Xuất giải pháp giúp nâng cao lợi thế chi phí cho DNXH Xuất phát từ bản thân DNXH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 69 - 72)

III. Đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp xã hộ

1. xuất giải pháp giúp nâng cao lợi thế chi phí cho DNXH Xuất phát từ bản thân DNXH

1.1. Xuất phát từ bản thân DNXH

1.1.1. Kiểm soát các mối quan hệ

Một DNXH không nên hoạt động riêng lẻ mà nên tham gia, liên kết với những tổ chức trung gian, hay với các DNXH khác tạo thành một khối vững mạnh hơn. Các DNXH đều cùng một mục tiêu, tầm nhìn hướng về lợi ích xã hội nên các hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin liên quan thường rát rõ ràng, minh bạch, và cởi mở trong việc liên kết. Tận dụng thế mạnh đó, các DNXH có thể chia sẻ với nhau các hoạt hoạt động giá trị thích hợp, chuyển giao bí quyết trong công tác quản lí các hoạt động tương tự, từ đó giúp giảm chi phí. Trong dài hạn, các hoạt động chia sẻ, liên kết sẽ có tiềm năng làm giảm chi phí một cách đáng kể, nếu như chi phí của hoạt động giá trị bị ảnh hưởng từ lợi ích kinh tế theo quy mô, sự học hỏi, hoặc cơ cấu của mức sử dụng năng lực sản xuất. Sự chia sẻ cũng có thể làm cải thiện cơ cấu của mức sử dụng năng lực sản xuất nếu như các đơn vị có liên quan sử dụng hoạt động này vào các thời điểm khác nhau.

1.1.2. Kiểm soát sự lựa chọn thời điểm

Khảo sát lợi thế của “Người dẫn đầu” hoặc “người đi sau” thì “người dẫn dầu” trong một ngành thường có lợi thế chi phí trong dài hạn do chọn được vị trí tốt nhất, giành được những nhân sự tốt nhất, tiếp cận được các nhà cung cấp khác. Nhưng bên cạnh đó trong nhiều ngành khác nhau thì “người đi sau” lại có lợi thế chi phí vì công nghệ thay đổi nhanh chóng hoặc họ có thể quan sát bắt chước các hoạt động của “người dẫn đầu”.

1.1.3. Kiểm soát chính sách tùy nghi

Doanh nghiệp cần chú ý điều chỉnh các chính sách tốn kém và không đóng góp gì cho sự khác biệt hóa. Bản thân doanh nghiệp xã hội vốn đã đặc biệt và mang trong mình không ít sự khác biệt hóa. Rất nhiều chính sách quản lí của các hoạt động của doanh nghiệp làm tăng thêm chi phí giúp làm nổi bật hơn sự khác biệt hóa nhưng hiệu quả kinh doanh từ đó lại không cao.

1.1.4. Kiểm soát vị trí

Tối ưu hóa vị trí. Vị trí của các hoạt động so với nhau cũng như so với các người mua và các nhà cung cấp thường tạo ra những điểm đáng chú ý như chi phí lao động, hiệu quả logistics và khả năng tiếp cận nhà cung cấp.Doanh nghiệp nếu chọn được vị trí tốt cho các tiện ích của mình thường sẽ có lợi thế chi phí đáng kể. Vị trí tối ưu của các hoạt động giá trị luôn biến đổi theo thời gian. Do đó, các DNXH cần chú ý tận dụng tối đa vị trí của mình.

