Thách thức từ cạnh tranh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 64 - 67)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.2.6 Thách thức từ cạnh tranh trong nước và quốc tế

Bên cạnh những cơ hội mà hội nhập mang lại cho ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng thì cũng không ít những thách thức đặt ra:

Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO (11/01/2007) và đang từng bước thực hiện các cam kết theo lộ trình đã thoả thuận. Có thể nhận thấy rằng bên cạnh những lợi thế từ việc hội nhập, lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam cũng còn không ít những thách thức phải đối mặt.

- Đối với Ngân hàng Nhà nước có thể thấy hệ thống pháp luật ngân hàng chưa thật sự đồng bộ và chưa phù hợp thông lệ quốc tế, biểu hiện rõ nhất là nhiều quy định của các luật về ngân hàng và những quy định dưới luật còn nhiều bất cập, trong đó vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Mặt khác, việc mở cửa thị trường tài chính trong nước sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước còn hạn chế.

- Đối với ngân hàng thương mại trong nước, nhiều ngân hàng nhỏ về quy mô (cả tổ chức và vốn), yếu kém về trình độ (cả chuyên môn, nghiệp vụ), cả năng lực quản lý và kiểm soát, cả trong việc xây dựng và ban hành các quy định quản lý, kinh doanh…, do đó sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, khi nước ta mở rộng cửa để họ mở hoạt động tại Việt Nam.

- Thách thức nữa là chưa đủ nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế, mà nguồn vốn vẫn chủ yếu là ngắn hạn, điều này thể hiện tầm vóc hạn chế của ngân hàng thương mại và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ mới dừng lại ở tầm cỡ kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình thực hiện chiến lược trung - dài hạn cũng như giải pháp phát triển đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững.

- Mặc dù những đóng góp của ngân hàng thương mại trong thời gian qua trong đó có BIDV khá ấn tượng, nhưng nếu thẳng thật nhìn nhận, khu vực dịch vụ ngân hàng Việt Nam còn chưa đáp ứng đủ hết các nhu cầu cho phát triển. Sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào “độc canh” tín dụng. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường trong nước. Điều này thể hiện rõ khi các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam hoạt động đã nhanh chóng xác lập được thị trường và kinh doanh khá hiệu quả.

- Thách thức về tính minh bạch thấp; hệ thống thông tin điều hành và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả.

- Thách thức về vốn ít và công nghệ sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng trên so với các nước trên thế giới là chưa tiên tiến hay thậm chí còn lạc hậu. Hiện chỉ có một số ít ngân hàng có vốn trên 100 triệu USD và cũng chỉ có một số ít ngân hàng có trang bị hệ thống core banking.

- Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường về giá cả, tỷ giá, lãi suất. Hệ thống các ngân hàng trong nước sẽ dễ dàng chao đảo khi phải đối mặt các đợt khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới.

- Việc mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường tài chính trong nước làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam. Đây là một thách thức lớn nhưng cũng là chất xúc tác buộc các NHTM trong nước phải thay đổi cách tiếp cận trong kinh doanh, chuyển sang ngân hàng đa năng, tăng năng lực cạnh tranh và năng động hơn.

- Các NHTMVN phải chịu tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, dự trữ ngoại tệ khi hội nhập.

- Các NHTMVN sẽ phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý.

- Các NHTMVN sẽ phải đứng trước nguy cơ chia sẻ thị trường với NHTM nước ngoài.

Thách thức cuối cùng cho lĩnh vực ngân hàng trong thời kì mở cửa theo cam kết của WTO là vấn đề luật pháp điều chỉnh. Sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua đã khiến cho các văn bản pháp quy "không theo kịp", thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.

Với mục tiêu là trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng kinh doanh đa lĩnh vực ngang tầm với các tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, sự bùng nổ về kinh tế sẽ mang lại cho BIDV cơ hội tăng trưởng lớn nhưng cũng không ít thách thức từ nội lực bên trong lẫn sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài. Do vậy, BIDV cần phải có các biện pháp hữu hiệu cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu của mình trước ngưỡng cửa hội nhập này.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w