bằng cổ phiếu, chia cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư hay tìm kiếm đối tác nước ngồi,… Nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM có giảm so với năm 2013, chứng tỏ kế hoạch tăng vốn của các NHTM chưa thực sự hiệu quả, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của tổng ngồn vốn.

2.3.4.3. Tình hình kinh tế vĩ mơ Việt Nam

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam

7.50% 7.13% 7.00% 6.42% 6.50% 6.24% GDP 6.00% 5.98% 5.66% 5.50% 5.42% 5.40% 5.25% 5.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Từ năm 2007-2009, nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Nhiều chính sách vĩ mô được áp dụng, từ thắt chặt tiền tệ, thu hẹp tài khóa cho đến kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chứng kiến sự tăng cao của tỷ lệ lạm phát (năm 2007: 8,3% - năm 2008: 23,12%) và sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng GDP vào năm 2008 (năm 2007: 7,13% - năm 2008: 5,66%).

Đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát đã được kiểm soát (giảm từ 23,12% xuống còn 7,05 %). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn tiếp tục giảm.

Năm 2010, vẫn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng, các chính sách tài khóa và tiền tệ được thực thi một cách chặt chẽ, linh hoạt và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP đã được cải thiện nhưng mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao trong năm 2011 (18.68%).

Giai đoạn từ năm 2012 – 2014, tỷ lệ lạm phát giảm dần, tỷ lệ tăng trưởng GDP dao động với mức khá thấp và bắt đầu có sự khởi sắc từ năm 2013. Trong bối cảnh kinh tế thế giới cịn trì trệ kéo theo kinh tế Việt Nam

8.00% 7.13% 7.00% 6.42% 6.24% 6.00% 5.66% 5.98% 5.40% 5.42% 5.00% 5.25% ROA GDP 4.00% 3.00% 2.00% 1.46% 1.42% 1.17% 1.36% 1.44% 0.95% 1.00% 0.68% 0.69% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

gặp nhiều khó khăn, việc Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và kiên quyết xử lý nợ xấu của các NHTM,… đã tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP.

2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích bằng mơ hình hồi quy như trên cho ta thấy, các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng Việt Nam được sắp xếp theo mức độ giảm dần như sau: tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t). Sau đây là phần thảo luận kết quả về sự tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc.

2.4.1. Biến tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt)

Biểu đồ 2.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt) và tỷ suất lợi nhuận ngân hàng (ROAi,t)

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Với mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ tăng trưởng GDP có mức tác động cùng chiều mạnh nhất (0.193753) đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng (ROAi,t). Vậy, chấp nhận giả thuyết H6. Điều này đồng nghĩa rằng khi nền kinh tế gặp khó

15.00% 14.09% 13.46% 13.31% 12.77% 12.11% 12.00% 12.27% 12.07% 11.34% 9.00% ROA CAP 6.00% 3.00% 1.46% 1.36%1.44% 1.42% 1.17% 0.95% 0.68% 0.69% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

khăn (tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm mạnh, cụ thể là trong giai đoạn 2007-2009 và giai đoạn 2010-2012), việc cho vay có xu hướng giảm, tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận ngân hàng khơng cao (thậm chí cịn giảm mạnh vào giai đoạn 2007 – 2008 và giai đoạn 2011 – 2014) và ngược lại. Kết quả này cũng tương tự như kết quả tìm được trong các nghiên cứu Demirguc- Kunt & Huizinga (1999), Sehrish Gul & ctg (2011).

2.4.2. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t)

Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t) và tỷ suất lợi nhuận ngân hàng (ROAi,t)

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Biến tỷ lệ vốn ngân hàng (CAPi,t) tác động cùng chiều (0.020197) đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng (ROAi,t) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

5%, do đó chấp nhận giả thuyết H4. CAPi,t tác động cùng chiều lên ROAi,t vì

trong giai đoạn này nền kinh tế gặp khó khăn, các ngân hàng thương mại có xu hướng nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu để tăng khả năng chịu đựng trước các rủi ro tài chính, các ngân hàng sẽ chủ động trong các hoạt động hơn, điều này giúp cho tỷ suất lợi nhuận (ROAi,t) của các ngân hàng sẽ gia tăng. Kết

60.00% 58.20% 53.60% 55.00% 52.70%53.70% 52.80% 50.00% 49.00% 49.00% 40.00% ROA Loan 30.00% 20.00% 10.00% 1.46% 1.36% 1.42% 1.17% 1.44% 0.95% 0.69% 0.68% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

quả này phù hợp với các nghiên cứu của Sehrish Gul & các cộng sự (2011), Berger (1995).