1.2. Xuất phát từ những chính sách hỗ trợ DNXH của Nhà nước.

Đặt sứ mệnh giải quyết các vấn đề xã hội lên hàng đầu, DNXH thường phải gánh vác chi phí cao hơn nhiều trong các hoạt động sản xuất kinh doanh so với các DNTT khác cùng lĩnh vực hoạt động nhưng chỉ đơn thuần theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Bởi thế, bên cạnh những nỗ lực không ngừng của các Doanh nhân xã hội trong việc tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước cũng cần thiết phải xem xét, đưa ra những chính sách ưu tiên đối với mô hình doanh nghiệp đặc biệt này giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, để có thể duy trì và phát triển. Để làm được điều này, trước tiên Nhà nước cần có những định nghĩa chính thống, rõ ràng, nhất quán về khái niệm thế nào là Doanh nghiệp xã hội, từ đó có thể xem xét, thực hiện những giải pháp cụ thể như:

 Miễn giảm thuế cho các DNXH trong một số lĩnh vực Nhà nước cần khuyến khích. Có thể thấy DNXH đã giúp hoặc đã thực hiện thay vai trò của Nhà nước trong một số lĩnh vực phúc lợi xã hội, vốn lẽ ra Nhà nước phải sử dụng nguồn thu từ thuế để thực hiện trách nhiệm của mình, cho nên sẽ hợp lí hơn nếu Nhà nước không thu thuế của các DNXH này.

 Cần phát triển và chú trọng vai trò của các tổ chức trung gian khuyến khích nhà đầu tư xã hội, có thể thành lập Hiệp hội các DNXH tại Việt Nam, tham vấn sâu sắc các tổ chức này trong quá trình làm chính sách liên quan đến DNXH. Các chương trình, chính sách khuyến khích, hỗ trợ DNXH cần được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian, nhằm đạt hiệu quả cao hơn nhờ thông qua tính cạnh tranh, tránh xung đột lợi ích và tham nhũng. Các DNXH cũng có cơ hội phản ánh trực tiếp, khách quan cho cơ quan quẩn lí nhà nước về chất lượng thẩm định và cung cấp dịch vụ của các tổ chức trung gian này. Hiện các tổ chức trung gian ở Việt Nam là CSIP và Spark. Cần nói thêm rằng, các tổ chức trung gian cũng có mục tiêu sứ mệnh trong việc phát triển DNXH. Họ được tài trợ từ các tổ chức NGO quốc tế và nhà đầu tư xã hội. Do đó, bản thân họ cũng có các mạng lưới DNXH của riêng mình. Điều đó sẽ làm cho các chương trình hỗ trợ DNXH của nhà nước cũng như của họ trở nên cạnh tranh hơn, và người hưởng lợi chính là các DNXH

 Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các DNXH để mở rộng quy mô tác động xã hội, thông qua một số quá trình tuyển chọn, phân loại, theo dõi và đánh giá sát sao.

 Đáng chú ý công cụ tài chính ở đây có thể là các khoản tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, nhưng chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất đính (từ 3-5 năm) để tăng cường tính tự vững của DNXH

 Việc hỗ trợ tài chính phải gắn chặt với tính hiệu quả của các tác động xã hội. Ví dụ hỗ trợ 50% lương của mỗi người khuyết tật được DNXH tạo việc làm, giảm dần trong 5 năm; hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, sinh hoạt phí cơ bản cho cán bộ giáo viên tham gia dự án dạy nghề cho trẻ em đường phố, người mãn hạn tù của các DNXH

 Có thể ban hành các chính sách quy định các cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc khu vực công phải ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ của DNXH khi thực hiện mua sắm công hoặc phải thuê ngoài. Điều này giúp DNXH tiết kiệm một lượng lớn chi phí marketing và xây dựng kênh phân phối.

 Các DNXH cần được khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cần về thông tin, cơ sở hạ tầng của Nhà nước,hoặc sử dụng ở mức phí ưu đãi.

 Phát triển mạng lưới, tạo điều kiện kết nối giữa các DNXH, giữa DNXH và các tổ chức trung gian, nhà đầu tư xã hội trong và ngoại nước. Các DNXH được tạo điều kiện tha gia các đoàn công tác nước ngoài cấp cao, tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, đăng kí danh bạ, thông tin dữ liệu xúc tiến quảng bá thương mại ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)