2.4.3. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t)

Biểu đồ 2.10: Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t) và tỷ suất lợi nhuận ngân hàng (ROAi,t)

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t) tác động cùng chiều (0.012529) lên tỷ suất lợi nhuận (ROAi,t) của các ngân hàng thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa 1%, vậy chấp nhận giả thuyết H2. Kết quả này cho thấy rằng khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản gia tăng sẽ tạo ra nguồn thu nhập làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Điều này cũng tìm thấy tương tự trong các nghiên cứu của Sehrish Gul & ctg (2011), Ataullah & các cộng sự (2004). Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2011-2013, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm. Nguyên nhân do, thu nhập tạo ra từ tăng trưởng cho vay khơng đủ bù đắp chi phí dự phịng cụ thể do nợ xấu phát sinh trong giai đoạn này. Đến năm 2014, khi việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách triệt để, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm xuống,

70.00% 67.00% 63.00% 61.00% 60.00% 57.40% 52.10% 48.60% 58.50% 55.10% 50.00% 40.00% ROA Deposits 30.00% 20.00% 10.00% 1.42%1.17% 1.46% 1.36% 1.44% 0.95% 0.69% 0.68% 0.00% 20072008200920102011201220132014

thì tác động cùng chiều của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản lên tỷ suất lợi nhuận mới được thể hiện rõ.

2.4.4. Biến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t)

Biểu đồ 2.11: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t) và tỷ suất lợi nhuận ngân hàng (ROAi,t)

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Tương tự như kết quả nghiên cứu của Sehrish Gul & ctg (2011), tác giả cũng cũng tìm thấy tác động ngược chiều (- 0.010590) của biến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t) đến tỷ suất lợi nhuận (ROAi,t) của các ngân hàng thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa 5%, do vậy chấp nhận giả thuyết H3. Kết quả này cho thấy rằng khi tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản gia tăng sẽ tạo ra các khoản chi phí huy động tiền gửi làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tiến hành thu thập, xử lý dữ liệu và phân tích mơ hình nghiên cứu định lượng với các bước: kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi), kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị tự tương quan), kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình (khơng bị hiện tượng đa cộng tuyến) và kiểm định độ phù hợp chung của cả mơ hình. Sau các bước kiểm định này, chúng ta đã xác định được chính xác mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập được. Các biến độc lập tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất lợi nhuận (ROAi,t) tại các ngân hàng Việt Nam được sắp xếp theo mức độ giảm dần như sau: tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t). Sau khi có được mơ hình chính xác, chương này tiếp tục tiến hành phân tích kết quả tìm được và so sánh với các kết quả nghiên cứu trước để thấy được điểm giống và khác nhau giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng khác trên thế giới.

Trong những năm vừa qua, tổng tài sản của ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn 2009-2010, khi các ngân hàng đang gặp áp lực tăng vốn điều lệ theo hạn cuối quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nên các chỉ tiêu cơ bản của ngành ngân hàng và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ cịn gặp nhiều bất ổn (tỷ lệ lạm phát có chiều hướng mất ổn định và tăng cao vào năm 2008 (23.12%) và năm 2011 (18.68%), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt khá thấp và phản ánh sự khó khăn trong nền kinh tế), dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm, vì vậy đã sinh ra những hệ quả xấu trên thị trường tiền tệ cũng như toàn bộ nền kinh tế trong nước. Do đó, việc tìm ra các yếu tố chủ

quan lẫn khách quan tác động tới tỷ suất lợi nhuận ngân hàng để từ đó đưa ra những gợi ý nhằm nâng cao chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ngân hàng trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM. 3.1 Kết luận

Qua q trình phân tích mơ hình nghiên cứu, bài nghiên cứu lựa chọn được mơ hình cuối cùng gồm bốn biến tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng, cụ thể là: tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPt), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t),

tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANi,t), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSi,t).

Tuy nhiên, ngoài các yêu tố trên, một số yếu tố khác cũng tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng: như tỷ lệ nợ xấu, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý, công tác quản trị rủi ro hoạt động, công tác quản trị rủi ro tín dụng, uy tín của ngân hàng…hay các yếu tố vĩ mơ như môi trường luật pháp, môi trường cạnh tranh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, tâm lý ngân hàng,..

Với tính phù hợp với thực tiễn như vậy, đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại có cái nhìn tồn diện hơn về thực tiễn của hệ thống ngân hàng hiện nay ở nước ta, để từ đó đề xuất những gợi ý nhằm giúp ngân hàng thương mại nâng cao tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển ổn định và bền vững. Cụ thể: (1) các cơ quan quản lý cần đưa ra các chính sách phù hợp nhằm ổn định và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mơ mà cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vì yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại VN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w